Các học thuyết về tạo nhu cầu

Một phần của tài liệu Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 37 - 38)

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

3.2.3. Các học thuyết về tạo nhu cầu

Học thuyết nhu cầu của Maslow

Trên thực tế học thuyết về tạo động lực được biết đến nhiều nhất là học

thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow. Ông đặt ra giả thuyết rằng trong mọi

con người đều tồn tại một hệ thống nhu cầu 5 thứ bậc sau đây:

*Nhu cầu sinh lý: bao gồm ăn, mặc, ở, đi lại và các nhu cầu thể xác khác. *Nhu cầu về an toàn: bao gồm an ninh và bảo vệ khỏi những nguy hại về thể chất và tình cảm.

*Nhu cầu xã hội: bao gồm tình thương, cảm giác trực thuộc, được chấp nhận và tình bạn.

*Nhu cầu được tôn trọng: bao gồm các yếu tố bên trong như tự trọng, tự chủ và thành tựu và các yếu tố bên ngồi như địa vị, được cơng nhận và được chú ý.

*Nhu cầu tự hoàn thiện: động cơ trở thành những gì mà ta có khả năng; bao gồm sự tiến bộ, đạt được tiềm lực của mình và tự tiến hành công việc.

Maslow đã chia năm loại nhu cầu thành các cấp bậc cao thấp. Cơ bản và an toàn là các nhu cầu bậc thấp và xã hội, được tôn trọng và tự hoàn hiện là các nhu cầu bậc cao. Sự khác nhau là các nhu cầu bậc cao được thỏa mãn bên trong (bên trong con người) trong khi các nhu cầu bậc thấp dễ dàng được thỏa mãn từ bên ngồi.

Học thuyết ba nhu cầu (McClelland)

David McClelland và những người khác đã đề ra ba động cơ hay nhu cầu chủ yếu tại nơi làm việc:

*Nhu cầu về thành tích (rtAch): Động cơ để trội hơn, để đạt được thành tích xét theo một loạt các tiêu chuẩn, để phấn đấu thành công.

*Nhu cầu về quyền lực (nPow): Nhu cầu làm gây ảnh hưởng tới hành vi và cách ứng xử của người khác, mong muốn người khảc làm theo ý mình

*Nhu cầu về hịa nhập (nAff): Sự mong muốn có được các mối quan hệ thân

thiện và gần gũi giữa người với người.

Trong ba nhu cầu trên, McClelland và các nhân viên nghiên cứu sau này chủ yếu tập trung chú ý vào nhu cầu thành tích. Khi cơng việc địi hỏi trách nhiệm và

hiệu quả cao, mức độ rủi ro trung bình thì những người có thành tích sẽ có động lực.

Một phần của tài liệu Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)