TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
3.1. Động lực của cá nhân trong tổ chức
Động lực là các quá trình thể hiện cường độ, định hướng và mức độ nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu. Ba thành tố chính trong định nghĩa động lực là: cường độ, định hướng và sự bền bỉ. Cường độ mô tả mức độ cố gắng của một người. Những nổ lực hướng tới và phù hợp với mục tiêu của tổ chức là những nỗ lực cần phải có. Nỗ lực cần phải được xem xét trên phương diện bền bỉ. Yếu tố này đánh giá thời gian một người có thể duy trì nỗ lực, đảm nhận công việc cho đến khi đạt được mục tiêu.
Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động.
Động lực của người lao động chịu tác động và ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Các nhân tố đó có thể phân thành 3 nhóm như sau:
Nhóm nhân tố thuộc vể người lao động, bao gồm:
- Thái độ, quan điểm của người lao động trong công việc và đối với tổ chức
- Nhận thức của người lao động về giá trị và nhu cầu cá nhân - Năng lực và nhận thức về năng lực của bản thân người lao động - Đặc điểm tính cách của người lao động.
Nhóm nhân tố thuộc về cơng việc, bao gồm:
- Đòi hỏi về kỹ năng nghề nghiệp
- Mức độ chun mơn hố của công việc - Mức độ phức tạp của công việc