- Tiến trình thử nghiệm
2. Thiết kế sách truyện hỗ trợ học sinh lớp 4,5 giải quyết mâu thuẫn theo hướng giáo dục kỷ luật tích cực
2. Thiết kế sách truyện hỗ trợ học sinh lớp 4, 5 giải quyết mâu thuẫn theo hướnggiáo dục kỷ luật tích cực giáo dục kỷ luật tích cực
2.1. Sách truyện dành cho học sinh Tiểu học Từ điển Tiếng Việt của Hoàng
Phê định nghĩa “truyện là tác phẩm văn học miêu tả tính cách nhân vật và diễn biến của sự kiện thông qua lời kể của nhà văn” (Hồng Phê, 2018); cịn truyện tranh “là truyện kể bằng tranh, thường có thêm lời, thường dùng cho thiếu nhi” (Hồng Phê, 2018). Cùng quan điểm này, nhiều tài liệu cũng cho rằng: truyện là những tác phẩm tự sự nói chung, có thể bao gồm nhiều thể loại của văn học như: truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ... Nhìn chung, các tác phẩm truyện thường tồn tại ở dạng văn bản viết, trình bày các sự vật, sự việc có tính cụ thể, chi tiết, chặt chẽ, có tính hệ thống và có sự chọn lọc kỹ lưỡng về ngơn ngữ.
Truyện cịn thường có cốt truyện, có nhân vật và lời kể.
Để làm rõ cho các quan điểm trên, tác giả Phạm Hổ đã xác định rõ những mục tiêu cần đạt được khi sáng tác văn học cho thiếu nhi. Trích trong bài viết “Làm sao để viết cho các em hay hơn” được đăng trên Tạp chí văn học số (5-1993), Phạm Hổ đã khẳng định hai nhiệm vụ cần làm song song của văn học cho trẻ em:
1. Góp phần giải quyết những vấn đề trước mắt, nóng hổi của cuộc sống, của xã hội.
2. Trang bị cho trẻ em những tình cảm, tư tưởng về lâu về dài: lịng nhân ái, tình yêu thương quê hương, lịng trung thực,... (Ngơ Đình Vân Nhi, 2018) Từ những quan niệm trên, chúng tôi thấy được rằng: khi sáng tác những tác phẩm truyện cho thiếu nhi, cụ thể hơn là đối tượng học sinh cuối cấp Tiểu học thì cần phải chú trọng đến các đặc điểm tâm sinh lý cũng như là trình độ nhận thức của đối tượng mà tác phẩm hướng đến. Đồng thời, các tác phẩm truyện cịn cần sử dụng ngơn từ trong sáng, phù hợp với lứa tuổi; phong cách, giọng điệu sinh động, hấp dẫn. Khơng những thế, người viết truyện cho thiếu nhi cịn cần chú trọng vấn đề giáo dục, truyền gửi thông điệp nhưng phải thật sự khéo léo, lồng ghép một cách phù hợp để học sinh không cảm thấy chán nản và khô khan khi đọc. Đạt được tất cả những điều trên, tác giả mới có thể cho ra đời các tác phẩm thu hút được những độc giả nhí của mình.
2.2. Mâu thuẫn của học sinh lớp 4, 5 2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn 2.2.1. Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn
Trong “Tâm lý học quản trị kinh doanh” Nguyễn Hữu Thụ đã đề cập 3 nguyên nhân: Nguyên nhân giao tiếp, nguyên nhân tổ chức, nguyên nhân
khác biệt đặc điểm cá nhân. Tương tự quan điểm của Nguyễn Hữu Thụ, Dương Thuỷ Nguyên trong Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý học
“Xung đột trong giao tiếp giữa cha mẹ với học sinh lớp 8, 9 ở một số trường Trung học cơ sở tại địa bàn Thành phố Biên Hoà, Đồng Nai” đã bổ sung thêm các nguyên
nhân sau: tiếp Đặc điểm tâm lý chủ thể tham gia giao tiếp, khác biệt cá nhân về nhận thức nhu cầu và kỳ vọng, nhân cách, giá trị,...Sự thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp, khả năng giải quyết mâu thuẫn những áp lực căng thẳng mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống, điều kiện kinh tế xã hội. Từ những nghiên cứu trên, tác giả đưa ra những nguyên dẫn đến mâu thuẫn gồm: Thiếu hụt kỹ năng giao tiếp (gồm kỹ năng lắng nghe và kỹ năng sử dụng ngôn từ); Sự khác nhau về đặc điểm nhận thức; Cảm thấy vi phạm lợi ích, ganh đua, đố kỵ.
