Thiết kế dự án “Nhà kinh doanh nhỏ tuổi” và thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu KỶ YẾU SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM 2020 2021 (Trang 78 - 81)

- Đánh giá chi tiết

4. Thiết kế dự án “Nhà kinh doanh nhỏ tuổi” và thực nghiệm sư phạm

4.1 Dự án “Nhà kinh doanh nhỏ tuổi”

4.1.1. Nhiệm vụ của học sinh

Nhiệm vụ Mô tả Sản phẩm

dự kiến

Thu thập

ý kiến Học sinh thu thập ý kiến của các thành viêntrong nhóm và có ghi chép kết quả. Phiếu lấy ý kiến Ghi chép

số lượng Học sinh ghi lại số lượng sản phẩm cầnmua. Hóa đơn mua hàng

Phân cơng nhiệm vụ

thành viên

Học sinh phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm theo ngày.

Bảng phân cơng nhiệm vụ

Ghi nhận quá trình bán hàng

Học sinh ghi nhận quá trình bán hàng theo

từng ngày bằng các kí hiệu phù hợp. Phiếu bán hàng

Mua hàng Học sinh tiến hành mua sản phẩm theo cánhân. Sản phẩm học sinhmua

Xây dựng

biểu đồ Học sinh xây dựng biểu đồ về số sản phẩmbán từng ngày. Biểu đồ cột

Đánh giá Học sinh đánh giá sự đóng góp của cácthành viên trong nhóm. Bảng đánh giá thànhviên Thuyết

trình

Học sinh thuyết trình về kết quả kinh doanh.

Bài thuyết trình tổng kết kinh doanh

Bảng 4. Nhiệm vụ của học sinh 4.1.2. Kế hoạch thực hiện dự án

Tuần 1 - Quá trình chuẩn bị: Học sinh thực hiện những nhiệm vụ: phân chia nhóm; nhận sổ tay kinh doanh; quan sát một số mẫu sản phẩm kèm với các bước làm; thu thập ý kiến của cả nhóm để lựa chọn sản phẩm; lên ý tưởng kinh doanh bao gồm tên sản phẩm, giá bán, số lượng và các nguyên vật liệu để làm sản phẩm, sau đó trình bày với giáo viên và kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ từ giáo viên. Các nhóm thực hiện các trang “Thành viên, Phiếu lấy ý kiến, Ý tưởng kinh doanh, Cách thực hiện sản phẩm, Hóa đơn mua hàng” trong sổ tay.

Tuần 2 – Q trình thi cơng sản phẩm: được chia làm 2 đợt:

Đợt 1 (khoảng 3-4 ngày): Giáo viên mua nguyên vật liệu và bán lại cho các nhóm bằng loại tiền của dự án. Học sinh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ: dùng vốn để mua nguyên vật liệu, phân công nhiệm vụ và tiến hành thi công sản phẩm.

Đợt 2 (khoảng 2-3 ngày): Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm đã làm để có chiến lược chỉnh sửa hoặc tăng giảm giá tiền cho phù hợp. Thực hiện theo bảng “Cùng xem lại thành phẩm của chúng ta”.

Tuần 3 – Quá trình bán hàng: Mỗi phiên chợ sẽ được thực hiện trong giờ ra chơi (20 phút). Học sinh thực hiện: phân chia nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm bán theo ngày; ghi

nhận q trình bán sản phẩm; tổng kết doanh thu mỗi ngày và cả q trình; thực hiện biểu đồ cột (tơ màu theo ơ vuông, dán ô vuông,...) thể hiện sự chênh lệch doanh số các ngày, đánh giá thành viên theo ngôi sao. Đại diện các nhóm lên bảng thuyết trình về q trình kinh doanh của nhóm mình. Thực hiện các trang cịn lại trong sổ tay, gồm “Hơm nay bạn bán được gì? Hãy tính số tiền bạn bán được ngày hơm nay, Tổng kết, Đánh giá thành viên, Đánh giá chung”. Giáo viên tổng kết hoạt động và trao thưởng cho nhóm xuất sắc nhất.

