37hiệu quả và lơgíc Nhưng việc họ quan tâm tới tính hiệu quả thường dẫn đến việc

Một phần của tài liệu Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 29 - 31)

1. Xác định vấn đề

37hiệu quả và lơgíc Nhưng việc họ quan tâm tới tính hiệu quả thường dẫn đến việc

hiệu quả và lơgíc. Nhưng việc họ quan tâm tới tính hiệu quả thường dẫn đến việc họ ra quyết định trong điều kiện có rất ít thơng tin và rất ít phương án lựa chọn. Kiểu ra quyết định chỉ thị có hiệu quả khi phải nhanh.

Trong kiểu ra quyết định phân tích, mức độ rõ ràng về thông tin lớn hơn nhiều so với ra quyết định theo kiểu chỉ thị. Người ra quyết định kiểu này muốn có nhiều thơng tin hơn và xem xét nhiều phương án lựa chọn hơn so với những người ra quyết định kiểu chỉ thị. Các nhà quản lý mang tính phân tích thường là những người ra quyết định thận trọng, có phương án thích nghi và đối phó với những tình huống mới.

Những người ra quyết định kiểu nhận thức thường có tầm nhìn rất rộng và thường xem xét nhiều phương án lựa chọn. Họ quan tâm đến nhiều vấn đề và rất giỏi trong việc tìm kiếm các giải pháp sáng tạo cho vấn đề.

Những người ra quyết định kiểu hành vi thường là những người biết phối hợp tốt với những người khác. Họ quan tâm đến thành tích của các đồng nghiệp và nhân viên dưới quyền. Họ dễ dàng tiếp thu những gợi ý của người khác và thường dựa nhiều vào những cuộc họp để tìm kiếm thơng tin và các phương án để ra quyết định. Nhà quản lý loại này thường cố gắng tránh xung đột và tìm kiếm sự thoả hiệp.

Từ mơ hình này có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, mặc dù bốn kiểu ra quyết định này là riêng biệt, song hầu hết các nhà quản lý đều không chỉ rơi vào một kiểu.

Thứ hai, các sinh viên chuyên ngành kinh doanh, các nhà quản lý cấp thấp và

cả các nhà điều hành cao cấp đều có xu hướng ra quyết định kiểu phân tích.

Thứ ba, ngồi việc tạo ra một cơ sở cho việc xem xét những khác biệt cá nhân, việc tập trung vào các kiểu ra quyết định có thể giúp chúng ta hiểu được vì sao mà những người thông minh như nhau, cùng được đào tạo ở một trường đại học, được tiếp cận cùng một thông tin, lại khơng có cùng kiểu ra quyết định và đưa ra quyết định cuối cùng khác nhau.

Cấp độ phát triển đạo đức

Phát triển đạo đức là nội dung quan trọng của quản lý cần phải được đề cập tới trong việc ra quyết định cá nhân. Hiểu biết về khía cạnh này có thể giúp chúng ta thấy được vì sao mà những người quản lý lại áp đặt những chuẩn mực đạo đức khác nhau lên các quyết định của mình.

Hình 2.3: Các giai đoạn phát triển đạo đức

Các nghiên cứu về các giai đoạn phát triển đạo đức cho chúng ra rút ra được một số kết luận. Thứ nhất, mọi người thường tiến triển qua sáu giai đoạn phát triển

của đạo đức theo lối bậc thang. Họ leo dần từng bậc trên một chiếc thang, từng nấc một, khơng nhảy cóc trên nấc thang. Thứ hai, khơng có gì bảo đảm về sự phát triển liên tục. Việc phát triển có thể ngừng ở bất cứ giai đoạn nào. Thứ ba, hầu hết

những người trưởng thành là ở giai đoạn 4. Họ bị giới hạn trong việc phải tuân thủ các quy tắc và luật lệ của xã hội. Cuối cùng, một nhà quản lý càng đạt tới giai đoạn cao hơn, thì người đó càng có khả năng đưa ra những quyết định đạo đức hơn.

*Những hạn chế của tổ chức ảnh hưởng tới việc ra quyết định cá nhân

Bản thân tổ chức cũng có những hạn chế đối với ra quyết định cả nhân.

Đánh giá kết quả

Trong việc ra quyết định, các nhà quản lý bị tác động mạnh mẽ bởi những tiêu chí được sử dụng để đánh giá họ.

Hệ thống khen thưởng

Hệ thống khen thưởng của tổ chức tác động đến những người ra quyết định bằng việc gợi ý cho họ thấy sự lựa chọn nào được khuyến khích.

Những hạn chế về thời gian

Mơ hình ra quyết định lý tưởng thường khơng tính đến thực tế rằng, trong các tổ chức, các quyết định thường đi kèm với những hạn chế về thời gian. Các tổ chức thường đưa ra hạn chót đối với một quyết định nào đó.

39

Những tiền lệ

Tiền lệ là các trường hợp tương tự đã có, đã xảy ra. Theo mơ hình ra quyết định hợp lý có thể dẫn tới một quan điểm phi thực tiển là quyết định cụ thể là những sự kiện độc lập và riêng rẽ.

*Những khác biệt văn hoá trong việc ra quyết định

Mơ hình ra quyết định lý tưởng không thừa nhận những khác biệt về văn hoá. Tuy nhiên, trên thực tế người Ả Rập không nhất thiết đưa ra những quyết định giống người Mỹ. Vì vậy, chúng ta cần thừa nhận rằng nguồn gốc văn hóa của người ra quyết định có thể có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn của anh ta đối với các vấn đề, chiều sâu của phân tích, mức độ nhấn mạnh vào lơgíc và tính hợp lý, hay liệu những quyết định của tổ chức được đưa ra có tính chất cá nhân hay tập thể v.v...

Một phần của tài liệu Bài giảng Hành vi tổ chức (Dùng cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)