2.2.2. Hậu quả của mâu thuẫn
Từ những nguyên nhân trên, nhóm tác giả có cùng quan điểm với Phạm Thị Thuý Hằng trong “Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý với bạn học của học sinh một
số trường Tiểu học ở Thành phố Hồ Chí Minh” về những hậu quả có thể xảy ra trong
mâu thuẫn giữa học sinh gồm: Hình thành các nhóm nhỏ hơn; Giảm hiệu quả làm việc nhóm; Hiện trạng cơ lập một học sinh nào đó; Gia tăng sự thù hận giữa học sinh với nhau, tiệt tiêu khả năng sáng tạo của học sinh; Gây hấn vô cớ; Khi mâu thuẫn giữa học sinh với bạn bè.
2.3. Giáo dục kỷ luật tích cực Tài liệu “bồi dưỡng giáo viên trung học phổ
thông về giáo dục kỷ luật tích cực” đã đưa ra khái niệm như sau giáo dục kỷ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên ngun tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh; khơng làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh; có sự thỏa thuận giữa giáo viên - học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Cụ thể: Nhà giáo dục đưa ra những giải pháp/biện pháp giáo dục mang tính dài hạn giúp phát huy tính kỷ luật tự giác của học sinh và những biện pháp thể hiện rõ ràng những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà học sinh phải tuân thủ; Thực hành xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa giáo viên và học sinh; Giáo viên dạy cho học sinh những kỹ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời; Thường xuyên động viên, khích lệ thực hiện hành vi, xây dựng sự tự tin, lịng tự trọng và tính trách nhiệm, giúp học sinh phát triển hồn thiện nhân cách, không làm cho các em bị tổn thương. Mục tiêu của giáo dục kỷ luật tích cực là dạy học sinh tự hiểu hành vi của mình, có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của mình, biết tơn trọng mình và tơn trọng người khác. Tuy nhiên, giáo dục kỷ luật tích cực khơng phải là sự bng thả, để cho học sinh muốn làm gì thì làm; khơng có các quy tắc, giới hạn hay
sự mong đợi; những phản ứng mang tính ngắn hạn hay những hình phạt thay thế cho việc đánh mắng, sỉ nhục.
Nhìn chung, giáo dục kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục đạo đức giúp học sinh tiến bộ trên cơ sở học sinh tự tìm, tự nhận ra và tự sửa chữa những khuyết điểm của bản thân. Khơng những thế, giáo dục kỷ luật tích cực trong lớp học là sự thay đổi về mặt niềm tin của học sinh, rằng học sinh mang theo những kỹ năng, năng lực, những kinh nghiệm độc đáo sẵn có để đến lớp và bắt đầu học hỏi những kiến thức mới.
Dựa vào tài liệu của buổi tập huấn “Phương pháp kỷ luật tích cực trong dạy học và giáo dục học sinh” đã nhận định giáo dục kỷ luật tích cực thực hiện trên các
nguyên tắc như sau: Một là vì lợi ích tốt nhất của học sinh, mọi biện pháp giáo dục
mà giáo viên áp dụng đều hướng đến sự phát triển các kỹ năng của học sinh. Hai là
không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của học sinh, các biện pháp mà giáo viên đưa ra cần tập trung điều chỉnh hành vi của học sinh không phê phán nhân cách.
Ba là khích lệ và tơn trọng lẫn nhau, mọi hình thức
kỷ luật khi áp dụng đều cần thông báo trước cho học sinh, cùng học sinh trao đổi, vận động học sinh hiểu để tạo sự đồng thuận trước khi áp dụng, để đạt được hiệu quả cao.
Bốn là phù hợp với đặc điểm sự phát triển lứa tuổi của học sinh, mỗi học sinh đều
phải trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, để có thể hiểu được hành vi của học sinh thì giáo viên cần tìm hiểu những đặc điểm của học sinh trong giai đoạn đó.
Tóm lại, phương pháp kỷ luật tích cực khơng chỉ đem lại lợi ích cho giáo viên, nhà trường và xã hội mà còn đem lại những lợi ích thiết thực cho học sinh, đối tượng cần được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục. Những lợi ích được mang đến như sau: (1) học sinh có nhiều cơ hội chia sẻ bày tỏ cảm xúc, luôn cảm nhận được sự quan tâm, tôn trọng, lắng nghe của thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh; (2) học sinh nhận ra lỗi lầm, hạn chế của bản thân và tự tìm cách khắc phục để hồn thiện hơn; (3) học sinh sẽ tích cực chủ động hơn trong học tập và rèn luyện; (4) học sinh sẽ dần mất đi sự tự ti khi đứng trước đám đông mà ngày càng tự tin với những điểm mạnh của mình. Từ đó, học sinh sẽ dần nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và tìm cách phát triển điểm mạnh, hạn chế điểm yếu.