4.2 Thực nghiệm sư phạm dự án “Nhà kinh doanh nhỏ tuổi” 4.2.1 Mục đích thực nghiệm 4.2.1 Mục đích thực nghiệm

Nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của dự án “Nhà kinh doanh nhỏ tuổi” dạy học nội dung thống kê ở lớp 4, từ đó rút ra những kinh nghiệm cũng như giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 4.2.2 Đối tượng và thời gian thử nghiệm:

- Đối tượng thực nghiệm: 29 học sinh lớp 4/1 trường Tiểu học Trần Văn Đang (quận 3, tp Hồ Chí Minh). Các em là học sinh chăm chỉ, đồn kết và có tính cách năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong hoạt động.

- Thời gian thực nghiệm: 2 ngày (Ngày 06/4/2021 và 07/4/2021).

4.2.3 Tổ chức thực nghiệm

Tổ chức một số hoạt động trọng tâm của dự án dựa trên Kế hoạch bài dạy được thiết kế.

• Ngày 1:

Thực hiện hoạt động 1 trong kế hoạch: Học sinh phân chia nhóm và lên ý tưởng kinh doanh. Trong đó, học sinh sẽ thực hiện kinh doanh các sản phẩm có sẵn.

Cụ thể, 30 học sinh được chia thành 6 nhóm (Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3, Nhóm 4, Nhóm 5, Nhóm 6). Sau khi phân chia nhóm, học sinh bầu ra các chức vụ chính trong nhóm. Học sinh thu thập ý kiến của tất cả thành viên để chọn ra sản phẩm mà nhóm muốn kinh doanh.

• Ngày 2:

+ Tiết 1: Học sinh nhận sản phẩm từ giáo viên và thực hiện bán hàng theo 2 ca liên tục. Mỗi ca 15 phút. Học sinh đóng vai người bán và người mua, thực hiện bán hàng và ghi nhận kết quả bán hàng theo từng ca.

+ Tiết 2: Tổng kết doanh thu mỗi ngày, xây dựng biểu đồ cột và tổng kết lợi nhuận của cả 2 ca bán liên tục. Sau đó, đánh giá sự đóng góp của các thành viên bằng ngơi sao như dạng biểu đồ tranh để chọn ra bạn xuất sắc nhất. Cuối cùng đại diện các nhóm trình bày kết quả kinh doanh của cả nhóm mình.

4.2.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm

Nhóm nghiên cứu xây dựng bảng kiểm hoạt động nhóm sau dự án để phân tích kết quả thực nghiệm về các năng lực, phẩm chất đặt ra của dự án.

Thực hiện việc đi hỏi ý kiến của các thành viên trong nhóm để tìm ra sản phẩm của nhóm

6/6 nhóm

Phân loại được các loại sản phẩm khác nhau dựa vào bảng 5/6 nhóm

Sử dụng kí hiệu đơn giản để ghi nhận quá trình bán hàng (biểu đồ tranh) 3/6 nhóm

Kiểm đếm được số lượng sản phẩm được bán ra mỗi ngày vào bảng tổng kết ngày.

6/6 nhóm

Lập được biểu đồ cột thể hiện doanh thu của cả giai đoạn. 6/6 nhóm

Tìm ra được ngày có doanh thu cao nhất và thấp nhất dựa vào biểu đồ

cột. 6/6 nhóm

Bảng 5. Bảng kiểm nhóm (sơ lược)

Từ kết quả trên, chúng tôi nhận thấy học sinh đã biết cách vận dụng kĩ năng thu thập, phân loại các ý kiến, kiểm đếm ý kiến và số sản phẩm bán ra, sau đó tổng kết trong q trình kinh doanh một cách chính xác hơn. Bên cạnh đó, các em đã biết cách sử dụng các kí hiệu và các ơ vng đơn giản để xây dựng biểu đồ tranh, biểu đồ cột qua các tình huống thực tế trong kinh doanh. Ngồi ra, chúng tơi nhận thấy được tất cả học sinh trong lớp đều có thái độ tích cực, năng động trong kinh doanh, điều đó thể hiện mức độ hứng thú và u thích của các em đối với dự án này rất cao.

4.2.5 Sản phẩm sau thực nghiệm Một số

sản phẩm chúng tôi ghi nhận được:

Hình 3. Một số sản phẩm của học sinh

Một phần của tài liệu KỶ YẾU SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM 2020 2021 (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w