- Đánh giá chi tiết
XÂY DỰNG BỘ TÀI LIỆU ÂM NHẠC DÂN TỘC HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP
HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 5
Quách Thị Đoan Trang, Trần Thị Thùy Trang,
Đinh Thị Ngọc Trân Đồng, Nhật Duyên Trúc Nguyễn, Hoàng Kim Yến
(Sinh viên năm 3, Khoa Giáo dục Tiểu học)
GVHD: ThS. Trần Thanh Dư
Khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
TĨM TẮT
Dựa trên Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể (2018), tổng quan về Âm nhạc dân tộc, sự phù hợp của Âm nhạc dân tộc trong dạy học môn Đạo đức và dựa trên đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 5 chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu này với mục đích xây dựng bộ tài liệu Âm nhạc dân tộc (loại hình Đờn ca tài tử Nam Bộ) hỗ trợ dạy học môn Đạo đức lớp 5. Bài báo này trình bày một số khái niệm cơ bản, thực trạng của vấn đề xây dựng bộ tài liệu Âm nhạc dân tộc hỗ trợ dạy học môn Đạo đức lớp 5 ở Thành phố Hồ Chí Minh, quy trình xây dựng, mô tả về tài liệu và kết quả thử nghiệm để khẳng định tính khả thi và hiệu quả bước đầu của bộ tài liệu này trong dạy học môn Đạo đức lớp 5.
Từ khoá: Âm nhạc dân tộc, dạy học Đạo đức, Đờn ca tài tử, học sinh lớp 5
1. Giới thiệu
“Lịch sử không phải là ngọn đèn đỏ gắn sau đuôi con tàu chỉ cho ta con đường đã qua, mà lịch sử là ngọn đèn pha rọi về phía trước chỉ cho ta biết ta từ đâu tới”. (Romain Rolland). Nhìn vào bề dày lịch sử dân tộc, có thể thấy được, Việt Nam là một đất nước to lớn về tầm vóc lịch sử, đa dạng về văn hóa, giàu có về loại hình nghệ thuật truyền thống và đậm đà bản sắc dân tộc. Theo Nguyễn Trọng Chuẩn, “truyền thống – đó là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quán, thói quen và cách ứng xử của một cộng đồng người đã được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lâu dài” (Võ Văn Thắng, 2010). Như vậy, có thể xem truyền thống là những đức tính, tập qn, tư tưởng, tình cảm, lối sống, những hành vi, nguyên tắc được biểu hiện qua mối quan hệ giữa người và người trong xã hội; được hình thành trong lịch sử, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được duy trì bởi ý thức của cộng đồng xã hội. Theo cách hiểu này, giáo dục truyền thống tức là chuyển giao những di sản quý báu của dân tộc cho thế hệ tiếp theo để họ tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của đất nước, từ đó, hun đúc, nâng cao lịng tự hào dân tộc, rút ra cho mình một thái độ sống, lối sống phù hợp với sự tiến bộ của xã hội nhưng vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhắc đến bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống, không thể không nhắc đến Âm nhạc dân tộc – thể loại âm nhạc truyền thống của đất nước. Mục tiêu, nội dung và giai điệu của Âm nhạc dân tộc khơng những hướng tới những tâm tư, tình cảm, bộc lộ khát vọng, cổ vũ tinh thần cho nhân dân trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc, trong lao động xây dựng đất nước, trong
sinh hoạt đời sống hằng ngày mà còn giáo dục các thế hệ con cháu về những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (Võ Văn Thắng, 2010)
Nghị quyết 29-NQ/TW ban hành ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ mục tiêu tổng quát: “giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc” và xác định “đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề... Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân, tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại,…” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013). Có thể nói, một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu này có liên quan đến các loại hình nghệ thuật truyền thống đa dạng và phong phú của dân tộc. Từ Nhã nhạc cung đình Huế cho đến Khơng gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, từ Dân ca quan họ Bắc Ninh, Hát ca trù, Hát Xoan đến Đờn ca tài tử Nam Bộ, từ Dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh đến Nghệ thuật Bài Chịi Trung Bộ Việt Nam,... đều là những di sản văn hố có giá trị độc đáo đã được UNESCO cơng nhận. Trong đó, Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình Âm nhạc dân tộc đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 5/12/2013, tại Hội nghị Ủy ban Liên chính phủ lần 8 ở Baku (Cộng hịa Azerbaijan).
