- Nguyên nhân gây đe dọa đến các loài động vật quý hiếm
4. Thiết kế, thử nghiệm
4.1. Quy trình thiết kế tổ chức
Qua quá trình tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực trạng về khả năng tiếp cận mạch nội dung XS của HSTH, để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Giới thiệu hoạt động trải nghiệm và mục đích của hoạt động - Bước 2: Phổ biến nhiệm vụ cho học sinh
- Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm - Bước 4: Đánh giá hoạt động
4.2. Tổ chức thử nghiệm
LỚP 2: “CĨ THỂ”, “KHƠNG THỂ” HAY “CHẮC CHẮN”
Hoạt động 1 - Trò chơi “Oẳn tù tì”
- HS sẽ tham gia trị chơi “Oẳn tù tì”, GV hướng dẫn cách chơi. Mỗi nhóm sẽ chơi 3 lượt. - Trước khi chơi, GV yêu cầu dự đoán trước bạn nào là người dành chiến thắng?
- GV giới thiệu đây là trị chơi mang tính ngẫu nhiên và ai cũng có thể chiến thắng trong trị chơi này.
Hoạt động 2 - Trò chơi “Plinko”
- Trò chơi “Plinko” được tổ chức thành 2 vòng chơi. Vịng 1:
- Mỗi HS có sẵn 20 điểm. HS được phát 5 thẻ màu tương ứng với những nội dung sau: ô màu vàng, xanh, cam; màu đỏ tương ứng với ngôi sao hi vọng; màu đen tương ứng với bỏ lượt.
- Trên bảng trị chơi Plinko sẽ có 6 ơ trống có thể thay đổi các ơ màu khác nhau sau cho phù hợp.
- Nhiệm vụ của HS là trước mỗi lần thả bóng sẽ dự đốn màu của ơ bóng thả trúng và giơ lên. Nếu đốn:
đúng → được +1 điểm
Sai → được -1 điểm
Ngôi sao hi vọng: đúng → được + 3 điểm Sau → được – 3 điểm
Bỏ lượt Đúng/sai → khơng bị cộng/ trừ điểm
Hình 3. GV hướng dẫn trị chơi Hình 4. HS sử dụng các thuật ngữ
trong trò chơi Plinko
Vòng 2:
- Tương tự vịng 1 nhưng thay vì sử dụng thẻ màu đen và đỏ thì ghi chữ tương ứng lên bảng con: Ghi chữ chắc chắn tương ứng với thẻ màu đỏ; ghi chữ “không thể” tương ứng với thẻ màu đen.
- Trò chơi được thực hiện nhiều lần với các ô màu được thay đổi nhiều lần HS sẽ tự nhân ra và rút ra kinh nghiệm để lựa chọn thẻ màu cho phù hợp.
- Kết thúc trò chơi, HS nộp lại số điểm là kết quả cuối cùng để quay số ngẫu nhiên, quay trúng số của bạn nào thì được quà tặng.
Hoạt động 3 - Trò chơi “Que kem may rủi”
- GV chuẩn bị 4 que kem có đánh dấu 1 đầu bằng màu đỏ, xanh, vàng, đen và một cái hũ đựng sao cho chủ thấy được nửa que kem và không thấy được các màu sắc đã đánh dấu. - HS dự đoán trong lần đầu tiên sẽ rút ra que màu gì và ghi kết quả vào bảng con.
- GV hỏi ngẫu nhiên HS về việc sử dụng các thuật ngữ “có thể”, “khơng thể”, “chắc chắn” cho sự lựa chọn của mình và tiến hành rút ngẫu nhiên.
- GV có thể thay đổi nhiều trường hợp khác nhau như cả 4 que đều màu đỏ, hoặc cả 4 que đều khơng có màu đỏ, vàng, đen, xanh để HS động não và sử dụng thuật ngữ “không thể” hoặc “chắc chắn”.
LỚP 3: NHỮNG KHẢ NĂNG XẢY RA
Hoạt động 1 - Trò chơi “Giành số”
- GV hướng dẫn cách chơi: Bắt đầu trị chơi, 1 HS bất kì đọc số “một”, lần lượt các HS khác đọc số “hai”, “ba” ... HS chú ý làm sao để mình là người duy nhất đọc được số đó. Trị chơi sẽ bắt đầu lại từ đầu khi 2 hay nhiều HS đều giành đọc chung 1 số. Người chiến thắng trò chơi là người đọc được số 7 một mình.
Hoạt động 2 - Trị chơi liên hồn
- GV tổ chức chơi các trò chơi liên hồn. Trị chơi được chia thành 4 góc. Ở mỗi góc sẽ có 1 trị chơi khác nhau.
