Bà Phạm Thị Hằng – Thành viên TCTCVM Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 110 - 125)

Nguồn: TCTCVM Thanh Hóa

Nói về vai trị của TCVM, Bà cho biết: “ Nếu ngày ấy Tài chính vi mơ Thanh

Hóa khơng về có lẽ cuộc sống của gia đình tơi khơng được như bây giờ, nhờ có Quỹ mà bản thân tôi làm được nhiều thứ mà trước đây tôi chưa từng nghĩ đến.....”

Bà Trần Thị Phượng

Bà Trần Thị Phượng – hiện đang sinh sống tại Quảng Nhân, Quảng Xương, Thanh Hóa, gia đình bà được xếp vào hộ nghèo.

Khi biết có TCTCVM ở Thanh Hóa, Bà đã tiếp cận vay vốn. Món vay đầu tiên của Bà là 3 triệu đồng, đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi.

Sau khi trả gốc và lãi của món vay đầu tiên đúng hạn, Bà vay tiếp 5.310.000 đồng. Quỹ hỗ trợ được phát triển và mở rộng, gia đình Bà Phượng cũng được vay mức vốn cao hơn là 7.434.000 đồng ở chu kỳ 3. Nhờ có vốn cho sản xuất, hiện nay gia đình Bà đã thốt nghèo, đời sống đương nâng cao, kinh tế ổn định, gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Theo Bà Phượng: "TCTCVM Thanh Hóa đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho gia đình Bà được vay vốn, cuộc sống gia đình đã phần nào khắc phục được khó khăn. Cách hồn trả vốn theo tháng rất thuận tiện và cịn giúp gia đình có một khoản tiết kiệm nhỏ để phòng cuộc sống."

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NGHÈO BỀN VỮNG

2.4.1 Mặt được

Thời gian vừa qua, hoạt động tài chính vi mơ đã tỏ ra là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, thể hiện bằng những kết quả đáng ghi nhận sau đây:

Thứ nhất, các TCTVM có sự tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2012- 2017. Mặc dù thời gian hoạt động khơng giống nhau, có tổ chức đã đi vào hoạt động lâu, có tổ chức mới đi vào hoạt động được hai năm, song các tổ chức đều tăng trưởng về khách hàng, dư nợ, vốn chủ sở hữu… Điều này chứng tỏ, các đơn vị đều có kết quả kinh doanh tốt, mở rộng được hoạt động kinh doanh và có lãi.

Thứ hai, rủi ro trong hoạt động thấp, thông qua các chỉ số nợ quá hạn, nợ xấu

thấp. Không chỉ có các TCTCVM có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp, qua tìm hiểu, các Quỹ TDND được khảo sát cũng có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp, Quỹ TDND Nghĩa Thái (Nghệ An) tỷ lệ này bằng khơng, nghĩa là khơng có khoản vay nào q hạn.

Đối với các TCTCVM, việc đảm bảo tiền vay chỉ thơng qua bảo lãnh, tín chấp mà khơng bảo đảm bằng tài sản của khách hàng trong khi lãi suất cho vay khơng phải thấp, thậm chí cịn rất cao tưởng chừng như rất rủi ro nhưng theo ý kiến của đại diện các TCTCVM này: người nghèo ở Việt Nam là những người có lịng tự trọng cao. Đối với họ, khi vay vốn ln là nỗi lo, địi hỏi phải trả lại, nếu không trả lại sẽ mang tiếng với hàng xóm, ảnh hưởng đến các thành viên trong nhóm vay vốn và họ khơng thể tiếp tục vay vốn được nữa. Vì vậy, họ ln có ý thức cố gắng làm việc để trả nợ.

Trong thực tế, cũng có nhiều rủi ro khi cho các khách hàng là người nghèo vay vốn. Ví dụ tại TCTCVM Tình thương, bà Trần Thị Tuyết Nhung – Phó tổng Giám đốc tổ chức này cho biết: TYM đã gặp trường hợp ở Nam Định, khi cho một xóm nghèo vay vốn. Xóm có tiếng là “xóm khơng chồng” có nhiều đối tượng mắc nghiện, trộm cắp. Khi

cho vay, họ khơng hồn trả số tiền xin vay, nhưng sau khi vận động, họ đã trả lại đầy đủ cả gốc và lãi.

Thứ ba, các TCTCVM đã thực hiện cung cấp tài chính đến đúng đối tượng là

người nghèo. Khách hàng là người nghèo còn chia nhỏ ra là khách hàng là phụ nữ nghèo, yếu thế trong xã hội; người có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ có sử dụng lao động là người nghèo…Trong đó, các tổ chức chú trọng vào hỗ trợ khách hàng là phụ nữ nghèo là chủ yếu, tiêu biểu là Quỹ phát triển phụ nữ Hà Tĩnh, TCTCVM Tình Thương – TYM đều ưu tiên cung cấp dịch vụ TCVM cho phụ nữ nghèo. Khảo sát cho thấy, nhóm khách hàng nghèo và phụ nữ nghèo vẫn đang là khách hàng mục tiêu trong việc đáp ứng nhu cầu tiếp cận tài chính của các TCTCVM. Như vậy có thể thấy được, các TCTCVM dù rất quan tâm đến lợi nhuận nhưng vẫn kiên định thực hiện theo sứ mệnh, mục tiêu hoạt động của mình.

Thứ tư, TCVM thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với người nghèo trong

việc xóa đói giảm nghèo bền vững. Qua khảo sát ở những tổ chức cho vay người nghèo, số lượng khách hàng ngày càng tăng, dư nợ tăng trưởng nhanh chóng, giá trị khoản vay tăng lên hàng năm (dư nợ trung bình/người), có nhiều tấm gương điển hình vươn lên thốt nghèo, đây là những biểu hiện rõ nét nhất đối với hiệu quả từ cho vay người nghèo. Điều này cũng được khẳng định khi phỏng vấn khách hàng ở Chi nhánh TCTCVM Tình Thương ở Thanh Hóa, khách hàng có chuyển biến tích cực từ trước và sau khi tham gia vào TYM, và có thái độ hài lịng đối với dịch vụ được cung cấp.

Không những thế, ý nghĩa của việc thốt nghèo bền vững cịn thể hiện ở việc gắn kết giữa khách hàng và tổ chức. Theo bà Hồng Thị Tình – Giám đốc phụ trách nhân sự của TCTCVM Thanh Hóa: “khách hàng khi đã vay vốn tại TCTCVM Thanh Hóa đã khơng coi cán bộ tín dụng đơn thuần chỉ là người giúp đỡ mang lại vốn vay cho họ, mà còn coi như người thân trong nhà, lễ, tết đều mang quà đến cho cán bộ”. Theo bà Trần Thị Tuyết Nhung – Phó tổng Giám đốc TCTCM Tình Thương – TYM: sau 25 năm hoạt động, tổng kết lại có nhiều thành viên đã gắn kết từ thời kỳ đầu quỹ TYM hoạt động đến bây giờ, thành viên không vay vốn những vấn gửi tiết kiệm. Sở dĩ có sự gắn kết chặt chẽ như vậy là do khách hàng là người nghèo nhận thức được ý nghĩa to lớn của TCTCVM mang lại cho họ, khơng chỉ có đồng vốn, mà cịn giúp họ biết cách kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.

Đối với các TCTCVM, cho vay người nghèo cũng mang lại lợi ích. Theo đại diện các TCTCVM, họ là những tổ chức có thu để bù đắp chi phí vì vậy khi kinh doanh có lợi nhuận mới có thể tồn tại được. Đại diện các tổ chức được hỏi cho biết: lương của cán bộ tại tổ chức hiện nay ổn định, cạnh tranh được với các TCTD trên địa bàn, nguồn thu chủ yếu vào lãi suất vay. Như vậy, phải có lợi nhuận, các TCTCVM mới có thể tăng trưởng về số lượng nhân sự, chi trả lương và mở rộng địa bàn hoạt động.

Như đã đề cập đến trong khảo sát, không thể khẳng định rằng một người nghèo có thực sự thốt nghèo hay khơng với những khoản vay vốn chỉ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Tuy nhiên, theo thời gian, giá trị trung bình của khoản vay tăng lên, từ chỗ mua được con lợn, người nghèo có thể mua được một đàn lợn là đã có thể vượt qua nghèo khó. Hơn nữa, tỷ lệ người nghèo rời bỏ TCTCVM thấp (theo Tổng Giám đốc TCTCVM Thanh Hóa), khả năng trả nợ của khách hàng tốt (tỷ lệ hoàn trả cao, tỷ lệ nợ xấu thấp) là biểu hiện tốt nhất của việc thoát nghèo bền vững của người nghèo. Theo tác giả, cách đánh giá này chính xác hơn là chỉ tiêu về thu nhập bình quân/tháng của người nghèo.

2.4.2 Tồn tại

2.4.2.1 Mạng lưới hoạt động

Thứ nhất, Đối với việc cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ, cần coi các TCTCVM

chuyên biệt là lực lượng chính, nhưng số lượng các TCTCVM được cấp phép hoạt động chính thức khơng như mong đợi. Như đã phân tích, đến hết giữa năm 2018 Việt Nam mới chỉ có 04 TCTCVM chính thức được thành lập, chủ trương chính thức hóa các TCTCVM đã ra đời được 13 năm, còn lại phần lớn những tổ chức vẫn là bán chính thức hoặc hoạt động dưới danh nghĩa tổ chức xã hội như Hội phụ nữ. Như vậy, quá trình chuyển đổi từ TCTCVM bán chính sang chính thức hoặc thành lập mới các TCTCVM quá chậm. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng và mở rộng quy mô của tổ chức.

Thứ hai, thực tế tác giả thực hiện khảo sát tại một số tỉnh miền Trung (Thanh

Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) các Quỹ TDND không “mặn mà” với việc cho vay người nghèo. Cụ thể, hiện tại khơng có quỹ nào cho vay người nghèo trong thời điểm khảo sát. Như vậy cần xem xét lại sự tham gia của hệ thống Quỹ TDND vào việc xóa đói giảm nghèo. Với 1.183 quỹ TDND cơ sở - một mạng lưới được coi là lớn nhất Việt Nam hiện

nay, chưa kể đến địa bàn hoạt động liên xã, nếu hệ thống Quỹ TDND cấp dịch vụ TCVM cho người nghèo thì cơng cuộc xóa đói giảm nghèo chưa thể bền vững được.

Thứ ba, bản thân các TCTCVM cũng có mạng lưới hoạt động hạn hẹp, chưa đủ

lớn mạnh để tiếp cận được đại đa số người dân. Trong khảo sát, chỉ có TCTCVM Tình Thương là có chi nhánh trên 12 tỉnh/thành phố trên cả nước, trong đó có 5 chi nhánh ở Nghệ An. Còn các TCTCVM khác như TCTCVM Thanh Hóa hay Quỹ phát triển phụ nữ Hà Tĩnh chỉ hoạt động trong phạm vi một tỉnh nhưng mạng lưới hoạt động cũng khơng phải ở huyện nào cũng có. Điều này hạn chế rất nhiều trong việc triển khai sản phẩm, phát triển khách hàng đối với các TCTCVM.

2.4.2.2 Nhân sự

Thiếu hụt nguồn nhân lực cho hoạt động TCVM. Khi thành lập mới hay mở rộng vấn đề nhân sự luôn là trở ngại lớn nhất của các TCTCVM. Bà Trần Thị Tuyết Nhung - Phó tổng giám đốc TCTCVM Tình Thương – TYM: “khi mở chi nhánh mới, khó khăn đầu tiên là vấn đề nhân sự cho chi nhánh”. Có thể nói rằng, nguồn nhân lực có kiến thức về TCVM đang rất thiếu và yếu. Nguồn nhân lực chủ yếu của các TCTCVM đến từ các hội phụ nữ. Vì vậy, nhân sự TCVM hiện đang thiếu kiến thức về tài chính vi mơ, sự chuyên nghiệp trong quản lý và tác nghiệp và không được đào tạo bài bản. Một phần nguyên nhân cũng là do hiện nay, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp từ trung cấp đến đại học chưa chú trọng vào việc đào tạo về chuyên ngành TCVM, khiến thị trường nhân sự cho TCVM còn bỏ ngỏ, chủ yếu là tự các TCTCVM đào tạo trong quá trình làm việc.

2.4.2.3 Dịch vụ tài chính vi mơ

c. Thiếu các dịch vụ tài chính vi mơ phù hợp đáp ứng nhu cầu của người dân

Dịch vụ TCVM ở Việt Nam chưa đa dạng là một thực tế dễ nhận thấy. Tất cả các TCTCVM hiện nay đều chủ yếu cung cấp hai sản phẩm là tín dụng và tiết kiệm vi mơ, nhưng hai sản phẩm này cũng chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của người dân. Có thể nói, dịch vụ TCVM ở Việt Nam còn đơn điệu và còn thiếu rất nhiều sản phẩm.

Về số lượng sản phẩm, như đã nói ở trên, tín dụng và tiết kiệm vi mơ là hai sản phẩm chủ lực của các TCTCVM, một tỷ lệ nhỏ là bảo hiểm vi mơ. Trong khi đó, các sản phẩm khác như bảo lãnh, cho th tài chính vi mơ, …chưa được chú trọng phát triển.

Các dịch vụ phi tài chính được ghi nhận là đã được triển khai. Tuy nhiên, chất lượng và số lượng các dịch vụ này là khơng thực sự đồng đều ở các TCTVM. Ví dụ như

ở TCTVM Thanh Hóa, tổ chức này đã triển khai các dịch vụ phi tài chính như mở lớp giáo dục tài chính cá nhân (hỗ trợ, tư vấn kiến thức quản lý tài chính cá nhân) cho 1.800 cá nhân năm 2016. Tuy nhiên, tổ chức này chưa triển khai các dịch vụ phi tài chính khác nhằm truyền tải nhiều kiến thức hay hỗ trợ các dịch vụ theo chuẩn nghèo đa chiều đang được áp dụng.

