Số hộ nghèo phát sinh mới trong năm 2016-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 69 - 78)

2016 2017 2017/2016

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Miền núi Đông Bắc 26.182 1,00 23.395 0,58 -2.787 -0,11

Miền núi Tây Bắc 17.486 2,50 14.462 2,04 -3.024 -0,17

ĐB sông Hồng 24.413 0,42 15.791 0,27 -8.622 -0,35

Bắc Trung Bộ 23.406 0,82 15.536 0,53 -7.870 -0,33

Duyên Hải miền Trung 12.402 0,58 9.129 0,42 -3.273 -0,26

Tây Nguyên 22.663 1,69 13.961 1,02 -8.702 -0,38

Đông Nam Bộ 4.538 0,11 2.087 0,05 -2.451 -0,54

ĐB sông Cửu Long 22.447 0,79 13.138 0,29 -9.309 -0,41

Tổng số 153.537 0,64 107.499 0,44 -46.038 -0,30

Nguồn: [10], [11]

Biểu đồ 2.2: Mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo năm 2017 (theo chuẩn nghèo đa chiều)

Nguồn: [11] Tiếp cận dịch vụ y tế Bảo hiểm y tế Trình độ giáo dục người lớn Tình trạng đi học của trẻ em Chất lượng nhà ở Diện tích nhà ở Nguồn nước sinh hoạt Hố xí/Nhà tiêu hợp vệ sinh Sử dụng dịch vụ viễn thông Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin Miền núi Đông Bắc 5.03 14.09 11.28 2.25 26.74 21.23 15.72 52.84 10.65 16.89 Miền núi Tây Bắc 2.42 3.05 21.6 3.85 35.82 45.94 14.17 76.98 10.53 20.86 ĐB sông Hồng 10.19 46.22 8.72 3.46 25.24 17.53 7.77 17.43 31.23 10.17 Bắc Trung Bộ 6.03 28.34 13.33 4.92 33.49 31.06 28.03 49.37 18.8 11.45 Duyên Hải miền Trung 0.63 4.89 1.84 0.43 3.23 2.77 0.91 3.85 3.33 1.4 Tây Nguyên 4.17 15.91 31.2 9.62 39.67 43.48 21.74 70.04 20.08 16.42 Đông Nam Bộ 29.51 53.09 23.86 23.04 32.79 28.54 21.23 42.99 33.6 23.91 ĐB sông Cửu Long 7.26 76.38 26.51 10.85 57.83 26.43 27.05 62.78 23.4 18.36

0 15 30 45 60 75 Đơ n vị : %

Tỷ lệ thiếu hụt các chỉ số cơ bản so với tổng hộ nghèo năm 2017

Biểu đồ cho thấy

- Số hộ chưa tiếp cận được với dịch vụ y tế: tập trung khu vực Đơng Nam Bộ có tỷ lệ cao nhất (29,51%), tiếp đến là ĐB sông Hồng (10,19%).

- Số hộ chưa có bảo hiểm y tế: tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long (hơn 3/4 trong tổng số hộ nghèo ở khu vực này), tiếp đến là khu vực Đông Nam Bộ (53,09%), trong khi đó tỷ lệ người nghèo ở miền núi Tây Bắc có bảo hiểm y tế là cao nhất (97%). Tỷ lệ người chưa có bảo hiểm y tế cao hơn tỷ lệ tiếp cận dịch vụ y tế chứng tỏ rằng người nghèo đã và đang được khám chữa bệnh, tuy nhiên phải sử dụng y tế với giá cao. Khi gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cao, người nghèo càng nghèo hơn và chưa thể có cơ hội để thốt nghèo bền vững. - Trình độ giáo dục người lớn và tình trạng đi học của trẻ em: Số lượng người nghèo là người trưởng thành khơng có trình độ giáo dục lớn hơn tỷ lệ trẻ em khơng được đến trường. Có những vùng người lớn khơng có giáo dục cao nhưng tỷ lệ trẻ em được đến trường khá cao như vùng Tây Nguyên (31,20% người lớn thiếu hụt trình độ giáo dục nhưng có 90% trẻ em được đến trường).

- Về chất lượng nhà ở và diện tích nhà ở (gọi chung là nhà ở): Tiêu chuẩn nhà ở hộ nghèo đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2/người trở lên; diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên, đối với hộ đơn thân diện tích tối thiểu 18m2/căn nhà)(theo cơng văn số 117/BXD/QHKT ngày 21/01/2015).

Xét tiêu chí trên, số hộ thiếu hụt nhà ở khá cao. Khu vực có hộ thiếu nhà trầm trọng nhất là khu vực Tây Nguyên (gần ½ số hộ khơng có nhà ở đạt chuẩn) và ĐB sơng Cửu Long (gần 60% người dân khơng được ở nhà ở có chất lượng cao).

- Thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt: ĐB sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ có tỷ lệ hộ nghèo thiếu nước sinh hoạt cao nhất (trên 27%), kế tiếp là Tây Nguyên, Miền núi Tây Bắc và Duyên hải miền Trung (trên 20%).

- Thiếu hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh: như đã trình bày, đây là tiêu chí có tỷ lệ thiếu hụt cao nhất trong cả nước, có 5/8 vùng có tỷ lệ thiếu hụt hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh trên 50%. Miền núi Tây Bắc có 76,98% hộ, Tây Ngun là 70,04%, ĐB sơng Cửu Long là 62,78%.

- Sử dụng dịch vụ viễn thông và tài sản phục vụ tiếp cận thơng tin: Có 2/8 khu vực tỷ lệ người nghèo không được tiếp cận các dịch vụ viễn thông trên 30% là Đông Nam Bộ và ĐB sơng Hồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân thiếu các phương tiện tiếp cận thông tin (ti vi, đài…) khoảng (từ 1,40% – 20,86%).

Như vậy, có thể thấy rằng, khơng có khu vực nào đảm bảo tất cả các tiêu chí theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều đều thấp, có khu vực giải quyết được một vài tiêu chí thấp nhưng các tiêu chí khác rất cao.

Hộ nghèo cả nước theo đối tượng là dân tộc thiểu số, thu nhập, thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, khu vực thành thị, khu vực nơng thơn, thuộc chính sách bảo trợ xã hội và thuộc chính sách người có cơng.

Biểu đồ 2.3: Số hộ nghèo cả nước năm 2017 phân theo các nhóm đối tượng

Nguồn: [11]

Qua biểu đồ 2.3 thấy rằng vùng Đơng Nam Bộ có số hộ nghèo theo các nhóm đối tượng thấp nhất – tương ứng với khu vực có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước theo Biểu đồ 2.1. Ngược lại, các tỉnh miền núi phía Bắc (bao gồm miền núi Đơng Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ) là các tỉnh có số hộ nghèo lớn nhất xét theo tất cả các tiêu chí.

Như vậy có thể thấy được, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng

Hộ nghèo dân tộc thiểu số Hộ nghèo về thu nhập Hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Hộ nghèo khu vực thành thị Hộ nghèo khu vực nơng thơn Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội Hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có cơng

Miền núi Đơng Bắc 304894 373400 22399 18404 377395 38423 11297 Miền núi Tây Bắc 192890 190819 8179 3908 195090 14041 1541 ĐB sông Hồng 2486 119261 18927 15742 129186 65966 1914 Bắc Trung Bộ 97924 213093 26756 15658 158702 53376 6007 Duyên Hải miền Trung 72647 158478 17616 22967 153127 45941 3756 Tây Nguyên 128465 142486 33266 12263 163509 11398 1599 Đông Nam Bộ 9148 28011 5221 5822 26911 8087

ĐB sông Cửu Long 55477 198421 79865 40779 237511 36161 3713 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000

năm cịn cao, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn cịn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn cịn nhiều khó khăn, nhất ở ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số.

Với tình hình đói nghèo như vậy, xóa đói giảm nghèo đã khó, xóa đói giảm nghèo bền vững cịn gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều.

2.1.2 Chính sách giảm nghèo bền vững của Nhà nước Việt Nam

2.1.2.1 Chủ chương của Đảng

Từ thời kỳ đổi mới cho đến nay, mục tiêu XĐGN là nhiệm vụ chính khi hoạch định chính sách phát triển của Việt Nam. Văn kiện Đại hội VIII (2001) của Đảng đã nêu rõ: “ln quan tâm và bảo vệ lợi ích của người lao động…coi trong xóa đói giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội…” [33, tr.459-460].

Nghị quyết Đại hội IX (2001) của Đảng chỉ rõ: “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với tích cực xóa đói giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách và trình độ phát triển và mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư”; “Thực hiện tốt chương trình XĐNG nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và phát triển quỹ XĐGN bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước, quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả” [34, tr.163].

Đại hội X (2006) của Đảng đã nhấn mạnh: “Thực hiện chủ trương XĐGN thông qua các biện pháp cụ thể sát với tình hình địa phương sớm đạt được mục tiêu khơng cịn hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo” [36, tr.101].

Đại hội XI (2011) của Đảng đưa ra định hướng “Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói, giảm nghèo gắn với phát triển nơng nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xóa đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thốt nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo” [37, tr.229]

Đại hội XII (2016) của Đảng: “Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững” [32, tr.300]. “tiếp cận chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều” - nghèo được đo lường khơng chỉ bằng tiêu chí thu nhập mà cịn bằng cả nhóm tiêu chí phi thu nhập, tồn diện hơn, giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước giảm nghèo bền vững.