- GV chia lớp thành các nhóm gồm 4 – 5 HS để tham gia trò chơi. - GV hướng dẫn cách chơi:
+ Mỗi HS sẽ được phát vé đi lại, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi trạm, HS sẽ được đóng dấu và tiếp tục sang các trạm khác.
Trị chơi “Vịng quay may mắn”
Hình 5. HS chơi trò “Vòng quay may mắn” - Chuẩn bị: Vòng quay được chia thành 5 phần, tương ứng với mỗi ô màu khác nhau và 1 mũi tên để khi vòng quay dừng lại sẽ chỉ vào ơ màu bất kì.
- Trước khi được quay, mỗi thành viên sẽ dự đốn ơ màu được quay trúng và ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Sau đó, HS bắt đầu quay vịng quay để kiểm tra kết quả rồi ghi vào phiếu học tập và đánh dấu dự đốn của mình là đúng hay chưa đúng.
- Mỗi nhóm sẽ chơi chung với nhau nhưng dự đốn ơ màu cá nhân trong 15 lần.
- Sau khi đã chơi xong, HS phải trả lời được câu hỏi sau thì mới được đóng dấu và vượt qua thử thách:
+ Sau khi đã thực hiện, có thể quay trúng những ơ màu nào?
+ Có mấy khả năng có thể xảy ra khi quay vịng quay may mắn? Trò
chơi “Đồng xu nhảy múa”
- Chuẩn bị: đồng xu có đánh dấu 2 mặt, một mặt X một mặt O.
- Trước khi tung đồng xu, mỗi thành viên sẽ dự đoán mặt X hay mặt O xuất hiện rồi ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Sau đó, HS bắt đầu tung đồng xu để kiểm tra kết quả rồi ghi vào phiếu học tập và đánh dấu dự đốn của mình là đúng hay chưa đúng.
- Mỗi nhóm sẽ chơi tung đồng xu cùng với nhau nhưng dự đoán cá nhân trong 15 lần. - Sau khi đã chơi xong, HS phải trả lời được câu hỏi sau thì mới được đóng dấu và vượt qua thử thách:
+ Sau khi đã thực hiện, có thể tung đồng xu những mặt nào?
+ Có mấy khả năng có thể xảy ra khi tung đồng xu? Trị
chơi: Chiếc hộp bí ẩn
- Chuẩn bị: một hộp kín (khơng thể nhìn thấy được bên trong và có 1 lỗ tròn trên đầu để thị tay vào; 4 loại kẹo giống nhau về hình dạng, kích thước và khác nhau về màu sắc - Trước khi bắt đầu các HĐ, GV bỏ kẹo vào hộp dưới sự chứng kiến của HS. Trước khi
tham gia trò chơi và thò tay vào hộp, mỗi thành viên sẽ dự đoán viên kẹo màu nào xuất hiện rồi ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Sau đó, HS bắt đầu thị tay vào hộp lấy kẹo để kiểm tra kết quả rồi ghi vào phiếu học tập và đánh dấu dự đốn của mình là đúng hay chưa đúng.
- Mỗi nhóm sẽ chơi trị này cùng với nhau nhưng dự đoán cá nhân trong 15 lần.
- Sau khi đã chơi xong, HS phải trả lời được câu hỏi sau thì mới được đóng dấu và vượt qua thử thách:
+ Sau khi đã thực hiện, có thể lấy trong hộp những viên kẹo màu nào? + Có mấy khả năng có thể xảy ra khi lấy kẹo trong hộp?
Trị chơi: Ơ vng nhiệm màu
Hình 6. HS chơi trị “ơ vng nhiệm màu”
- Chuẩn bị: tờ giấy A3 nhiều màu sắc và một mẩu giấy vo tròn nhỏ.
- Trước khi tham gia trò chơi, mỗi thành viên sẽ dự đốn mẫu giấy vo trịn sẽ rơi đúng ơ màu nào rồi ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Sau đó, HS bắt đầu thả mẫu giấy vo trịn từ trên cao xuống tờ giấy để kiểm tra kết quả rồi ghi vào phiếu học tập và đánh dấu dự đốn của mình là đúng hay chưa đúng.
- Mỗi nhóm sẽ chơi trị này cùng với nhau nhưng dự đoán cá nhân trong 15 lần.
- Sau khi đã chơi xong, HS phải trả lời được câu hỏi sau thì mới được đóng dấu và vượt qua thử thách:
+ Sau khi đã thực hiện, có thể thả trúng những ơ màu nào? + Có mấy khả năng có thể xảy ra khi thả giấy vào các ô màu? Hoạt động 3 – Thiết kế trò chơi
- GV phát cho mỗi nhóm bộ dụng cụ gồm: 1 khối lập phương trắng (khơng có hình ảnh); 8 sticker để dán vào xúc xắc; 8 thẻ trắng; 8 sticker lớn để thiết kế thẻ chơi.
