LÃNH ĐẠO VÀ QUYỀN LỰC
5.1. Lãnh đạo và quyền lực: Khái niệm, mối quan hệ và sự khác biệt 1 Khái niệm
5.1.1. Khái niệm
Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định.
Các thuật ngữ „lãnh đạo” và “quản lý” thường được dùng lẫn lộn, nhưng thực chất, giữa các thuật ngữ này có một số sự khác biệt nhất định. Quản lý thường được hiểu là việc thực hiện các chức năng cơ bản như kế hoạch hoá, tổ chức, điều phối và kiểm soát các hoạt động để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Do vậy, các nhà quản lý sẽ quan tâm hơn tới các mục tiêu ngắn hạn và hiệu quả trong việc đạt các mục tiêu đó. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại có cái nhìn tổng qt hơn, huớng đến những mục tiêu dài hạn, chú trọng vào các vấn đề trao đổi, giao tiếp, thúc đấy, tạo động lực và thu hút người lao động vào thực hiện mục tiêu.
Nói một cách khác, người quản lý làm cho nhân viên phải tuân thủ do thẩm quyền từ vị trí của họ, cịn người lãnh đạo sẽ khiến những người khác nỗ lực làm việc bằng cách chia sẻ, trao đổi. động viên và thu hút họ. Ngoài ra, những người lãnh đạo khơng chỉ có trong các nhóm chính thức, tức là các nhóm tuân thủ hệ thống thứ bậc quản lý nhất định, mà cịn có trong cả các nhóm khơng chính thức.
Phong cách lãnh đạo được hiểu là cách thức điển hình mà người quản lý thực hiện chức năng và đối xử với nhân viên của mình. Các phong cách lãnh đạo
khác nhau sẽ ảnh hưởng đến mức độ sử dụng quyền lực của nhà quản lý và mức độ tham gia của nhân viên trong việc ra quyết định. Những nghiên cứu của Tarmenbaum và Schmidt năm 1973 cho thấy có bốn loại phong cách lãnh đạo điển hình sau đây:
- Chuyên quyền (Tells): Người quản lý quyết định mọi vấn đề và hướng
dẫn cho nhân viên thực hiện. Nhân viên không được tham gia bất cứ ý kiến gì vào quá trình này.
- Thuyết phục (Sells): Người quản lý vẫn quyết định mọi vấn đề. giải thích cho nhân viên và cố gắng thuyết phục, khuyến khích họ thực hiện các quyết định ấy một cách tự nguyện.
- Dân chủ (Consults): Người quản lý thảo luận với nhân viên về vấn đề
cần giải quyết, xem xét và cân nhắc các lời khuyên, các giải pháp do nhân viên đề xuất nhưng sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
- Tham gia (Joint): Người quản lý nhận định vấn đề, xem xét các giới hạn và cùng nhân viên thảo luận về các giải pháp. Quyết định cuối cùng sẽ dựa trên cơ sở nhất trí của cả người quản lý và tất cả mọi thành viên.
Quyền lực là khả năng gây ảnh hường tới các quyết định cá nhân hay tập thể. Chảng hạn, một người nắm giữ quyền lực có thể buộc một nhân viên dưới quyền mình phải đảm bảo tiến độ cơng việc chung, bất kể bản thân anh ta có muổn hay khơng.
Khía cạnh quan trọng nhất của quyền lực là sự phụ thuộc. Sự phụ thuộc của một người vào người khác càng lớn bao nhiêu thì quyền lực của người thứ hai đối với người thứ nhất càng mạnh bấy nhiêu.
Tính phụ thuộc có quan hệ tỷ lệ nghịch với các nguồn cung ứng thay thế. Khi
một người sở hữu bất cứ thứ gì mà những người khác đòi hỏi nhưng chỉ riêng người đó có quyền kiểm sốt, thì khi đó người chủ sở hữu lập tức có quyền lực bởi vì những người khác phụ thuộc vào anh ta.
Sự phụ thuộc tăng lên khi nguồn lực mà một cá nhân hay một tổ chức nào đó kiểm sốt có ý nghĩa quan trọng và khan hiếm.
Tầm quan trọng: Nếu không một ai muốn có những gì mà một cá nhân đang
kiểm sốt thì sẽ khơng có sự phụ thuộc. Vì vậy, để tạo ra sự phụ thuộc, người ta phải kiểm sốt những gì được xem là quan trọng.
Sự khan hiếm: Nếu cá nhân hay tổ chức sở hữu những gì có nhiều, việc đó