QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VỀ CHỦ TỊCH NƯỚC
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về Chủ tịch nước
* Nội dung 1: Về hình thành và xác lập tư cách chủ thể Chủ tịch nước
Thứ nhất, về cơ chế hình thành và tiêu chuẩn ứng viên: Chủ tịch nước, Phó Chủ
tịch nước vẫn do Quốc hội bầu ra (Theo Báo cáo kết quả điều tra, có đến 84,4% người đồng ý Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước) [79, tr.14] nhưng cần quy định cụ thể hơn về
tiêu chuẩn ứng viên để bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng, thể hiện, đề cao và bảo đảm vị
trí, vai trị của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước. Kế thừa quy định của HP năm 1959 và HP một số nước trên thế giới, có thể nghiên cứu bổ sung một số tiêu chuẩn ứng viên Chủ tịch nước như: (i) Là đại biểu Quốc hội; (ii) Là công dân Việt Nam, được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam; (iii) Từ đủ 35 tuổi trở lên và có thời gian cư trú thường xuyên ở Việt Nam ít nhất từ đủ 5 năm liên tục (hoặc 10 năm), tính đến ngày ứng cử, đề cử. Tiêu chuẩn này áp dụng ln đối với ứng viên Phó Chủ tịch nước. Thiết nghĩ, những tiêu chuẩn này khơng q đặc biệt và khó khăn, vì trên thực tế, các ứng viên Chủ tịch nước qua các thời kỳ đều đáp ứng. Ngồi việc bảo đảm tính cụ thể, minh bạch của pháp luật trong NNPQ thì quy định về tiêu chuẩn cịn có mục đích, ý nghĩa sâu xa nhằm đề cao hình ảnh cá nhân, tính biểu tượng dân tộc và tính đại diện của Chủ tịch nước. Rõ ràng, khi nhân dân ta chưa bầu trực tiếp Chủ tịch nước thì tiêu chuẩn là đại biểu Quốc hội cho thấy tính đại diện; tiêu chuẩn về quốc
tịch đề cao tính dân tộc; tiêu chuẩn về độ tuổi bảo đảm hình ảnh của biểu tượng, cho thấy sự trưởng thành một cách tồn diện cả về sức lực, tâm lực và trí lực.
Thứ hai, về bầu và tuyên thệ, đề nghị quy định theo hướng ở đầu mỗi nhiệm
kỳ, Chủ tịch nước được bầu và tuyên thệ đầu tiên trong các chức vụ quan trọng cấp cao trong BMNN; đồng thời, cần quy định cụ thể về nội dung lời tuyên thệ và tổ chức thực hiện tuyên thệ của Chủ tịch nước để bảo đảm tính thống nhất, trang trọng.
Về việc bầu Chủ tịch nước đầu nhiệm kỳ: Có 2 giải pháp sau đây mà không vi
hiến hay mâu thuẫn với Luật Tổ chức Quốc hội hiện hành, chỉ cần sửa đổi, bổ sung một số văn bản QPPL có liên quan (Nội quy kỳ họp): (i) Hoặc UBTVQH khoá trước đề nghị danh sách đề cử để Quốc hội khoá mới bầu gồm: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên UBTVQH; (ii) Hoặc Quốc hội khoá mới bầu ra UBTVQH khoá mới (theo đề nghị UBTVQ khố cũ); sau đó, UBTVQH khố mới (dưới sự tham gia, chủ trì của Chủ tịch nước khố cũ và Chủ tịch UBTVQH khoá cũ) đề nghị danh sách đề cử đồng thời Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên UBTVQH để Quốc hội khoá mới bầu. Đồng thời, bổ sung quy định về sự tham gia của Chủ tịch nước khố cũ (lúc đó vẫn là đương nhiệm) với UBTVQH (cũ hoặc mới) trong việc đề nghị danh sách đề cử Chủ tịch nước khoá mới. Quy định này tương tự quy định hiện nay, khi Quốc hội khoá mới quyết định về số Phó Chủ tịch Quốc hội, số Ủy viên UBTVQH thì “Chủ tịch Quốc hội khố trước có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan” [103]. Trường
hợp cần bầu Chủ tịch nước giữa nhiệm kỳ do bị khuyết thì UBTVQH với sự tham dự,
chủ trì của Phó Chủ tịch nước (lúc này là Chủ tịch nước) và Chủ tịch UBTVQH sẽ đề cử danh sách ứng viên Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước để Quốc hội bầu. Nếu khuyết đồng thời của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước thì Chủ tịch UBTVQH sẽ chủ trì họp UBTVQH để đề cử.
