Dư nợ cho vay của các quỹ TDND cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 100 - 104)

Nguồn: BCTC của các Quỹ TDND các năm 2012 - 2016 và khái toán năm 2017

Biểu đồ trên cho thấy:

- Quỹ TDND Thái Hịa (Nghệ An) là quỹ có dư nợ cho vay lớn nhất trong bốn quỹ. Quỹ này tăng trưởng ổn định giai đoạn 2012-2014 và tăng nhanh năm 2015 (tăng 32% so với năm 2014) nhưng lại tăng chậm trong năm 2016 (chỉ tăng 4% so với năm 2015) và sụt giảm mạnh vào năm 2017 (giảm 16.467 triệu đồng, tương đương 8% so với năm 2016) ở mức 192.067 triệu đồng.

- Quỹ TDND Nghĩa Thuận (Nghệ An) có mức tăng trưởng đều đặn trong giai đoạn 2012- 2017, mức tăng trung bình 12%, trong đó năm 2015 là tăng mạnh nhất (tăng 24% so với năm 2014) và có dấu hiệu tăng chậm lại trong năm 2017 (chỉ tăng có 1,4%)

- Quỹ TDND Nghĩa Thái (Nghệ An), mặc dù mới chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2015, nhưng mức tăng trưởng trung bình 150%/năm và đạt quy mơ 35.254 triệu đồng năm 2017. Đây là kết quả rất khả quan đối với Quỹ TDND Nghĩa Thái.

- Quỹ TDND Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có dư nợ ổn định hàng năm, tốc độ tăng trung bình 3%/năm, tuy nhiên năm 2016 cũng giảm nhẹ (giảm 7%) nhưng tăng trở lại vào năm 2017 (tăng 13%) và đạt mức 108.000 triệu đồng.

2.3.6.4 Tình hình cho vay người nghèo

a. Một số vấn đề khi cho vay người nghèo ở các đơn vị khảo sát

Đối tượng vay vốn

0 0 0 575 17297 35254 103218 109690 127695 158093 175296 177712 124181 133816 151547 200480 208534 192067 94647 98181 100185 101829 95210 108000 0 50000 100000 150000 200000 250000 2012 2013 2014 2015 2016 2017 (khái toán) Tr iệ u đồ n g

Bảng 2.15: Đối tượng tham gia vay vốn tại các đơn vị khảo sát

TT Đơn vị Đối tượng vay vốn

1 TCTCVM Thanh Hóa - Phụ nữ

- Hộ có thu nhập thấp 2 TCTCVM Tình thương TYM

- Phụ nữ nghèo, cận nghèo có thu nhập thấp

- Hộ chính sách: những gia đình có cơng với cách mạng - Doanh nghiệp siêu nhỏ

3 Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh Phụ nữ nghèo yếu thế 4 Quỹ TDND Kỳ Anh – Hà Tĩnh Hội viên của quỹ 5 Quỹ TDND Thái Hòa – Nghệ An Hội viên của quỹ 6 Quỹ TDND xã Nghĩa Thuận – Nghệ An Hội viên của quỹ 7 Quỹ TDND Nghĩa Thái – Nghệ An Hội viên của quỹ

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong hai loại hình TCTD, các TCTCVM chính thức và bán chính thức đã thực hiện cho vay tới đúng đối tượng là người nghèo, phụ nữ nghèo yếu thế nhằm giúp họ xóa đói giảm nghèo, thốt nghèo. Riêng TCTCVM Tình Thương đang thí điểm cho vay thêm những DN siêu nhỏ ở Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Kim Động (Hưng Yên). Ngược lại, các quỹ TDND tuy rằng có số lượng đơng đảo, địa bàn hoạt động bao phủ đến từng xã nhưng lại không thực hiện cho vay người nghèo. Nguyên nhân có rất nhiều, mỗi đơn vị có một nguyên nhân riêng về việc không thực hiện cho vay đối với các đối tượng là người nghèo, tác giả tổng hợp nguyên nhân ở bảng 2.16.

Bảng 2.16: Nguyên nhân các quỹ tín dụng nhân dân khơng cho vay người nghèo

TT Đơn vị Nguyên nhân

1 Quỹ TDND Kỳ Anh

- Quan ngại rủi ro lớn không thu hồi được nợ - Người nghèo không phải là thành viên của Quỹ

Người nghèo là thành viên của Quỹ vay vốn theo chế độ bình thường. Tuy nhiên Quỹ sẵn sàng mở rộng cho vay người nghèo nếu có vốn và cơ chế. 2 Quỹ TDND Thái Hòa

- Do NHNN khống chế quỹ TDND chỉ cho vay người nghèo tối đa 5%, Quỹ cần tập trung vốn cho vay hội viên.

Tuy nhiên Quỹ sẵn sàng mở rộng cho vay người nghèo nếu có vốn và cơ chế.

3 Quỹ TDND Nghĩa Thuận

- Người nghèo trên địa bàn chủ yếu vay NH Chính sách

Tuy nhiên Quỹ sẵn sàng mở rộng cho vay người nghèo nếu có vốn và cơ chế.

4 Quỹ TDND Nghĩa Thái

- Quỹ TDND mới thành lập, vốn chưa đủ lớn

- Hiện tại Quỹ đang theo đuổi mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận, cho vay người nghèo nhiều rủi ro, dễ mất vốn, không thu hồi được nợ. Quỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu quá lớn, Quỹ sẽ không thể mở rộng phát triển

Tuy nhiên Quỹ sẵn sàng mở rộng cho vay người nghèo nếu có vốn và cơ chế.

Trả lời của lãnh đạo các Quỹ cho thấy rằng các Quỹ quan ngại rủi ro như cho vay người nghèo, trong khi quy mơ hoạt động của quỹ có nhiều hạn chế, gặp khó khăn trong hoạt động”. Có ¾ Quỹ chưa từng cho người nghèo vay, ngoại trừ quỹ TDND xã Nghĩa Thuận (Nghệ An) đã từng tuyên truyền để cho người nghèo vay, thực tế Quỹ đã từng cho vay người nghèo, thậm chí là đối tượng mới ra tù – đối tượng được coi là khá rủi ro khi cho vay. Khi trao đổi, Giám đốc Quỹ TDND Nghĩa Thuận – Ông Cao Văn Nhân cho biết: “Quỹ TDND Nghĩa Thuận đã từng cho vay đối tượng mới ra tù 02 khoản: i/ Món vay có giá trị 700 triệu đồng và ii/ Món vay có giá trị 200 triệu đồng để làm nhà, mua sắm công cụ lao động. Quỹ đã cho vay trên 10 người thuộc đối tượng này”. Tuy nhiên, cũng theo Ông Nhân, người nghèo đã cho vay sau một năm đã rời bỏ Quỹ để vay vốn của NHCSXH, thậm chí họ vay NHCSXH để trả hết nợ cho Quỹ, do lãi suất vay của NHCSXH thấp hơn lãi suất vay của Quỹ TDND. Một nguyên nhân khác mà tất cả các Quỹ đều khơng cho vay người nghèo đó là các Quỹ khơng dám cho vay do thiếu kinh nghiệm, kiến thức quản lý và họ nghĩ người nghèo là những người sẽ khơng trân trọng cam kết của mình.

Do những nguyên nhân trên nên tác giả tập trung khảo sát chi tiết tình hình cho vay người nghèo tại các TCTCVM trong đó có TCTCVM Thanh Hóa và Tình Thương – TYM và thực hiện phỏng vấn chuyên gia tại Quỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh. Để cho vay hộ nghèo, các TCTCVM thường xác định khách hàng hay thành viên là đối tượng thuộc diện nghèo, cách xác định một hộ thuộc diện nghèo theo bảng sau đây:

Bảng 2.17: Tiêu chí xác định hộ nghèo của các TCTCVM

Tên tổ chức Tiêu chí xác định hộ nghèo để cho vay

1 Tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa Tự xác định theo chuẩn nghèo do Bộ LĐTBXH đưa ra 2 TCTCVM Tình thương - TYM Theo danh sách hộ nghèo của UBND xã, thị trấn 3 Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh Theo danh sách hộ nghèo của UBND xã, thị trấn

Nguồn: TCTCVM Thanh Hóa, Tình thương – TYM và Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh

TCTCVM Tình Thương – TYM và Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh chỉ cho vay đối với phụ nữ, điều kiện tiên quyết là Hội viên Hội Phụ nữ. Theo bà Trần Thị Tuyết Nhung – Phó Tổng Giám đốc TCTCVM Tình Thương thì: “Nguyên nhân tổ chức này chỉ cho đối tượng là phụ nữ vay vốn là do tổ chức tài chính vi mơ muốn tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội, mong muốn được làm chủ dự án, làm chủ trong lao

động sản xuất. Từ đó, phụ nữ từ chỗ khơng có tiếng nói, thuộc tầng lớp yếu thế trong xã hội vươn lên làm chủ cuộc sống, có quyền lên tiếng trong gia đình và xã hội. Hơn nữa, phụ nữ đứng tên vay vốn là vay vốn về cho hộ gia đình, chính vì thế, TYM chỉ cho phụ nữ vay vốn nhưng cũng gián tiếp cho hộ nghèo vay vốn”.

Lãi suất cho vay tối đa

Lãi suất cho vay của ba TCTCVM khơng giống nhau, TCTCV Thanh Hóa có lãi suất cho vay khá cao từ 21-22%, cao gần gấp 3 lần lãi suất cho vay của NHCSXH, Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh có lãi suất cho vay tương đương với lãi suất cho vay thương mại tại các NHTM, TYM có lãi suất cho vay khá thấp và có ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo.

Bảng 2.18: Lãi suất cho vay tối đa khi cho vay người nghèo

Tên tổ chức Lãi suất cho vay tối đa

1 Tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa 21 – 22%/năm

2 TCTCVM Tình thương – TYM 0,1%/tuần đến 0,21%/tuần 3 Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh > 1%/tháng

Nguồn: TCTCVM Thanh Hóa, Tình thương – TYM và Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh

Điều kiện đảm bảo tiền vay

Bảng 2.19: Điều kiện đảm bảo tiền vay khi cho vay người nghèo

Tên tổ chức Điều kiện đảm bảo tiền vay

1 Tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa Bảo lãnh theo nhóm vay

2 TCTCVM Tình thương - TYM Khơng cần TS thế chấp, chỉ cần có người bảo lãnh 3 Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh Tín chấp

Nguồn: TCTCVM Thanh Hóa, Tình thương – TYM và Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh

Các TCTCVM đều không yêu cầu khách hàng phải có tài sản thể chấp, biện pháp đảm bảo tiền vay chỉ là tín chấp hoặc có người bảo lãnh, bảo lãnh theo nhóm vay. Điều này phù hợp với thực tế khi cho vay người nghèo, người nghèo thường khơng có tài sản hoặc tài sản có giá trị khơng cao. Hơn nữa, những món vay của người nghèo thường có giá trị khơng lớn để có thể cần đến đảm bảo bằng tài sản.

b. Kết quả cho vay người nghèo

 Tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)