Theo nhóm cơng tác TCVM Việt Nam, hầu như các nhà cung cấp độc lập là những người cung cấp các dịch vụ phi tài chính này. Đa số các dự án TCVM của các tổ chức phi chính phủ quốc tế triển khai các dịch vụ phi tài chính bên cạnh tín dụng vi mơ. Tuy nhiên, ở các TCTCVM đã chuyển đổi và chính thức ở Việt Nam thì dịch vụ phi tài chính được cung cấp ở mức độ hạn chế trong khi nhu cầu là đánh giá là rất cao. Cũng theo khảo sát của nhóm này về sản phẩm dịch vụ TCVM, có 2,15% khách hàng được phỏng vấn trả lời là có nhận được hỗ trợ dịch vụ khác ngoài vay vốn. Trong khi từ 93 – 100% trả lời các vấn đề giáo dục cho trẻ em, sức khỏe và dinh dưỡng gia đình, nhận thức đối với các vấn đề xã hội, nhận thức về quyền phụ nữ, nhận thức về cơ hội việc làm, nhận thức về tăng thu nhập gia đình, nhận thức về kỹ thuật chăn ni – trồng trọt, nhận thức về kỹ năng kinh doanh là rất cần thiết.

2.4.2.4 Nguồn vốn

Vốn để hoạt động là nguồn lực quan trọng nhất nhưng các TCTCVM đang còn rất thiếu.

Biểu đồ 2.15: Cấu trúc nguồn vốn của hệ thống TCTCVM Việt Nam

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu sản phẩm dịch vụ tài chính vi mơ [3, tr.159]

Nguồn vốn chính của các TCTCVM bao gồm vốn góp, vốn được cấp và vốn huy động. Vốn được cấp thường là nguồn vốn từ Quỹ trợ vốn của Hội Liên hiệp phụ nữ hay

Vốn khác 0% Vốn từ hội phụ nữ 7% Vốn từ tài trợ 34% Vốn từ UBND 4% Vốn từ nguồn khác 17% Vốn vay từ tiết kiệm của thành viên 20% Vốn vay từ nguồn khác 18%

Liên đồn lao động cấp cho thành viên của mình. Nguồn vốn góp và vốn được cấp cịn rất hạn chế so với tiềm năng của các tổ chức.

Đối với nhóm các TCTCVM bán chính thức, vốn cho hoạt động thường bắt nguồn từ các chương trình/dự án hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ nên thơng thường nguồn vốn này khơng lớn để có thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn hoạt động của mình.

Đối với các tổ chức TCVM hoạt động chính thức, nguồn thu từ huy động cũng không đảm bảo để cho vay. Như tại NHCSXH, khoản tiền gửi huy động của ngân hàng chỉ có thể đáp ứng 5% nhu cầu cho vay và vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách hoặc vốn huy động Nhà nước. Đồng thời, khả năng huy động vốn từ thị trường thứ cấp (giữa các TCTD với nhau) và từ NHNN của các tổ chức TCVM được thành lập vẫn rất hạn chế (các TCTCVM được cấp phép khó tham gia thị trường liên ngân hàng).

Trên thực tế đã có một số TCTCVM đã vay vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước. CEP có khoản vay tại NHTMCP Cơng thương Việt Nam dưới sự bảo lãnh bởi hợp đồng tiền gửi của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam dưới sự bảo lãnh của Liên đoàn lao động Thành Phố Hồ Chí Minh. TCTCVM Thanh Hóa cũng đã vay 500 triệu đồng từ NHTMCP Công thương Việt Nam từ năm 2007, năm 2010 hạn mức tín dụng này được nâng lên đạt mức 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dưới sự bảo lãnh của quỹ FORD, TCTCVM 70.000 USD từ NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [43, tr.121]. Tuy nhiên có thể thấy rằng, thường thì giá trị khoản vay cũng không lớn và cần phải có ít nhất một bên thứ ba có uy tín bảo lãnh vay vốn thì các TCTCVM mới có thể vay vốn. Hơn nữa, theo quy định cho vay của các NHTM, để có thể vay vốn, các TCTCVM cần phải đáp ứng được những điều kiện khá chặt chẽ và đặc biệt cần có tài sản đảm bảo – đây là điều kiện khó khăn nhất mà khơng phải tổ chức TCVM nào cũng có thể đáp ứng được.

Một nguồn vốn khác mà các TCTVM có thể tìm kiếm là nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại từ các tổ chức quốc tế, như tổ chức TCVM Thanh Hóa có nguồn viện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 110 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)