Về nội dung lời tuyên thệ, cần bổ sung quy định về nội dung lời tuyên thệ nhậm
chức của Chủ tịch nước một cách cụ thể để bảo đảm tính chính thức và giá trị pháp lý cao. Có thể nghiên cứu quy định như sau: “Tơi, Nguyễn Văn A, Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xin tuyên thệ: Dưới chế độ XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân sẽ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp, với Đảng Cộng sản Việt Nam và hướng mọi hành động của mình vì lợi ích của Nhân dân”. Việc tuyên thệ của Chủ tịch nước mang nhiều ý
nghĩa sâu sắc, là hành vi thiêng liêng, cao cả, là nguồn cảm hứng đoàn kết cho các tầng lớp nhân dân, thể hiện tính vẹn tồn của bộ máy quyền lực và niềm tin của nhân dân vào chính quyền; từ đó, hình thành nên sự đồng thuận xã hội và xây dựng khối đại đồn kết dân tộc; nhấn mạnh tính tối cao của HP, là lời cam đoan vững chắc về việc Chủ tịch nước có trách nhiệm bảo vệ HP theo Điều 119 [77, tr.5].
Về tổ chức thực hiện tuyên thệ, cần quy định theo hướng (i) Chủ tịch nước là
người tuyên thệ đầu tiên trong số các chức vụ phải tuyên thệ; (ii) cụ thể hơn về nghi thức, thể thức khi Chủ tịch nước thực hiện tuyên thệ để bảo đảm tính trang trọng, thiêng liêng (như vị trí đứng, bối cảnh, trang trí…). Thực tế nhiệm kỳ hiện nay, Chủ tịch Quốc hội được bầu và tuyên thệ đầu tiên; Chủ tịch nước được bầu sau và tuyên thệ sau, khi đó Chủ tịch Quốc hội đáp từ lời tuyên thệ của Chủ tịch nước. Có thể, thực tế này xuất phát từ quan điểm đề cao vị trí, vai trị của Quốc hội; để bảo đảm tính chính danh, chính thức của Chủ tịch Quốc hội trong điều hành hoạt động của Quốc hội khoá mới. Tuy nhiên, để Chủ tịch nước được bầu và tuyên thệ đầu tiên có nhiều điểm hợp lý hơn. Bởi, trước hết tuyên thệ được hiểu là thề làm đúng như những gì mình cam đoan trước nhiều người khi gia nhập một đoàn thể hay nhận một chức vụ
[11]. Theo đó, Chủ tịch nước tun thệ khơng chỉ là trước Quốc hội với tư cách là người được Quốc hội bầu ra mà còn trước Nhà nước, trước Tổ quốc với tư cách là người ĐĐNN và rộng hơn là trước Nhân dân với tư cách là người thay mặt cho cả Nước. Tiếp đến, khi Chủ tịch nước được bầu và tun thệ đầu tiên thì đây sẽ là chủ thể có đầy đủ tư cách nhất thay mặt Nhà nước, đại diện cho quốc gia để xác nhận, đáp từ lời tuyên thệ của các chủ thể khác. Cần lưu ý thêm rằng, Điều 72 HP năm 2013 khơng quy định vai trị, chức năng đại diện của Chủ tịch Quốc hội cho Quốc hội, cho Nhân dân mà chỉ là chủ tọa các phiên họp, ký chứng thực, lãnh đạo công tác của UBTVQH, tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội, giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Thứ ba, về xử lý trường hợp vắng - khuyết Chủ tịch nước, đề nghị quy định theo
hướng (i) chỉ có một Phó Chủ tịch nước và đây là người thay thế đương nhiên Chủ tịch nước khi khuyết Chủ tịch nước; (ii) dự liệu hết và cụ thể hoá các trường hợp vắng - khuyết cần thay thế; (iii) quy định về điều kiện, phạm vi quyền hạn, trách nhiệm và quy trình, thủ tục khi thay thế. Pháp luật Chủ tịch nước hiện hành cịn “bỏ trống” những quy định trên. Vì vậy, khơng biết như thế nào là “Khi Chủ tịch nước
không làm việc được trong thời gian dài” hay là “khuyết Chủ tịch nước” [Điều 93, 99]? Và khi Phó Chủ tịch nước thay thế là đương nhiên hay phải qua quy trình, thủ tục nhất định (ví dụ: có phải tun thệ khơng?); là thực thi toàn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước hay cần phải giới hạn loại trừ một số, nhất là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng liên quan đến nhân sự cấp cao, an ninh quốc gia…(ở một số nước trên thế giới (như ở Mỹ) còn ban hành luật về thời kỳ chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ NTQG); hay nếu khuyết đồng thời cả Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước thì ai thay thế?... Có thể nghiên cứu hồn thiện theo hướng: Phó Chủ tịch nước là chức vụ chính thức, chun trách và “lưỡng vai”. Tức là, Phó Chủ tịch nước vừa là người thay thế đương nhiên khi Chủ tịch nước bị khuyết (chỉ cần tuyên thệ), vừa là người giúp việc cho Chủ tịch nước (vai trò phái sinh); khi thay thế thì đảm nhiệm tồn bộ nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước; khi khuyết đồng thời Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước thì người thay thế có thể theo trật tự là: Chủ tịch Quốc hội, TTg, Phó Thủ tướng (kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, các Phó thủ tướng cịn lại, Bộ trưởng Bộ Quốc phịng, Bộ trưởng Bộ Cơng an, Bộ trưởng Bộ Nội vụ…
