Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện nội dung pháp luật về Chủ tịch nước

Một phần của tài liệu Luận án TS Đỗ Tiến Dũng (Trang 58 - 62)

CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN PHÁPLUẬTVỀCHỦTỊCHNƯỚC 2.1.KHÁINIỆM,ĐẶCĐIỂM,VAITRÒCỦA PHÁPLUẬTVỀCHỦTỊCHNƯỚC

2.3.1. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện nội dung pháp luật về Chủ tịch nước

TỊCH NƯỚC

Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại, đánh giá một sự vật, một khái niệm [87, tr.1271]. Hoàn thiện là làm cho tốt hơn [11]. Vậy, tiêu chí đánh

giá mức độ hồn thiện pháp luật về Chủ tịch nước là những tính chất, dấu hiệu nhất định được xây dựng, sử dụng làm căn cứ để đánh giá xem pháp luật về Chủ tịch nước đã hoàn thiện chưa, là tốt hay chưa tốt, đạt hay chưa đạt [46, tr.15]; [82]; [111]. Về mặt lý thuyết, những tiêu chí này phản ánh giá trị cốt lõi của hệ thống QPPL, là mục tiêu, cơ sở nền tảng mang tính chuẩn mực mà pháp luật về Chủ tịch nước cần hướng tới. Về mặt thực tiễn, là công cụ để đánh giá thực trạng pháp luật, đồng thời là yêu cầu, địi hỏi đối với việc hồn thiện pháp luật về Chủ tịch nước. Dựa vào yếu tố cấu thành và đặc điểm của pháp luật về Chủ tịch nước, có thể xác định một số tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện pháp luật về Chủ tịch nước như sau:

2.3.1. Tiêu chí đánh giá mức độ hồn thiện nội dung pháp luật về Chủ tịch nước tịch nước

-Tính đầy đủ, tồn diện: Tức là, đánh giá xem nội dung pháp luật về Chủ

tịch nước đã điều chỉnh các quan hệ xã hội cần điều chỉnh ở mức độ nào, là đầy đủ (phải có, khơng thiếu thứ gì), tồn diện (tất cả các mặt) hay chưa. Pháp luật về Chủ tịch nước được coi là hồn thiện khi có đủ QPPL để điều chỉnh hết các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh (xem thêm Mục 2.2.1.); đồng thời, đối với từng nhóm quan hệ thì cịn phải quy định hết các khía cạnh, vấn đề một cách cụ thể, chi tiết; khơng được “bỏ sót”, phiến diện, một chiều hay chiết trung. Ví dụ: Chủ tịch nước có quyền đặc xá, vậy nội dung pháp luật về Chủ tịch nước chỉ được coi là hoàn thiện khi điều chỉnh đầy đủ những vấn đề có liên quan đến đặc xá như khái niệm, thời điểm, đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục đặc xá...

-Tính chính trị, hợp hiến và chính xác: Đây là tiêu chí đánh giá khá đặc thù đối

với pháp luật về Chủ tịch nước, phản ánh đặc điểm, tính chất của thiết chế Chủ tịch nước và của pháp luật về Chủ tịch nước. Như đã nêu, pháp luật về Chủ tịch nước điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản mang tính chính trị rất cao. Do vậy, nội dung pháp luật về Chủ tịch nước phải được đánh giá qua mức độ phản ánh thực trạng chính trị Việt

quan hệ giữa pháp luật với chính trị, phản ánh bản chất của pháp luật, của nhà nước; hàm chứa giá trị về tính mục đích của quy phạm; tính chính trị, tính định hướng của hệ thống pháp luật và bản chất của pháp luật. Đối với pháp luật về thiết chế ĐĐNN, tiêu chí này là đặc biệt quan trọng, khơng thể thiếu khi đánh giá mức độ hoàn thiện về mặt nội dung. Bởi, pháp luật về thiết chế này điều chỉnh một cách tập trung, trực tiếp những vấn đề chính trị quốc gia; trong đó, có những vấn đề căn bản và cốt lõi nhất về giành, giữ, bảo vệ, tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, QLNN. Nói cách khác, nếu pháp luật về thiết chế này phản ánh đúng và phù hợp với thực trạng chính trị quốc gia thì sẽ phát huy hiệu lực, hiệu quả và mang lại sự ổn định chính trị và nhiều mặt. Cịn nếu ngược lại thì có thể là ngun nhân dẫn đến bất ổn chính trị hoặc pháp luật sẽ khơng thể thi hành, dẫn tới phải sửa đổi. Đối với Việt Nam, tiêu chí này trước tiên là phải phản ánh vị trí, vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam được HP năm 2013 quy định là lực

lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội [Điều 4, 99] và mức độ phù hợp, thể chế chính xác

chủ trương, đường lối của Đảng có liên quan. Cụ thể:

