1. Xác định vấn đề
2.2.2. Ra quyết định cá nhân dựa trên thực tế
Người ra quyết định thường ít vận dụng phương án sáng tạo của họ. Những lựa chọn có xu hướng chỉ giới hạn quanh các phương án hiện có hoặc phương án đã được biết đến chứ ít khi tìm kiếm phương án mới lạ. Một chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực ra quyết định mới đây đã kết luận: "Hầu hết những quyết định quan trọng đều được đưa ra bởi trực giác, chứ không phải bởi một mơ hình theo quy tắc được xác định".
*Ra quyết định trong điều kiện tính hợp lý có giới hạn
Khi đối mặt với một vấn đề phức tạp, người ta thường đơn giản hóa vấn đề, giảm bớt tính phức tạp để tìm cách giải quyết.
Trên thực tế, người ta gặp khó khăn trong việc cân nhắc và giải quyết các vấn đề với yêu cầu có sự hợp lý toàn diện, nên các cá nhân thường cân nhắc trong phạm vi ''tính hợp lý có giới hạn".
Theo một số cách thức quen thuộc, người ra quyết định sẽ tiến tới xem xét lại các phương án thay thế cho đến khi nào anh ta xác định được một phương án lựa chọn "đủ tốt" - nghĩa là ở mức chấp nhận được. Khi tìm được phương án lựa chọn đầu tiên đáp ứng được kết quả này, cuộc tìm kiếm chấm dứt. Vì vậy, giải pháp cuối cùng là kết quả của một sự lựa chọn thỏa mãn hóa chứ khơng phải một sự lựa chọn tối ưu, giải pháp mọi người phải hài lòng, vừa phải, vừa đủ.
*Ra quyết định bằng trực giác
Ra quyết định bằng trực giác là một quá trình vô thức được tạo ra nhờ kinh nghiệm tích lũy được.
Kinh nghiệm cho phép các chuyên gia nhận ra tình huống và dựa vào những thơng tin có được từ trước kết hợp với tình huống đó để nhanh chóng đi đến quyết định. Kết quả là người ra quyết định bằng trực giác có thể quyết định nhanh chóng với một lượng thông tin hạn chế. Trực giác là một phương pháp luận chứng phát triển cao và rất phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều năm kinh nghiệm và học tập.
*Xác định vấn đề trên thực tế
Nếu một người ra quyết định gặp phải một sự xung đột giữa việc lựa chọn một vấn đề quan trọng đối với tổ chức và một vấn đề quan trọng đối với nguời ra quyết định đó, trong trường hợp này thì lợi ích cá nhân thường giành phần thắng. Người ra quyết định ln có lợi ích lớn nhất trong việc giải quyết những vấn đề được nhiều người biết đến.
35
*Hạn chế trong việc tìm kiếm các phương án lựa chọn
Người ra quyết định hiếm khi tìm kiếm một giải pháp tối ưu, mà thường là một giải pháp thỏa mãn hóa, nên các quyết định thường có tính sáng tạo thấp. Quá trình tìm kiếm thường chỉ hạn chế quanh phương án lựa chọn hiện có hoặc truyền thống. Người ta chỉ đưa ra các phương án lựa chọn có tính sáng tạo khi cuộc tìm kiếm đơn giản khơng thể tìm ra một giải pháp thỏa mãn.
Trong quá trình ra quyết định cá nhân đừng có định kiến quá tự tin, chỉ chú trọng đến thông tin ban đầu và không điều chỉnh một cách tương ứng với các thông tin khác hoặc tìm kiếm thơng tin để củng cố lựa chọn của mình trong quá khứ, không để ý những thơng tin phủ nhận những lựa chọn đó.
*Tìm kiếm và lựa chọn thơng tin trên thực tế
Để tránh quá tải thông tin, người ra quyết định dựa vào phương pháp suy diễn (heuristics), hay còn gọi là các lối tắt suy xét, trong việc ra quyết định.
Suy diễn từ thơng tin sẵn có
Những sự kiện gợi lên tình cảm, những sự kiện đặc biệt sâu sắc hay những sự kiện mới xảy ra có xu hướng thường trực trong trí nhớ của chúng ta. Do đó, chúng có xu hướng thiên về đánh giá quá mức các sự kiện không hay xảy ra (như tai nạn máy bay). Phương pháp suy diễn từ thơng tin sẵn có cũng có thể lý giải tại sao các nhà quản lý khi đưa ra những đánh giá kết quả hàng năm, lại có xu hướng đánh giá cao hơn những hành vi vừa xảy ra của một nhân viên so với những hành vi xảy ra sáu hay chín tháng trước.
Suy diễn từ thông tin đại diện
Trong việc ra quyết định các cá nhân thường sử dụng phương pháp suy diễn từ thông tin đại diện.
Việc suy diễn từ các thông tin đại diện khá phổ biến trong việc ra quyết định nhất là trong việc đánh giá một người hoặc một tổ chức. Việc đánh giá có thể chính xác nếu thơng tin đại diện là trung thực và phản ánh đúng bản chất của con người hoặc hiện tượng.
*Cam kết tăng dần trong việc ra quyết định
Cam kết tăng dần là sự gia tăng cam kết đối với một quyết định bất chấp có những thơng tin tiêu cực về quyết định đó.
Hiện tượng cam kết tăng dần có thể có những ý nghĩa tiêu cực về quản lý. Có nhiều trường hợp tổ chức chịu thiệt hại nặng nề bởi vì một nhà quản lý quyết tâm chứng minh quyết định ban đầu của mình là đúng bằng cách tiếp tục dành các nguồn lực của tổ chức để thực hiện quyết định, mặc đù điều đó đã gây ra sự thiệt
hại ngay từ đầu. Hơn nữa, tính nhất quán là một đặc điểm thường thấy ở các nhà lãnh đạo giỏi. Vì vậy, để chứng tỏ mình là người lãnh đạo giỏi các nhà quản lý có thể cố gắng tỏ ra mình là người nhất quán không thay đổi quyết định của mình ngay cả khi họ biết rằng nếu thay đổi quyết định theo một hướng khác có thể tốt hơn. Trên thực tế, các nhà quản lý hiệu quả là những người có thể phân biệt được các tình huống mà trong đó sự nhất quán mang lại kết quả với những tình huống mà sự nhất quán chỉ làm tổn hại.
*Ảnh hưởng của đặc điểm tính cách cá nhân trong ra quyết định
Đặc điểm tính cách cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến q trình ra quyết định của họ.
Mơ hình về "kiểu" ra quyết định cá nhân
Mơ hình về các kiểu ra quyết định cá nhân xác định bốn kiểu ra quyết định khác nhau. Đây là các kiểu ra quyết định điển hình của nhà quản lý nên bất cứ ai cũng có thể áp dụng.
Cơ sở của mơ hình này là việc thừa nhận rằng mọi người khác nhau theo hai khía cạnh "cách tư duy và mức độ rõ ràng của thông tin". Một là về cách tư duy. Một số người rất lơgíc và lý trí. Họ xử lý thông tin theo trình tự lơgic. Trong khi đó, một số người rất cảm tính. Hai là về mức độ rõ ràng của thơng tin. Khi hai khía cạnh này được lập thành biểu đồ, chúng hình thành bốn kiểu ra quyết định (xem Hình 3.2), đó là: chỉ thị, phân tích, nhận thức và hành vi.
Hình 2.2: Mơ hình “kiểu” ra quyết định cá nhân
Những người sử dụng kiểu ra quyết định chi thị thường có mức độ rõ ràng của thơng tin thấp và thường tìm kiếm tính hợp lý tương đối. Họ là những người