*Nội dung 2: Về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước: - Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong đối nội:
Thứ nhất, đề nghị bổ sung một số quy định nguyên tắc về nhiệm vụ, quyền
hạn của Chủ tịch nước trong vai trò đại diện Nhà nước, biểu tượng thống nhất dân tộc trong mối quan hệ với Nhân dân, các bộ phận khác trong hệ thống chính trị. Pháp luật về Chủ tịch nước hiện hành còn “thiếu vắng” quy định về nhiệm vụ, quyền hạn này nên dù Chủ tịch nước các nhiệm kỳ đều thực hiện nhiều hoạt động trên thực tế nhưng chưa thống nhất. Đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn “Xây dựng, duy trì, phát triển, phát huy khối đại đồn kết thống nhất tồn dân tộc”. Hình thức, nội dung chủ yếu của nhiệm vụ, quyền hạn này là: (i) Hiện diện, chúc mừng, thăm hỏi, động viên trong các ngày lễ lớn, sự kiện quan trọng tầm quốc gia, nhà nước và của các dân tộc anh em, các tổ chức xã hội, tôn giáo như Tết cổ truyền, Giỗ Tổ, Ngày Quốc khánh, Quốc tế thiếu nhi…; (ii) Phát biểu chính kiến của Nhà nước, đồng thời kêu gọi, hiệu triệu Nhân dân, các giai tầng, đặc biệt là thế hệ trẻ tham gia, ủng hộ hành động của Nhà nước đối với những hoạt động, sự việc cụ thể mang tầm quốc gia, nhà nước như: Vụ giàn khoan 981, ngày lễ hiến máu toàn quốc…; (iii) Đại diện Nhà nước tham gia hoạt động của các bộ phận khác trong hệ
thống chính trị mà cần sự có mặt của Nhà nước. Ví dụ: Với Đảng là tham dự, phát biểu nhân danh Nhà nước tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng (ở một số nước còn đồng thời là người đứng đầu đảng); với các tổ chức xã hội là tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Với dân tộc, tơn giáo là Chủ trì Hội nghị hiệp thương chính trị hay là trọng tài hồ giải dân tộc, tôn giáo;…
Thứ hai, trong lĩnh vực lập pháp, đề nghị bổ sung và quy định cụ thể hơn
những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước để thể hiện rõ hơn vị trí, vai trị và phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch nước với Quốc hội, UBTVQH gắn với chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, cụ thể:
Một là, trong lập hiến, lập pháp, đề nghị: (i) Cần cụ thể hố quyền trình sáng
quyền lập hiến, lập pháp của Chủ tịch nước, trọng tâm là cần làm rõ tư cách thực hiện quyền này là ĐBQH hay là người ĐĐNN; (ii) Bổ sung, quy định cụ thể thời hạn công bố HP sau khi Quốc hội quyết định thời hạn công bố HP (15 ngày) và công bố Nghị quyết của Quốc hội về đại xá; (iii) Xác định rõ và trao Chủ tịch nước quyền công bố một số Nghị quyết quan trọng của UBTVQH mà hiện nay giao cho Tổng thư ký Quốc hội hoặc chưa rõ (như nghị quyết giải thích HP, luật, pháp lệnh; về tổng động viên hoặc động viên cục bộ; về ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc
ở từng địa phương); (iv) Bổ sung quyền đề nghị UBTVQH xem xét lại một số nghị quyết mang tính QPPL của UBTVQH có nội dung quan trọng, liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (hiện nay chỉ là pháp lệnh);
Hai là, trong quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia, đề nghị cần quy
định cụ thể hoá nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong việc Quốc hội, UBTVQH quyết định một số vấn đề quan trọng của quốc gia có liên quan trực tiếp tới vị trí, vai trị của Chủ tịch nước như: (i) Với Quốc hội là bầu Chủ tịch nước khoá mới và miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước; quyết định chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo, chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước; quyết định đại xá; quyết định vấn đề chiến tranh và hồ bình; quyết định trưng cầu ý dân; quyết định chủ trương đầu tư một số cơng trình, dự án quan trọng, có tầm ảnh hưởng tới quốc gia, dân tộc, tôn giáo, đối ngoại; (ii) Với UBTVQH là đề nghị Quốc hội bầu Chủ tịch nước khố mới và miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước; quyết định việc tuyên
bố tình trạng chiến tranh trong trường hợp Quốc hội không thể họp được; quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Nước.