+ Có phù hợp với hình thức chính thể Cộng hịa XHCN, hướng tới mục tiêu Độc lập - Tự do - Hạnh phúc? Ví dụ: Đã là chính thể cộng hồ thì pháp luật về Chủ tịch nước phải quy định Chủ tịch nước phải được hình thành qua bầu cử. Đã là “xã hội chủ nghĩa” thì phải mở rộng phạm vi ứng viên và Chủ tịch nước phải đại diện và phục vụ cho đa số tầng lớp nhân dân lao động...;

+Có phù hợp, đã thể chế chủ trương xây dựng NNPQ XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân? Ví dụ: Đã là NNPQ thì những vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của Chủ tịch nước phải hợp hiến, phải được điều chỉnh bằng pháp luật...;

+Có phù hợp, đã thể hiện bản chất của Nhà nước là do Nhân dân làm chủ; tất cả QLNN thuộc về Nhân dân; ngun tắc QLNN là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân? Ví dụ: QLNN thuộc về Nhân dân thì phải bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân trong việc bầu ra Chủ tịch nước (dân chủ trực tiếp, gián tiếp); phải có cơ chế để Nhân dân giữ mối liên hệ và giám sát Chủ tịch nước... Hay pháp luật về Chủ tịch nước đã thể hiện nguyên tắc quyền lực là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt đến đâu?...

+ Có phù hợp, đã thể chế chủ trương, quan điểm về quốc gia thống nhất của các dân tộc; về bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hịa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế? Ví dụ: Pháp luật về Chủ tịch nước đã đề cập đến vai trò của Chủ tịch nước trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc; trong chiến tranh và hồ bình; trong đối ngoại nhà nước và ký kết các ĐƯQT?

-Tính thực tiễn và khả thi: Tức là, đánh giá mức độ phù hợp của nội dung pháp

luật về Chủ tịch nước so với yêu cầu, hiệu quả điều chỉnh xem có xuất phát và phù hợp với thực trạng, điều kiện kinh tế - xã hội hay không. Đây là tiêu chí chung được sử dụng để đánh giá mức độ hoàn thiện hệ thống pháp luật ở các quốc gia, không riêng đối với pháp luật về Chủ tịch nước ta. Nó thể hiện, phản ánh quan hệ, sự tương tác giữa pháp luật với các yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng như trình độ, tiềm lực kinh tế; nhận thức, trình độ dân trí, truyền thống văn hố, dân tộc, tôn giáo. Xét cho cùng, thực trạng kinh tế - xã hội như thế nào thì pháp luật sẽ phải tương ứng, mặc dù, pháp luật có thể “đi trước” những cũng vẫn phải trên nền tảng kinh tế - xã hội ấy. Tiêu chí này phản ánh giá trị về tính phù hợp với thực tiễn, tính khả thi của pháp luật. Tuy nhiên, do mơ hình NTQG ở các nước là khác nhau; phạm vi, nội dung các vấn đề về kinh tế - xã hội là rất rộng và khác biệt giữa các quốc gia; do đó, khó có thể xây dựng hệ tiêu chí đánh giá chung cho mọi quốc gia và cụ thể, chi tiết gắn với tất cả các lĩnh vực về kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần đánh giá ở góc độ khái quát, dựa trên đặc điểm và trình độ, nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội của mỗi quốc gia.