- GV giao nhiệm vụ: Từ những vật dụng đã có, hãy tự thiết kế viên xúc xắc và các thẻ cho người chơi sao cho phù hợp.
- Các nhóm thực hiện tự thiết kế.
- Sau đó, Các nhóm giới thiệu về bộ trị chơi của mình.
- Các mặt của xúc xắc gồm những địa danh nổi tiếng ở Việt Nam; các địa danh nổi tiếng trên thế giới; các châu lục; các môn nghệ thuật đặc sắc nhằm giúp HS có thêm hiểu biết về những nội dung này để giới thiệu với các nhóm.
- Bộ trị chơi được xem là phù hợp là khi có 6 mặt xúc xắc tương ứng với 6 thẻ chơi. - Sau khi báo cáo, 2 thành viên của nhóm này sẽ sang nhóm khác để chơi thử sản phẩm
của nhóm bạn và ngược lại.
Hình 7 – 8. HS thiết kế trị chơi
Qua thử nghiệm, chúng tơi nhận thấy rằng, thơng qua trị chơi, học sinh đều sử dụng được các thuật ngữ “có thể”, “khơng thể”, “chắc chắn” để hi vọng dự đoán đúng kết quả của các lượt chơi. Đồng thời, sau nhiều lần dự đoán, học sinh nhận ra các khả năng có thể xảy ra của mỗi trị chơi. Như vậy, có thể thấy rằng việc dạy học mạch nội dung xác suất bằng hoạt động trải nghiệm là hiệu quả và đáp ứng yêu cầu cần đạt trong chương trình.
5. Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi ta thu được một số kết luận như sau: Hoc sinh tiểu học có quan niệm ban đầu về xác suất thông qua việc sử dụng các thuật ngữ
“có thể”, “chắc chắn” và “khơng thể” nhưng vẫn chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm cá nhân. Vì vậy, trong quá trình thiết kế các hoạt động học tập, nên sử dụng các thí nghiệm, trị chơi thay vì sử dụng các tình huống thực tiễn vì mỗi học sinh có một kinh nghiệm sống khác nhau. Trước sự xuất hiện của mạch kiến thức mới, giáo viên đứng trước nhiều khó khăn và chưa thực sự sẵn sàng để dạy học nội dung này.
Trong thời gian sắp tới, chúng tôi hi vọng không chỉ khảo sát học sinh khối lớp 2, 3 mà nên được mở rộng phạm vi khảo sát và tiếp tục phát triển để đảm bảo xuyên suốt mạch kiến thức xác suất cho học sinh tiểu học. Đây vừa là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên vừa giúp các em học sinh có những kiến thức một cách hệ thống từ cấp 1 đến cấp ba và để đảm bảo cấu trúc “đồng tâm xoắn ốc” theo Chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018. Việc dạy học mạch nội dung xác suất cho học sinh tiểu học nên được tổ chức thành các hoạt động trải nghiệm và phối hợp nhiều lớp để tạo nên một môi trường học tập vừa học vừa chơi. Cần
mạnh mẽ đưa Chương trình Giáo dục phổ thơng năm 2018 đến mới giáo viên để đảm bảo tất cả giáo viên nắm vững chương trình, có suy nghĩ tích cực về chương trình và có định hướng cho bản thân khi dạy học chương trình mới. Đồng thời, các cấp quản lý, lãnh đạo trong nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tích tích cực, sáng tạo và tăng cường bồi dưỡng, khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở mơn tốn nói riêng và các mơn học khác nói chung để việc dạy và học trở nên hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Albert, B. B., Laurier, B., & Ted, N. (2012). Mathematics for Elementary Teachers. New York: McGraw Hill.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình Giáo dục phổ thơng mơn Tốn.
Đỗ Đức Thái (2021). Toán 2 (tập hai) (bộ Cánh diều). TP.HCM: NXB Đại học Sư phạm.
Felicia, M. T. (2011). Why Teach Probability in the Elementary Classroom?, Louisiana Association
of Teachers Mathematics Journal, 2(1).
Hà Huy Khoái (2021). Toán 2 (tập hai) (bộ Kết nối tri thức với cuộc sống). Hà Nội: NXB Giáo dục. Helen, T. (2015). Probability Concepts in Primary School. American Journal of Educational
Research , 3(4), 535-540.
Maja, Z. (2016). Probability in primary school. Conference: Education and the Social Challenges at the Beginning of the 21st Century.
Nguyễn Khoa Hải Thy (2020). Dạy học toán ở tiểu học theo hướng trải nghiệm thực tế tại địa phương (Luận văn Thạc sĩ). Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.
Trần Nam Dũng (2021). Toán 2 (tập hai) (bộ Chân trời sáng tạo). TP.HCM: NXB Giáo dục.
Võ Minh Trung (2015). Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn khoa học ở tiểu học (Luận án Tiến sĩ). Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.