Học thuyết kỳ vọng (Victor Vroom)

Một phần của tài liệu Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 38)

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

3.2.3. Học thuyết kỳ vọng (Victor Vroom)

Mặc dù học thuyết này cũng gặp phải sự chỉ trích và phê phán, nhưng cho đến nay học thuyết này giải thích tồn diện nhất về động lực. Về căn bản, học thuyết kỳ vọng cho rằng cường độ của xu hướng hành động theo một cách nào đó phụ thuộc vào độ kỳ vọng rằng hành động đó sẽ đem đến một kết quả nhất định' và tính hấp dẫn của kết quả đó đối với cá nhân. Vì vậy, lý thuyết này bao gồm ba biến số sau đây:

*Mối quan hệ phần thưởng và mục đích cá nhân: Tầm quan trọng mà cá nhân

đặt vào kết quả hay phần thưởng tiềm tàng có thể đạt được trong công việc. Biến số này xem xét các nhu cầu không được thỏa mãn của cá nhân.

*Mối liên hệ giữa kết quả và phần thưởng: Mức độ cá nhân tin rằng thực hiện công việc ở một mức độ cụ thể nào đó sẽ dẫn đến việc thu được một kết quả mong muốn.

*Mối liên hệ giữa nỗ lực và kết quả: Khả năng một cá nhân nhận thức được

rằng bỏ ra một nỗ lực nhất định sẽ đem lại kết quả.

Nhân viên có thể so sánh với bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp hoặc cộng sự ở các tổ chức công ty khác hoặc so sánh công việc hiện tại với công việc trong quá khứ của họ. Đối tượng họ lựa chọn tham chiếu sẽ phụ thuộc vào chính sự cuốn hút của đối tượng được lựa chọn. Bốn biến số ơn hịa là giới tính, thời gian nhiệm kỳ, cấp bậc ở tổ chức và trình độ học vấn hoặc trình độ nghiệp vụ.

Dựa trên lý thuyết, nhân viên ý thức được sự bất công sẽ chọn một trong sáu điều sau:

- Thay đổi đầu vào. - Thay đổi thu nhập.

- Thay đổi sự nhận thức về bản thân. - Thay đổi nhận thức về người khác. - Chọn một đối tượng so sánh. - Rời bỏ công việc.

Một phần của tài liệu Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)