Đối với Việt Nam hiện nay, khi đánh giá mức độ hoàn thiện nội dung của pháp luật về Chủ tịch nước theo tiêu chí này thì cần xem xét những khía cạnh như: (i)

Về kinh tế, cần đánh giá sự phù hợp của một số QPPL về kinh phí cho bầu cử Chủ tịch

nước, về kinh phí bảo đảm hoạt động cho Chủ tịch nước... Ví dụ: lương, chế độ đãi ngộ, thăm hỏi, tiếp khách, tặng quà, phương tiện đi lại, nhà ở... là cao, thấp hay phù hợp với tiềm lực, điều kiện kinh tế của Việt Nam? (ii) Về dân tộc, tôn giáo, văn hoá cần đánh giá sự phù hợp của một số QPPL về vai trị của Chủ tịch nước trong việc duy trì khối đại đồn kết dân tộc như thăm hỏi, động viên, chúc tết; gặp gỡ, trao

đổi với chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản; tham dự các lễ hội văn hố, tín ngưỡng truyền thống của quốc gia, của các dân tộc... Điều này là quan trọng, bởi Việt Nam là quốc gia đa dạng về dân tộc (54 dân tộc), văn hoá (theo dân tộc và theo lãnh thổ), tơn giáo, tín ngưỡng (khoảng 13 tơn giáo) [122, tr.285-310]. (iii) Về quốc

phòng, an ninh, cần đánh giá sự phù hợp của một số QPPL về thống lĩnh lực lượng

vũ trang, về tun bố chiến tranh, hồ bình, về tình trạng khẩn cấp tạm thời, tổng động viên, động viên cục bộ...

- Tính thống nhất, đồng bộ và tương thích: Tức là, đánh giá mức độ bảo đảm

tính thống nhất, đồng bộ của nội dung các QPPL về Chủ tịch nước với nhau (bên trong) và với các QPPL khác trong hệ thống pháp luật quốc gia (bên ngoài). Trong hệ thống pháp luật về Chủ tịch nước, các QPPL cấu thành được đánh giá theo chiều dọc và chiều ngang. Theo chiều dọc, nội dung các QPPL ở cấp thấp phải phù hợp, không được trái với nội dung các QPPL cấp cao hơn. Ví dụ: Nội dung quy định về bầu Chủ tịch nước trong pháp luật về bầu cử, trong Luật Tổ chức Quốc hội phải phù hợp với nội dung quy định của HP về cùng vấn đề. Theo chiều ngang, nội dung các QPPL cùng cấp không được xung đột, chồng chéo, trùng lặp với nhau. Ví dụ: Trong HP cần so sánh, đánh giá giữa nội dung các điều khoản trong chương Chủ tịch nước so với nội dung các điều, khoản có liên quan tại các chương Quốc hội, Chính phủ, Tồ án nhân dân... Xét bên ngoài hệ thống, pháp luật về Chủ tịch nước là một bộ phận của hệ thống pháp luật quốc gia nên phải đánh giá xem nội dung của nó có phù hợp với nguyên tắc cơ bản và bảo đảm tính thống nhất trong hệ hệ thống pháp luật quốc gia ở mức độ nào? Khác với pháp luật về các thiết chế khác trong BMNN và pháp luật về các lĩnh vực của đời sống xã hội, pháp luật về Chủ tịch nước điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, nền tảng nên căn cứ đánh giá mức độ hồn thiện về mặt nội dung có sự khác biệt nhất định. Cụ thể, cần phải đánh giá xem nội dung pháp luật về Chủ tịch nước ở các chỉ tiêu sau: (1)

Đã cụ thể hố ở mức độ nào, có trái với nội dung các nguyên tắc cơ bản của hệ thống

pháp luật quốc gia hay không? Nhất là đối với nội dung cốt lõi của HP, nội dung của điều ước quốc tế hay một số nguyên tắc cơ bản được quy định trong Luật Ban hành văn bản QPPL. (2) Có phù hợp, thống nhất hay xung đột, trùng lặp với nội dung pháp luật về tổ chức BMNN, nhất là pháp luật về

các thiết chế cơ bản khác của nhà nước như Quốc hội, Chính phủ... (3) Có bảo đảm

tính đồng bộ, hài hồ với nội dung pháp luật điều chỉnh về những vấn đề tương đồng

chưa? Ví dụ: những nội dung quy định kinh phí, về chế độ, chính sách trong pháp luật

Một phần của tài liệu Luận án TS Đỗ Tiến Dũng (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w