- Đánh giá chi tiết
2. Cơ sở lý luận chung về nội dung dạy học thống kê với phương pháp dạy học dự án
2.1. Thống kê
a) Khái niệm: Thống kê có thể hiểu một cách đơn giản nhất chính là q trình thu thập, xử lí và phân tích các dữ liệu để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của đối tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Theo sách “Dạy học xác suất – thống kê ở trường phổ thơng” tác giả Lê Thị Hồi Châu đưa ra khái niệm về thống kê theo ba nghĩa. Đó là: (1) Thống kê là tập hợp các số liệu; (2) Thống kê là hoạt động thực tiễn của các cơ quan thống kê để tập trung dữ liệu, giúp cho các nhà quản lí xã hội; (3) Thống kê là tập hợp các số liệu. PGS.TS Ngô Thị Thuận cũng cho rằng “Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lí và phân tích các con số (mặt lượng) của hiện tượng kinh tế - xã hội để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể”.
b) Các cách để trình bày bảng số liệu thống kê:
• Dãy số liệu
• Bảng số liệu
• Biểu đồ thống kê
2.2. Dạy học dự án
Khái niệm: PGS.TS Trịnh Văn Biều (2011) “Dạy học dự án là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp, trong đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kỹ năng thơng qua việc giải quyết một bài tập tình huống (dự án) có thật trong đời sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tạo ra các sản phẩm cụ thể”.
2.3. Dạy học thống kê ở Việt Nam và Singapore
Lớp 2006 2018 Singapore
1 Biểu đồ tranh (2/3 bài đi từ bước
thu thập – nhận xét và 1/3 bài đọc, mô tả, nhận xét số liệu)
2 Biểu đồ tranh Biểu đồ tranh nâng cao (4/6 bài
tập đọc số liệu; 2/6 bài tập mô tả số liệu (có nội dung của yếu tố xác suất)
3 Bảng số liệu, dãy số liệu thống kê (Đọc dãy số liệu để trả lời các câu hỏi (4/5 số bài tập); Sắp xếp các số liệu theo quy luật (1/5 bài tập); Đọc bảng số liệu để trả lời các câu hỏi ( 4/6 số bài tập); Điền số liệu vào bảng số liệu cho trước (2/6 bài tập)
Bảng số liệu Biểu đồ cột (Vẽ biểu đồ cột theo tỉ lệ; Đọc và mô tả số liệu)
4 Số trung bình cộng (Dạng tìm số trung bình cộng chiếm 3/8 bài tập)
Biểu đồ tranh (Đọc số liệu của biểu đồ để trả lời các câu hỏi chiếm 3/3 bài tập) Biểu đồ cột: Đọc số liệu của biểu đồ để trả lời các câu hỏi chiếm (3/4 bài tập); Vẽ, điền phần còn thiếu của biểu đồ (1/4 bài tập)
Biểu đồ cột Biểu đồ đường và Bảng số liệu (Đọc và mơ tả/ trình bày số liệu được cho trong bảng)
5 Biểu đồ hình quạt (Đọc số liệu của biểu đồ và trả lời các câu hỏi chiếm 2/2 bài tập)
Biểu đồ quạt Biểu đồ đường và Bảng số liệu
6 Biểu đồ quạt
Bảng 1. So sánh nội dung thống kê trong chương trình 2006, 2018 và của Singapore
Trong chương trình 2006 với các bộ sách giáo khoa Tốn khối lớp 3,4,5 hiện hành chủ yếu phát triển kĩ năng đọc và mô tả số liệu, biểu đồ cho học sinh mà chưa phát huy việc thu thập, phân loại, kiểm đếm. Việc đọc và mô tả sẽ giúp học sinh hiểu được bảng số liệu hay biểu đồ có những dữ kiện gì, số liệu từ đó giải quyết được những câu hỏi được đặt ra trong sách giáo
khoa. Ở chương trình sách My Pals Are Here của Singapore, thiết kế các bài tập dựa trên hoạt động thực hành. Học sinh tự thu thập số liệu, phân loại, kiểm đếm và tiến hành đọc, mơ tả, nhận xét chính các số liệu trên. Số lượng bài tập phát triển kĩ năng đọc và mô tả số liệu và bài tập thu thập, phân loại, kiểm đếm khơng có sự chênh lệch lớn. Ngoài ra, biểu đồ cột và biểu đồ tranh của sách được thiết kế đủ cả dạng dọc và ngang.
Có thể nhận thấy là sách Singapore đưa nội dung yếu tố thống kê ngay từ lớp 1 – lớp đầu tiên của bậc tiểu học trong khi Việt Nam thực hiện giảng dạy nội dung này từ lớp 3 (đối với chương trình 2006) và lớp 2 (đối với chương trình 2018). Điều đó cho thấy, Singapore xây dựng cho học sinh chương trình Tốn tiếp cận nội dung thống kê ngay từ giai đoạn sớm của bậc tiểu học và sắp xếp nâng cao dần ở các khối lớp tiếp theo. Nội dung yếu tố thống kê ở cả hai chương trình là đều cho học sinh tiếp cận các dạng biểu đồ tranh, biểu đồ cột, bảng số liệu và biểu đồ cột. Riêng sách My Pals Are Here! có thêm phần biểu đồ đường ở khối lớp 4. Có thể nói, đây là những nội dung cơ bản trong thống kê nhằm phù hợp với tư duy của học sinh tiểu học.