Ở một khía cạnh khác, Chương trình giáo dục phổ 2018 cũng xác định rõ “Giáo dục đạo đức là q trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm giáo dục học sinh ý thức, hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và quy định của pháp luật; trên cơ sở đó hình thành, phát triển cho học sinh các phẩm chất đạo đức chủ yếu và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển cá nhân và thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Như vậy, có thể thấy rằng việc giáo dục đạo đức với việc giáo dục những giá trị truyền thống của dân tộc cho học sinh nói chung và học sinh tiểu học nói riêng, có mối liên hệ mật thiết về mục tiêu và nội dung giáo dục. Theo đó, có thể sử dụng Âm nhạc dân tộc trong dạy học Đạo đức cho học sinh tiểu học. Đây là một cách tiếp cận tích hợp, thơng qua sự hiểu biết, cảm nhận về giai điệu và nội dung của các bài bản, thể điệu Đờn ca tài tử Nam Bộ, học sinh được khám phá, mở rộng vốn hiểu biết về văn hóa nghệ thuật và dần hồn thiện hơn về đạo đức, nhân cách của mình. Với học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 4, 5 (giai đoạn cuối tiểu học), các em đã có vốn kinh nghiệm sống, vốn ngơn ngữ nói và ngơn ngữ viết thành thạo; các em có thể nhận biết được các ký hiệu ghi chép nhạc thơng dụng và có thể luyện đọc xướng âm các bài nhạc ngắn gọn. Đồng thời, ở các em, sự phát triển về mặt tâm lý cũng dần ổn định, hồn thiện (Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Thu Mai, 2007). Vì vậy, việc sử dụng Âm nhạc dân tộc trong dạy học Đạo đức với các em là phù hợp và khả thi.
Trên thế giới, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục đạo đức, tích hợp giáo dục âm nhạc với các mơn học khác như tích hợp âm nhạc vào dạy Tốn, Đạo đức của nhóm tác giả Anthony M.Pellegrino, Song An và Daniel Tillman, Ajiboye, J.O hay những nghiên cứu sâu về giáo dục đạo đức như “Nhận thức và định nghĩa của giáo viên Tiểu học về đạo đức và giáo dục đạo đức” (Hanife Akartrong, 2013), “Giáo dục Đạo đức ở Nhật
Bản” (Sam Bamkin, 2016),… Những nghiên cứu này đề cập tới tầm quan trọng của giáo dục đạo đức và những cách thức giáo dục đạo đức cho học sinh, trong đó, giáo dục tích hợp với âm nhạc là phù hợp (M. A. Pellegrino, 2011). Ở Việt Nam, cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức, dạy học Đạo đức. Có thể kể đến một số tác giả như: Lê Thị Thúy Bình, Nguyễn Hữu Hợp,… Những cơng trình này cho rằng giáo dục đạo đức phải được coi trọng và tiến hành ngay từ bậc Tiểu học nhằm trang bị cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, lối sống lành mạnh, cách sống có lý tưởng và vận dụng hành vi, chuẩn mực đạo đức đó vào cuộc sống. Nhìn chung, chưa thấy cơng trình nghiên cứu nào liên quan đến việc sử dụng Âm nhạc dân tộc hỗ trợ dạy học Đạo đức cho học sinh tiểu học.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Xây dựng bộ tài liệu Âm nhạc
dân tộc hỗ trợ dạy học môn Đạo đức lớp 5” với phạm vi nghiên cứu Âm nhạc dân tộc thuộc
loại hình Đờn ca tài tử Nam Bộ. Bộ tài liệu này hướng đến việc cung cấp cho giáo viên tài liệu tham khảo, hỗ trợ việc tổ chức dạy học có hiệu quả mơn học này, nhằm hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết, liên quan.