- Đánh giá chi tiết
4. Kết luận và kiến nghị
• Kết luận
Học liệu được xây dựng theo mơ hình lớp học đảo ngược có đã tác động tích cực đến với học sinh và mang lại nhiều hiệu quả, phù hợp với việc phát triển các năng lực và phẩm chất cho các em. Học sinh được chủ động trang bị kiến thức bài học cho bản thân, các em nắm bắt được nội dung học tập, mạnh dạn, tự tin bày tỏ, trình bày ý kiến của mình trên lớp học, từ đó dễ dàng cho việc thực hành và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Đề tài đã tiếp cận được các nghiên cứu liên ngành về việc tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng nhận thức, quản lí cảm xúc bản thân ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Đồng thời có những phương pháp phù hợp để giúp học sinh nhận thức và quản lí bản thân. Tạo sự liên kết, mối quan hệ tích cực giữa học liệu và phát triển năng lực học sinh. Đề tài cũng đã tìm hiểu về mơ hình lớp học đảo ngược cùng các quy trình thực hiện để tiến hành áp dụng, xây dựng hệ thống học liệu phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đảm bảo tính khoa học, tính sư phạm, tính nhân văn và tính thẩm mĩ và phù hợp với tâm sinh lí của học sinh tiểu học.
• Kiến nghị
Về phía nhà trường
- Nhà trường cần tạo điều kiện cơ sở vật chất, thời gian, đáp ứng phương tiện dạy học phù hợp với bài dạy của giáo viên, mở các lớp tập huấn, chun đề để giáo viên nâng cao trình độ chun mơn, học hỏi, trao dồi kinh nghiệm.
- Nhà trường nên bắt đầu từ các tổ khối thay vì từ cá nhân giáo viên. Điều này phù hợp với giai đoạn đầu của việc áp dụng mơ hình lớp học đảo ngược cũng như thực trạng về học liệu đã có,
thói quen và kinh nghiệm dạy học của giáo viên nước ta. Việc phối hợp cùng thực hiện và chia sẻ sẽ giúp cho giáo viên từng bước hồn thiện mà khơng q áp lực với việc thay đổi. - Nên tạo các nhóm chia sẻ học liệu.
Về phía giáo viên
- Giáo viên cần thay đổi quan niệm về học liệu dạy học cũng như sử dụng học liệu, không chỉ là việc tiếp cận thêm các học liệu hiện đại mà còn phải xây dựng chúng theo nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, qua đó hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho các em. Giáo viên cần nắm chắc chương trình giáo dục phổ thơng 2018 để thiết kế, xây dựng nên những học liệu phù hợp với đặc điểm học sinh những vẫn đảm bảo được mục tiêu dạy học của từng chủ đề.
- Giáo viên cần tự học hỏi, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin để dễ dàng trong việc thiết kế, xây dựng. - Linh hoạt trong quá trình khai thác học liệu. Hiểu rõ tình hình thực tế để áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bergmann, J. &. (2012). Flipped Your Classroom. Reach Every Student in Every Class Every Day, United Stated of America: ISTE.
Đặng Thị Thu Thủy, Phạm Văn Nam, Hà Văn Quỳnh, Phan Đông Phương & Vương Thị Phương Hạnh (2011). Phương tiện dạy học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Giáo dục.
Flumerfelt, S. &. (2013). Using lean in the flipped classroom for at risk students. Hong Dinh (2019). Học kiểu Mỹ tại nhà. NXB Thế Giới.
Lê Đăng (2019). Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho HS THCS, Retrieved from Kết nối Giáo dục và thời đại.
Lê Thị Phượng & Bùi Phương Anh (2017). Dạy học theo mơ hình lớp học đảo ngược nhằm phát
triển năng lực tự học cho học sinh, Tạp chí Quản lí giáo dục, Học viện Quản lý
Giáo dục.
Nguyễn Chính (2016). Dạy học theo mơ hình Flipped Classroom, Báo Tia Sáng - Bộ Khoa học và Công nghệ.
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM