- Đánh giá chi tiết
2. Nội dung nghiên cứu 1 Khái niệm cơ bản
2.3. Quy trình thiết kế HĐTN giáo dục SKTT cho HSTH
Từ kết quả điều tra thực hành, chúng tơi đề xuất quy trình thiết kế HĐTN nhằm giáo dục SKTT cho HSTH nói chung và học sinh lớp 4, 5 nói riêng, gồm 4 bước:
Bước 1: Tìm hiểu chương trình HĐTN ở tiểu học (đặc biệt ở lớp 4, 5), nội dung của SKTT, đặc điểm học sinh lớp 4, 5 và xác định chủ đề.
Bước 2: Xác định mục tiêu chủ đề, từ đó xác định mục tiêu tương ứng với từng hoạt động, nội dung, cách thức tổ chức và phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Bước 3: Thiết kế chi tiết từng hoạt động học. Bước 4: Tổ chức hoạt động và điều chỉnh. (nếu có) Qua quy trình trên, chúng tơi đã thiết kế 13 bài:
- 06 bài dành cho lớp 4: (1) Em điều hòa cảm xúc, (2) Ngôi nhà hạnh phúc, (3) Bạn bè mến u, (4) Thầy cơ kính u, (5) Em giữ gìn tình bạn, (6) Em thích kết bạn.
- 07 bài dành cho lớp 5: (1) Em kiểm soát cảm xúc, (3) Dự án bản đồ cảm xúc, (4) An
toàn khi giao tiếp trên mạng xã hội, (5) Con đã lớn khôn, (6) Em yêu bạn bè,(7) Em yêu thầy cơ, (8) Em thân thiện.
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4 2.4. Minh hoạ HĐTN giáo dục SKTT cho học sinh lớp 4,5
Hình 5 Hình 6
Hình 7 Hình 8
Hình 9 Hình 10 2.5. Thử nghiệm sư phạm
Sau khi thiết kế HĐTN giáo dục SKTT, chúng tơi tiến hành thử nghiệm 2 bài “Hồ giải với bạn bè” (lớp 4) và “An toàn khi giao tiếp trên mạng xã hội” (lớp 5).
Tiến trình thử nghiệm được thực hiện qua 4 giai đoạn cụ thể như sau:
* Giai đoạn 1: Chuẩn bị thử nghiệm
- Bước 1: Xác định mục đích, đối tượng, thời gian, địa điểm và nội dung thử nghiệm. - Bước 2: Thiết kế HĐTN.
- Bước 3: Lập kế hoạch tổ chức thử nghiệm.
- Bước 4: Khảo sát thử các HĐTN đã thiết kế và chỉnh sửa, hoàn thiện.
* Giai đoạn 2: Triển khai thử nghiệm
- Tổ chức HĐTN: triển khai kế hoạch đã thiết kế thành hoạt động dạy học thực tế theo kế hoạch thử nghiệm.
- Mời giáo viên khối lớp 4, 5 dự giờ tiết học.
* Giai đoạn 3: Khảo sát kết quả sau thử nghiệm
- Bước 1: Khảo sát thái độ của học sinh đối với các HĐTN các em đã tham gia.
- Bước 2: Khảo sát đánh giá của giáo viên đối với các HĐTN đã thử nghiệm và tài liệu mà đề tài thiết kế.
* Giai đoạn 4: Phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm
- Bước 1: Mơ tả, phân tích thái độ của học sinh đối với các HĐTN đã thử nghiệm.
- Bước 2: Mô tả, phân tích đánh giá của giáo viên đối với các HĐTN đã thử nghiệm và tài liệu mà đề tài thiết kế.
- Bước 3: Kết luận về tính khả thi và hiệu quả của HĐTN mà đề tài thiết kế.
Sau khi thử nghiệm, chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của các HĐTN thông qua thẻ cảm xúc dành cho học sinh lớp 4, phiếu trưng cầu ý kiến dành cho học sinh lớp 5. Kết quả thu được như sau:
* Về phía học sinh
- 100% học sinh đều thích thú và mong muốn được tiếp tục tham gia các HĐTN nhằm giáo dục SKTT cho các em. Những lí do mà các em đưa ra cho sự lựa chọn của mình là “Kiểm sốt cảm xúc và tơn trọng người khác” (40,05%); “Học được nhiều bài học hay và có ích trong cuộc sống” (18,9%); “Hiểu biết thêm về đời sống và cách ứng xử trên mạng xã hội.” (10,8%); “Thích các HĐTN, ln mong muốn được tham gia vì những hoạt động này rất tốt” (8.1%);
“Hoà nhập với những người xung quanh” (8,1%); “Nhận biết cảm xúc để xử lí tình huống” (8,1%). Qua đây, chúng tơi nhận định rằng những HĐTN mà đề tài thiết kế đã đạt được những mục tiêu mà đề tài đề ra.
