Xóa đói giảm nghèo và xóa đói giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 43 - 45)

8. Kết cấu của luận án

1.2 ĐĨI NGHÈO VÀ TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN

1.2.2 Xóa đói giảm nghèo và xóa đói giảm nghèo bền vững

Trong lịch sử thế giới, ghi nhận bốn nạn đói, nạn đói lớn ở Ireland từ 1845-1852, nạn đói từ 1310-1330 ở Bắc Âu, nạn đói trong giai đoạn 1315-1317 ở Anh, nạn đói ở Jametown (Virginia – Hoa Kỳ) năm 1609. Ở Việt Nam nạn đói năm 1945 đã làm chết hàng triệu người. Trong q trình phát triển, nạn đói ln ln đồng hành. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo là công việc cần thiết của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam. Xóa đói giảm nghèo là cụm từ thường xuyên được nhắc đến, gần đây xuất hiện thuật ngữ xóa đói giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm hay quan niệm thống nhất về xóa đói giảm nghèo bền vững.

Theo Ngân hàng thế giới, Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì sự sống. Giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư nghèo nâng mức sống, từng bước thốt khỏi tình trạng nghèo. Nói một cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển một

bộ phận dân cư nghèo lên mức sống cao hơn. Thoát nghèo là bộ phận dân cư thuộc diện nghèo khơng cịn thuộc nhóm đối tượng nghèo theo chuẩn nghèo. Tái nghèo là bộ phận dân cư trước đây đã thoát nghèo nhưng do những phát sinh khó khăn trong một thời gian (thường tính bằng năm) lại trong chuẩn nghèo.

Theo từ điển tiếng Việt, “bền vững là “tồn tại lâu dài”. Như vậy, xóa đói giảm nghèo

bền vững có thể hiểu là làm cho bộ phận dân cư đã thốt đói nghèo khơng bị tái nghèo. Xét

trên bình diện quốc gia, xóa đói giảm nghèo bền vững là việc giảm tỷ lệ người nghèo, tỷ lệ hộ nghèo năm sau thấp hơn năm trước, đảm bảo tỷ lệ này không tăng trở lại. Tuy nhiên, vấn đề khơng chỉ dừng lại ở việc “thốt nghèo” và “giảm nghèo” khi xét trên bình diện một vùng hay một địa phương, đặc biệt là khi có hiện tượng “di dân”. Hai thuật ngữ này chỉ đồng nhất khi khơng có yếu tố tác động đến như di dân. Bởi lẽ, khi dân cư trong diện nghèo đói hiện tại một địa phương di chuyển sang địa phương khác để sinh sống thì khơng thể coi đó là xóa đói giảm nghèo. Người dân Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu lao động có thu nhập từ bán sức lao động cho nước ngồi, nhờ vậy gia đình sẽ bớt gánh nặng nhưng đó cũng khơng được cho là thốt nghèo bền vững.

Vậy xóa đói giảm nghèo bền vững là gì? Câu trả lời nằm ở chất lượng và số lượng giảm nghèo. Như đã phân tích ở trên, số lượng giảm nghèo sẽ là số tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong một thời gian (thường được đánh giá trong một năm hoặc trong một thời kỳ năm năm). Chất lượng giảm nghèo là thuật ngữ chỉ thực chất của kết quả giảm nghèo, mục tiêu là đời sống dân cư trong chuẩn nghèo được nâng lên sau khi có sự hỗ trợ, đảm bảo bằng các biện pháp không bị tái nghèo. Chất lượng xóa đói giảm nghèo suy cho cùng là phản ánh tính bền vững cả q trình xóa đói giảm nghèo. Có nghĩa là người nghèo khơng những đảm bảo được cái ăn, mặc tối thiểu mà còn hưởng thị các dịch vụ tối thiểu khác như giáo dục, y tế, nhà ở, tiếp cận thông tin… Như vậy, nghèo theo quan niệm trong thời đại hiện nay là nghèo đa chiều, chính vì thế XĐGN cũng phải đa chiều.

Bảng 1.3: Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam

Chiều nghèo Chỉ số đo lường Mức độ thiếu hụt

Giáo dục

Trình độ giáo dục của người lớn

Hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ 1986 trở lại không tốt nghiệp THCS và hiện khơng đi học

Tình trạng đi học của trẻ em

Hộ gia đình có ít nhất 01 trẻ em trong độ tuổi đi học (5-14 tuổi) hiện không đi học

Y tế Tiếp cận

dịch vụ y tế

Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh

Chiều nghèo Chỉ số đo lường Mức độ thiếu hụt

Bảo hiểm y tế Hộ gia đình có ít nhất 01 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại khơng có bảo hiểm y tế

Nhà ở Chất lượng nhà ở Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố.

Diện tích nhà ở Diện tích nhà ở của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2 Điều kiện sống

Nguồn nước sinh hoạt

Hộ gia đình khơng được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

Hố xí/Nhà vệ sinh Hộ gia đình khơng sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

Tiếp cận thông tin

Sử dụng dịch vụ viễn thơng

Hộ gia đình khơng có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

Tài sản phục vụ tiếp cận thơng tin

Hộ gia đình khơng có tài sản nào trong số: Tivi, đài, máy vi tính; và khơng nghe được hệ thống loa/đài truyền thanh xã/thôn.

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Xóa đói giảm nghèo được xem là thành cơng là thu nhập khu vực nông thôn trên 700.000đ/người/tháng, khắc phục được 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản xã hội trở lên. Khu vực thành thị trên 900.000đ/người/tháng, khắc phục được 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ cơ bản xã hội trở lên theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015.

Một vấn đề nữa cần quan tâm trong xóa đói giảm nghèo bền vững là “cận nghèo”. Hộ cận nghèo là những hộ trên mức nghèo hoặc vừa thoát nghèo. Những hộ này chỉ cần “đối đầu” với thiên tai, thảm họa trong giây lát dễ dàng rơi xuống hố nghèo đói. Đây được coi là những đối tượng khá nhạy cảm, dễ dàng khiến cho tỷ lệ đói nghèo tăng cao.

Như vậy, “Xóa đói giảm nghèo bền vững là việc nâng mức sống của người nghèo

lên tầm mà ở đó người nghèo ln ln được tiếp cận và thụ hưởng các nhu cầu cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều”. Nghiên cứu sinh nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo bền vững trong luận án theo khái niệm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)