TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
3.3.3. Các chương trình quản lý nhằm tạo động lực
• Quản lý theo mục tiêu
Có bốn thành phần cơ bản đối với các chương trình quản lý bằng mục tiêu: tính cụ thể của mục tiêu, việc ra quyết định có sự tham gia, trong khoảng thời gian cụ thể và sự phản hồi kết quả. Các mục tiêu trong chương trình quản lý bằng mục tiêu cần phải được phát biểu ngắn gọn súc tích bằng những thành tích được kỳ vọng.
Các mục tiêu trong chương trình quản lý bằng mục tiêu không phải được người quản lý đơn phương đặt ra và sau đó phân cơng cho các thuộc cấp. Quản lý bằng mục tiêu thay thế các mục tiêu được áp đặt bằng các mục tiêu được đặt ra với sự tham gia thảo luận của nhân viên, cấp trên và cấp dưới cùng nhau lựa chọn các mục tiêu và nhất trí về việc sẽ đo lường các mục tiêu này như thế nào.
• Chương trình suy tơn nhân viên
Trong nền kinh tế toàn cầu với sự canh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, phần lớn các công ty chịu sức ép và khó khăn về chi phí và về tài chính. Điều này càng làm cho các chương trình suy tơn nhân viên trở nên hấp dẫn và được sử dụng rộng rãi.
• Chương trình khuyến khích nhân viên tham gia vào q trình ra quyết
định
Thu hút sự tham gia của nhân viên cụ thể có nghĩa là một quá trình thu hút sự tham gia nhằm tận dụng toàn bộ năng lực của nhân viên và q trình này được thiết kế để khuyến khích lịng tận tụy vì sự thành cơng của tổ chức. Chương trình tham gia có bốn hình thức sau:
- Quản lý có sự tham gia: Để chương trình này phát huy tác dụng, cần
phải có đủ thời gian để tham gia, những vấn đề mà trong đó các nhân viên được thu hút tham gia phải thích hợp với họ, các nhân viên phải có năng lực tham gia (trí thơng minh, kiến thức chuyên môn và kỹ năng giao tiếp) và văn hoá của tổ chức phải ủng hộ cho sự tham gia của nhân viên
- Tham gia đại diện: Thay vì tham gia trực tiếp vào các quyết định, các
nhân viên cử đại diện của mình tham gia vào q trình ra quyết định. - Vịng chất lượng là một nhóm gồm tám đến mười nhân viên và giám
sát viên có cùng chung một lĩnh vực trách nhiệm.