- Từ những kết quả trên, có thể kết luận, các HĐTN giáo dục SKTT mà đề tài đã thiết kế có tính khả thi, tạo được hứng thú, thu hút, hấp dẫn được học sinh trong các hoạt động học tập.
* Về phía giáo viên
100% giáo viên dự giờ đánh giá hoạt động daỵ học sôi nổi, sinh động, đạt được mục tiêu đề ra. Học sinh thích thú, hào hứng tham gia, trả lời đúng các câu hỏi của người dạy và mạnh dạn trình bày vấn đề với bạn bè. 100% giáo viên dự giờ đánh giá tiết dạy tốt (20/20).
Từ những đánh giá và nhận xét trên, chúng tôi tiến hành sửa chữa, hoàn chỉnh tài liệu và xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia đang cơng tác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy 100% giáo viên đều “đồng ý” và “hoàn toàn đồng ý” với các ý kiến “Các HĐTN đáp ứng mục tiêu về phẩm chất và năng lực của Chương trình GDPT 2018 (Chương trình tổng thể và Chương trình HĐTN)”, “Các HĐTN đáp ứng mục tiêu giáo dục SKTT cho học sinh lớp 4, 5”, “Các HĐTN phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tư duy, nhận thức của học sinh lớp 4, 5”, “Các HĐTN đề cao sự chủ động của học sinh”, “Hình thức của các HĐTN đa dạng, hấp dẫn, thú vị”, “Các HĐTN mang tính tích hợp”, “Các HĐTN có tính vừa sức với học sinh lớp 4, 5”, “Các HĐTN có tính khả thi trong giáo dục SKTT cho học sinh lớp 4, 5”, “Ngơn ngữ sử dụng trong các HĐTN chính xác, trong sáng, gần gũi với học sinh”, “Hình thức trình
bày bài học trong HĐTN logic, khoa học, rõ ràng, màu sắc sinh động, hấp dẫn, rõ ràng và thể hiện đúng nội dung”, “Học sinh có thể tự học trong một số HĐTN trong tài liệu”, “Phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hỗ trợ giáo dục SKTT cho học sinh lớp 4, 5”, “Các hoạt động tạo được sự liên kết giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong giáo dục SKTT cho học sinh lớp 4, 5”. Trong đó, những người tham gia đánh giá đặc biệt đề cao tính thực tiễn của các HĐTN được thiết kế. Bên cạnh đó, tài liệu đã đáp ứng mục tiêu về phẩm chất và năng lực của Chương trình tổng thể và Chương trình HĐTN 2018; mục tiêu giáo dục SKTT cho học sinh lớp 4, 5. Đặc biệt, tài liệu cũng đã thể hiện mục tiêu của việc thiết kế HĐTN nhằm nâng cao nhận thức của gia đỉnh, nhà trường và cộng động về vấn đề SKTT. Điều này được thể hiện qua việc tài liệu tạo điều kiện cho phụ huynh hướng dẫn học sinh thực hiện một số HĐTN và những hoạt động được thiết kế cũng đảm bảo tính liên kết giữa giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong giáo dục SKTT cho học sinh lớp 4, 5.
Như vậy, những đánh giá trên cho thấy hình thức trình bày tài liệu logic, khoa học và rõ ràng. Tài liệu thiết kế với nhiều hình ảnh sinh động, thu hút phù hợp với nội dung của hoạt động. Quan trọng là những hoạt động được thiết kế đã đáp ứng được mục tiêu của chương trình GDPT 2018 và mục tiêu của việc giáo dục SKTT. Ngồi ra, tài liệu cịn hỗ trợ học sinh trong quá trình đánh giá và phụ huynh học sinh trong quá trình hướng dẫn các em học tập. Những hoạt động được thiết kế cũng tăng sự liên kết giữa bản thân học sinh, nhà trường và cộng đồng. Bên cạnh đó, tài liệu cịn giúp học sinh phát huy được tính tự học và có tính khả thi, vừa sức với đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của học sinh lớp 4, 5. Với những nhận xét chung, những hoạt động trải nghiệm mà đề tài thiết kế được đánh giá là phù hợp với thực tiễn và phù hợp để hỗ trợ giáo viên trong việc giáo dục SKTT cho HSTH.
