Nâng cao tính sáng tạo trong việc ra quyết định cá nhân *Tiềm năng sáng tạo của con người trong tổ chức

Một phần của tài liệu Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 31 - 32)

1. Xác định vấn đề

2.2.3. Nâng cao tính sáng tạo trong việc ra quyết định cá nhân *Tiềm năng sáng tạo của con người trong tổ chức

*Tiềm năng sáng tạo của con người trong tổ chức

Sáng tạo cho phép người ra quyết định đánh giá đầy đủ và hiểu thấu đáo vấn đề, thấy được các vấn đề mà người khác khơng thấy.

Tính sáng tạo của cá nhân trong ra quyết định là khả năng kết hợp các ý tưởng theo một cách riêng biệt hoặc khả năng tạo ra những kết hợp khác thường giữa các ý tưởng. Sáng tạo cho phép người ra quyết định thẩm định và hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề, bao gồm cả những vấn đề mà người khác khơng nhìn thấy.

Hầu hết mọi người phát huy được tiềm năng sáng tạo khi phải đối mặt với vấn đề ra quyết định. Nhưng để đạt tới được tiềm năng đó, họ phải thoát ra khỏi các lổi mòn về tư duy và phải học cách tư duy về một vấn đề theo những cách khác nhau. Sáng tạo đem lại sức mạnh cho tổ chức, tạo cho tổ chức sự năng động, luôn phát triển.

Ba thành tố của tính sáng tạo: năng lực chuyên môn, kỹ năng tư duy sáng tạo và động cơ thôi thúc công việc.

*Các phương pháp thúc đẩy tính sáng tạo nhân

Phương pháp chỉ thị trực tiếp hay mệnh lệnh

Đôi khi hành động đơn giản nhất lại có sức mạnh rất to lớn. Điều đó dường như đúng với việc thúc đẩy tính sáng tạo. Thực tế cho thấy, nếu nhà quản lý ra lệnh cho một nhân viên nào đó phải "sáng tạo1', phải tránh những cách tiếp cận thông thường, quen thuộc đối với một vấn đề thì họ có thể sẽ có được các ý tưởng độc đáo từ nhân viên của họ.

Phương pháp chỉ thị trực tiếp dựa vào một thực tế là người ta có xu hướng chấp nhận các giải pháp rõ ràng và quen thuộc, tư duy theo lối mòn và những xu hướng này thường ngăn cản họ hoạt động hết năng lực của mình.

Phương pháp liệt kê thuộc tính

Trong liệt kê thuộc tính, người ra quyết định sẽ liệt kê các thuộc tính hay đặc điểm chủ yếu của phương án cũ hay phương án lựa chọn truyền thống.

Phương pháp liệt kê thuộc tính là phương pháp dễ áp dụng, nó được dựa trên cơ sở phương án lựa chọn cũ, tuy nhiên nó đem lại hiệu quả cao. Phương pháp liệt kê thuộc tính cũng là phương pháp phổ biến được áp dụng trên thực tế.

Phương pháp tư duy zic-zắc

Trong lối tư duy zỉc-zẳc quá trình tư duy diễn ra khơng theo trình tự. Chẳng

hạn, bạn có thể giải quyết một bài tốn bắt đầu từ đáp số của nó chứ khơng phải từ cách giải. Từ đáp số bạn suy ra cách giải, chứ khơng phải từ cách giải để tìm ra đáp số. Lối tư duy này không cần phải đúng tại mỗi bước.

Hơn nữa, lối tư duy zíc-zac không hạn chế người ra quyết định ở những thông tin liên quan, họ có thể sử dụng những thông tin ngẫu nhiên và thông tin không liên quan để đem lại một phương thức mới trong nhìn nhận vấn đề. Phương pháp này cho phép tận dụng kinh nghiệm, bài học đã tích luỹ được của cá nhân trong việc ra quyết định một cách sáng tạo.

Một phần của tài liệu Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)