Ba là, trong giám sát tối cao, đề nghị: (i) Bổ sung quyền đề nghị Quốc hội,
UBTVQH bãi bỏ văn bản QPPL khi phát hiện có dấu hiệu trái với văn bản QPPL của Quốc hội, UBTVQH, Chủ tịch nước (tương tự thẩm quyền này của UBTVQH); (ii) Quy định cụ thể Chủ tịch nước báo cáo công tác trước Quốc hội theo định kỳ (chỉ nên giữa nhiệm kỳ và cả nhiệm kỳ) và đột xuất (theo yêu cầu của Quốc hội hoặc UBTVQH); (iii) Quy định “ngặt nghèo” hơn về chất vấn Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước (giữa, cuối nhiệm kỳ hoặc phải theo đề nghị của UBTVQH hoặc tỷ lệ ĐBQH nhất định); về lấy phiếu tín nhiệm (nên loại trừ Phó Chủ tịch nước, không nên hằng năm, kể từ năm thứ hai của nhiệm kỳ như hiện hành mà chỉ giữa và cuối nhiệm kỳ - nếu còn đủ điều kiện tái cử); (iv) Bổ sung và quy định cụ thể quyền đề nghị Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ trong BMNN liên quan đến thẩm quyền nhân sự của mình;
Bốn là, trong những vấn đề khác, đề nghị: (i) Bổ sung quyền “gửi thông điệp tại
Quốc hội, ĐBQH”. Đây là thẩm quyền khá phổ biến của NTQG nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nhìn lại lịch sử hoạt động của nhiều Chủ tịch nước ta qua các nhiệm kỳ trước như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tơn Đức Thắng thì đều thường có bài nói chuyện, lời phát biểu trước Quốc hội vào đầu nhiệm kỳ và trong khác kỳ họp Quốc hội để thay mặt Đảng, Nhà nước gửi thông điệp tới các đại biểu Quốc hội, qua đó tới cử tri, nhân dân cả nước và gián tiếp tới bạn bè quốc tế. Nội dung thông điệp hết sức ngắn gọn nói về những kết quả nổi bật của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã đạt được và những vấn đề nổi lên, định hướng lớn tương lai; qua đó, ghi nhận kết quả sự đồn kết, đóng góp của cả hệ thống chính trị, của Nhân dân và kêu gọi, động viên, khích lệ, nhất là thế hệ trẻ tin tưởng và tích cực đóng góp cho đất nước; (ii) Bổ sung quy định cụ thể nội dung Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước (ít nhất phải trao cho Chủ tịch nước quyền quy định về những vấn đề tổ chức, hoạt động nội bộ của thiết chế Chủ tịch nước); (iii) Quy định cụ thể căn cứ, trình tự thực hiện đối với quyền yêu cầu Quốc hội họp kín, họp bất thường, quyền tham dự phiên họp của UBTVQH,
quyền đề nghị UBTVQH họp bàn; nhất là, vai trò khi tham dự và xử lý trường hợp khi Chủ tịch nước có ý kiến khác.
Thứ ba, trong lĩnh vực hành pháp, đề nghị bổ sung, cụ thể hoá những nhiệm
vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước để gia tăng vai trị kiểm sốt và bảo đảm thực quyền hơn trong quan hệ với Chính phủ, TTg, các chức vụ, chức danh khác của hành pháp liên quan đến thẩm quyền nhân sự của Chủ tịch nước, cụ thể:
Một là, để tăng tính thực chất, thực quyền của Chủ tịch nước trong việc thực