Các hoạt động học:

Một phần của tài liệu KỶ YẾU SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM 2020 2021 (Trang 93 - 98)

1. Hoạt động Khởi động (10 phút) -

Mục tiêu: HS có hứng thú vào bài, (2) - Cách thức tiến hành:

+ HS nhận phiếu có ghi lời bài hát, đọc lời bài hát.

+ HS nghe bài hát và nêu chủ đề được nhắc đến qua bài hát. + HS nghe giới thiệu về giai điệu của bài hát.

BỘ PHẬN NÀO QUAN TRỌNG NHẤT?

(Tam pháp nhập môn)

Lời 1: Lắng nghe! Lắng nghe về chuyện! Một ngày trong khu rừng nọ. Một cuộc

tranh luận xảy ra. Bộ phận nào quan trọng nhất? Muôn thú hãy mau trả lời. Thỏ thì thầm:

“Là đơi tai”. Rồi vội vàng, anh Nhím đáp: “Khơng, khơng! Là gai của mình”.

Lời 2: Chú Hươu đứng nghe liền giận. Lắc đầu đưa ra bình luận. Mình thì quan trọng cổ cao. Vươn được đến tầng cao tít. Hái lá cây ăn no lịng. “Oạp oạp oạp” Ếch góp ý.

Rồi lần lượt Voi kêu vang, Hải Ly, Họa Mi góp lời.

Lời 3: Tất cả chẳng ai nhường nhịn. Giành phần hơn kia về mình. Tồn bộ khu rừng nhốn nhao. Cuối cùng chính là bác Cú, bước ra, bác khun ơn tồn: “Bộ phận nào cũng quý giá, mỗi một lồi sẽ có khác, chúng ta, hãy nên thuận hịa”.

(phỏng theo chuyện Cái gì quan trọng nhất của Antonella Abbatiello)

+ HS nghe hát mẫu.

+ HS hát từng câu, hát cả bài. - Dự kiến sản phẩm: phần hát của HS

- Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS tham gia tích cực, HS hát to rõ, đúng giai điệu, nhịp điệu bài hát.

2. Hoạt động Khám phá vấn đề (15 phút)

- Mục tiêu: (3), (4), (5) - Cách thức tiến hành:

+ GV chia lớp thành 4 nhóm, chuẩn bị 4 lá thăm đánh số: 1, 2, 3, 4 và nêu câu hỏi: + HS dựa vào lời bài hát, trả lời những câu hỏi sau:

1) Muôn thú trong câu chuyện đã tranh cãi về việc gì? 2) Vì sao mỗi con vật lại đưa ra một đáp án khác nhau?

3) Câu chuyện của muôn thú có điểm nào tương tự với chuyện của con người? 4) Bác Cú đã khun mn thú điều gì?

+ Đại diện 4 nhóm HS lên bốc thăm, mỗi nhóm trả lời 1 câu hỏi và điền vào bảng nhóm.

+ Sau 3 phút, HS trình bày kết quả của nhóm.

1) Mn thú trong câu chuyện đã tranh cãi về việc gì?

Trả lời: Mn thú trong câu chuyện đã tranh cãi về câu hỏi: “Bộ phận nào quan trọng nhất?”

2) Vì sao mỗi con vật lại đưa ra một đáp án khác nhau?

Trả lời: Vì các con vật có những bộ phận khác nhau mà con vật nào cũng cho rằng bộ phận của mình là quan trọng nhất.

3) Câu chuyện của mn thú có điểm nào tương tự với chuyện của con người?

Trả lời: Các con thú đều cho rằng bộ phận của mình là quan trọng nhất, khơng ai nhường ai; con người chúng ta thường cho mình là người giỏi nhất, các bạn giỏi thường không chơi với các bạn yếu, các bạn cao thường không chơi với các bạn thấp,...

4) Bác Cú đã khun mn thú điều gì?

Trả lời: Bộ phận nào cũng quý giá, mỗi một lồi sẽ có khác, chúng ta hãy nên thuận hịa.

+ GV nêu câu hỏi cho cả lớp:

Lời khuyên của Bác Cú nhắc nhở chúng ta điều gì?

+ HS trả lời câu hỏi.

Dự kiến câu trả lời: Mỗi người chúng ta có những đặc điểm riêng biệt, ai cũng có ưu điểm, khuyết điểm; chúng ta khơng nên chê bai người khác mà nên tôn trọng lẫn nhau, đối xử lịch sự, công bằng với nhau.

+ GV hỏi:

Như vậy, tôn trọng sự khác biệt của người khác là gì?

+ HS trả lời câu hỏi.

Dự kiến câu trả lời: Tôn trọng sự khác biệt của người khác là tôn trọng những đặc điểm, giá trị riêng của người khác, không phân biệt đối xử hay xem thường, chê bai người khác, biết chia sẻ, cảm thông, đối xử lịch sự và công bằng với mọi người xung quanh.

+ GV hỏi:

Vì sao phải tôn trọng sự khác biệt của người khác?

+ HS trả lời câu hỏi.

Dự kiến câu trả lời: Mỗi người chúng ta đề có giá trị riêng và bình đẳng như nhau, khơng ai hồn hảo, chúng ta tơn trọng sự khác biệt của người khác cũng là đang tơn trọng chính mình và sẽ được người khác tơn trọng.

+ HS nhận xét bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời. + GV nhận xét, góp ý, kết luận.

Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS theo cá nhân và nhóm.

Dự kiến tiêu chí đánh giá: HS nêu được ít nhất 02 biểu hiện của tơn trọng sự khác biệt và 01 lí do phải tơn trọng sự khác biệt với mọi người.

3. Hoạt động Tổng kết (10 phút)

- HS hát trình diễn bài hát: hình thức thi hát kết hợp phân vai (kết hợp gõ song loan và minh họa)

+ HS thảo luận cách thể hiện, luyện tập trong nhóm + HS trình diễn trước lớp theo nhóm

+ HS bình chọn chéo phần trình diễn ấn tượng - HS nêu lại nội dung bài học.

Một phần của tài liệu KỶ YẾU SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM 2020 2021 (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w