2.1.2.2 Chính sách của Nhà nước

Sự hình thành và phát triển của hệ thống chính sách giảm nghèo của Việt Nam có thể chia làm các giai đoạn: giai đoạn 1998-2000, giai đoạn 2001-2005, giai đoạn 2006-2010 và từ năm 2011 đến nay.

- Giai đoạn 1998 – 2000. Năm 1998, Chính phủ đề ra “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn 1998 – 2000”, đánh một dấu mốc quan trọng trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được (Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg) nhằm hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

- Giai đoạn 2001 – 2005, “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 – 2005”. Chương trình gồm các chính sách sách và nhóm dự án Trong đó có dự án Tín dụng cho hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh;

Ngày 21/05/2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo”. Tiếp đó, ngày 27/12/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững

đối với 61 huyện nghèo.

- Giai đoạn 2006 – 2010: giai đoạn này Chính phủ tiếp tục thực hiện các chính sách của giai đoạn 2001 – 2005 trong “Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và việc làm” có chỉnh sửa và bổ sung cho giai đoạn này. Chương trình 135 giai đoạn 2 tiếp tục được triển khai. Bên cạnh đó Chính phủ triển khai Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50% theo Nghị quyết 30a ngày 27/12/2008.

- Từ năm 2011 đến nay, XĐGN vẫn là mục tiêu hàng đầu mà Chính phủ quan tâm. Chính phủ đã phê duyệt Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/05/2011 về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tường Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg (ngày 02/09/2016).

Mục tiêu của Chính phủ là: thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ

xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin (Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016).

Ngày 06/01/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành chỉ thị số 01/CT-TTg về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, Chính phủ nhận định, cơng tác giảm nghèo cịn nhiều khó khăn, thách thức, còn nhiều nơi tỷ lệ nghèo ở mức cao, lên tới 50%, cá biệt trên 60 – 70% và chỉ thị về hồn thiện hệ thống chính sách, giải pháp giảm nghèo tập trung vào 03 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ gắn với tiêu chí nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao.

2.1.2.3 Chính sách tín dụng nhằm xóa đói giảm nghèo

Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, vùng nghèo đã được thực hiện ở nước ta ngay từ ngày thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (năm 1951) và đã trở thành cơng cụ xóa đói, giảm nghèo trong suốt thời gian xây dựng nước sau chiến tranh. Năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Nghị định 78 đánh dấu mốc thành lập NHCSXH để thực hiện tín dụng ưu đãi đối với người nghèo trong đó hộ nghèo, học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn, tổ chức kinh tế và hộ sản xuất kinh doanh các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn là những đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi.

Các năm sau này, Chính phủ có nhiều chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn như Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Nghị định 55/2015/NĐ-CP về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn. Theo đó, các TCTD được tổ chức và hoạt động theo Luật các TCTD; Các TCTC quy mô nhỏ, thực hiện cho vay các món tiền nhỏ cho người nghèo và các đối tượng khác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo quy định của pháp luật và các ngân hàng, tổ chức tài chính được Chính phủ thành lập để thực hiện cho vay theo chính sách của Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân được vay vốn là Hộ gia đình, hộ kinh doanh trên địa bàn nơng thơn; Cá nhân; Chủ trang trại; Các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn nông thôn; Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản; Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp

hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, cung ứng dịch vụ phi nơng nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nơng thơn.

Các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính quy mơ nhỏ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dân trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả cho vay.

2.1.2.4 Chính sách về tổ chức và cung ứng dịch vụ tài chính vi mơ a. Lịch sử hình thành và phát triển tài chính vi mơ ở Việt Nam

Vào đầu những năm 1980 của thế kỷ XX, cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, TCVM được du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (FAO, UNFPA, UNDP, WB, ADB…) và các chương trình hỗ trợ phát triển chính thức song phương và đa phương (SIDA Thụy Điển). Tất cả các chương trình đều có chung mục tiêu là xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng thu nhập. Một số chương trình – dự án chỉ cung cấp các dịch vụ TCVM. Trong khi có những chương trình, dự án thì TCVM là một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong dự án hoặc là một công cụ xã hội nhằm hỗ trợ cho một nhóm đối tượng đặc thù trong một giai đoạn nhất định [3, tr. 20, 21].

Năm 1987, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội nghị khu vực châu Á – Thái Bình Dương về “Tạo việc làm và tăng thu nhập cho phụ nữ”. Sự kiện này được xem là điểm khởi đầu cho dự án tiết kiệm và tín dụng dành cho phụ nữ tại nước ta. Trong thời gian đó, các tổ chức đồn thể như: Tổng Liên đồn Lao động,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)