2.4 Quy trình thiết kế sách truyện
2.4.1. Khảo sát học sinh về những mâu thuẫn xảy ra, cách giải quyết vàsở thích về hình thức sách truyện sở thích về hình thức sách truyện
Biểu đồ 1. Biểu thị những mâu thuẫn thường xảy ra ở học sinh lớp 4, 5 phân theo
giới tính Theo số liệu thu được, ở học sinh nam và học sinh nữ thì cãi nhau là mâu
thuẫn xảy ra nhiều nhất với 186/252 học sinh lựa chọn. Các mâu thuẫn như là đánh nhau, bạn kiếm chuyện, tranh giành, bạn ăn trộm đồ cũng phổ biến trong mối quan hệ bạn bè của học sinh lớp 4, 5.
Biểu đồ 2. Biểu thị những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn của học sinh lớp 4, 5
Theo kết quả thu được, phát hiện bạn nói xấu là nguyên nhân được lựa chọn nhiều nhất (103). Trong đó, nhóm nguyên nhân thiếu kỹ năng giao tiếp như là phát hiện bạn nói xấu, hiểu lầm ý kiến của nhau, bất đồng ý kiến khi giải quyết vấn đề có 257 lựa chọn. Nhóm nguyên nhân khác nhau về đặc điểm nhận thức như là tâm trạng không tốt, bị ép làm theo ý bạn học, ấn tượng khơng tốt về bạn có 176 lựa chọn. Nhóm ngun nhân tranh giành lợi ích, ganh đua, đố kỵ có 96 lựa chọn.
Biểu đồ 3. Biểu thị sự lựa chọn cách giải quyết theo hướng kỷ luật tích cực của
học sinh lớp 4, 5
Theo hướng tích cực có 550 lựa chọn, trong đó kiềm chế cảm xúc được lựa chọn nhiều nhất (111). Đa phần học sinh đã giải quyết theo hướng tích cực, nhưng vẫn có những lựa chọn tiêu cực.
Biểu đồ 4. Biểu thị loại hình thức truyện mà học sinh lớp 4, 5 yêu thích
Theo kết quả thu được thì học sinh lớp 4, 5 thích hình thức truyện có chữ và hình minh họa cho mỗi sự việc và truyện đen trắng.
2.4.2. Thiết kế sách truyện
Nội dung sách truyện là sự kết hợp giữa bốn cơng cụ kết hợp với các tình huống thực tế và những vấn đề liên quan đến sách truyện được khảo sát ở lần một. Truyện được thiết kế theo nguyên tắc phù hợp với mục đích đề tài, phù hợp với đặc điểm đối tượng (học sinh lớp 4, 5). Khi thiết kế sách truyện, phải đảm bảo các hình thức về màu sắc, font chữ, bố cục.
2.4.3. Kiểm nghiệm sư phạm 2.4.3.1. Thiết kế cẩm nang 2.4.3.1. Thiết kế cẩm nang
NỘI DUNG
- Giới thiệu các công cụ kỷ luật tích cực và cách sử dụng.
- Minh họa một tình huống mâu thuẫn, cho học sinh lựa chọn cơng cụ để giải quyết. MỤC ĐÍCH
Để kiểm nghiệm tính khả thi đề tài đã thực hiện cẩm nang và sách truyện. Và trong điều kiện thời gian cho phép đã kiểm nghiệm cẩm nang, còn sách truyện sẽ được kiểm nghiệm nếu phát triển đề tài.
Qua đó, kiểm nghiệm tính ứng dụng của các cơng cụ kỷ luật tích cực, xem xét tính thực tế; đồng thời khảo sát sự đón nhận của học sinh khi lần đầu tiếp cận với các công cụ giải quyết mâu thuẫn theo hướng giáo dục kỷ luật tích cực.
2.4.3.2 Khảo sát tính thực tế của cẩm nang
Biểu đồ 5. Biểu thị sự lựa chọn cách giải quyết theo hướng tích cực của học sinh lớp
4, 5 sau khi đọc cẩm nang Tổng số lựa chọn của cách
giải quyết tích cực ở khảo sát lần 2 là 839, tăng 289 sự lựa chọn so với khảo sát lần 1. Từ đó cho thấy, áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực vào giải quyết mâu thuẫn đã gây ấn tượng không nhỏ đối với học sinh thực hiện khảo sát.
Biểu đồ 6. Biểu thị sự lựa chọn công cụ mà học sinh giải quyết tình huống
trong cẩm nang
Học sinh đã lựa chọn 4 bước giải quyết vấn đề để áp dụng giải quyết tình huống trong cẩm nang, Ngồi ra các cơng cụ cịn lại như là bàn Hịa bình, Bánh xe Lựa chọn cũng được lựa chọn khá cao.