Bên cạnh những ưu điểm, các chuyên gia tham gia đánh giá đã góp ý và đề xuất một số biện pháp để các hoạt động được tổ chức hiệu quả hơn. Nhìn chung, tài liệu cịn hạn chế trong việc diễn đạt, lỗi chính tả, chưa thống nhất cách sử dụng từ ngữ, thiếu phần giải nghĩa từ khó, ghi nhớ cịn mang tính hàn lâm. Sau khi nhận được những phản hồi từ các chuyên gia, chúng tôi đã xem xét và tiến hành cải tiến và hoàn thiện tài liệu.
3. Kết luận
Học sinh lớp 4, 5 gặp khơng ít khó khăn về các vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần. Phần lớn những vấn đề mà các em mắc phải là do mâu thuẫn trong các mối quan hệ cá nhân khiến các em chưa biết cách nhận biết, thể hiện và điều chỉnh cảm xúc.
Qua khảo sát thực trạng và kết quả thử nghiệm, chúng tơi có một vài nhận xét và đề xuất sau: Những vấn đề liên quan đến SKTT mà HSTH thường gặp và những ưu điểm, hạn chế của việc giáo dục SKTT thông qua HĐTN ở nhà trường tiểu học hiện nay: Giáo viên đã có sự tiếp cận với giáo SKTT, đa số họ có nhận thức đầy đủ về khái niệm, tầm quan trọng, mức độ cần thiết của việc giáo dục SKTT bằng HĐTN. Bên cạnh đó, giáo viên đã tiến hành tổ chức giáo dục SKTT, tuy nhiên họ tự đánh giá tần suất tổ chức vẫn chưa thường xuyên và vẫn còn nhiều hạn chế. Giáo viên cũng đã xác định được những thuận lợi, khó khăn khi tổ chức giáo dục SKTT bằng HĐTN. Theo đó, đa số giáo viên cho rằng ý tưởng dạy học, tài
liệu tham khảo là vấn đề gây khó khăn khi thực hiện dạy học nội dung này bằng HĐTN. Qua đó, thực trạng cho thấy sự cần thiết phải có nguồn tài liệu tham khảo, quy trình thiết kế, các mẫu HĐTN về giáo dục SKTT cho học sinh lớp 4, 5.
Từ cơ sở lý luận và thực trạng giáo SKTT bằng HĐTN cho học sinh lớp 4, 5 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi đã xác định mục đích, ngun tắc thiết kế; tiêu chí lựa chọn nội dung và hình thức thiết kế. Đặc biệt, đề tài đã đề xuất quy trình thiết kế, tiến hành thiết kế và thử nghiệm một số HĐTN giáo dục SKTT ở nhà trường tiểu học. Cụ thể, đề tài đã thiết kế 13 KHDH và 13 bài tài liệu dạy học tương ứng. Đồng thời, chúng tơi đã tiến hành thử nghiệm tính khả thi và hiệu quả bước đầu của các HĐTN ở 2 bài học: Em giữ gìn tình bạn (lớp 4), An tồn khi giao tiếp trên mạng xã hội (lớp 5). Việc thử nghiệm này được tiến hành ở 01 lớp 4 và 01 lớp 5 của trường tiểu học L. Thông qua thực hiện phiếu khảo sát, kết quả cho thấy các HĐTN mà đề tài thiết kế là khả thi và có thể thực hiện được ở nhà trường tiểu học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anh, L. T. (2017). Tâm lý học đường và sự cần thiết trợ giúp tâm lý trong nhà trường phổ
thông hiện nay.
Hà, V. T. (2012). Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý của học sinh tiểu học ở Hà Nội. Hà
Nội.
Hoa, Đ. T. (2014). Đánh giá hiệu quả mơ hình phát triển và can thiệp sớm rối loạn tâm thần
ở học sinh từ 6 - 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên. Thái Nguyên.
Hung, T. V. (2015). Báo cáo tóm tắt Sức khoẻ tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh
niên tại một số tỉnh và thành phố tại Việt Nam. Việt Nam: UNICEF Việt Nam.
NoorAni Ahmad, F. M. (2014). Trends and factors associated with mental health problems
among children and adolescents in Malaysia. Malaysia.
Viện, N. K. (2001). Từ điển Tâm lý học. NXB Văn hóa thơng tin.
WHO. (2003). Investing in mental health. Switzerland: Department of Mental Health and Substance Dependence.