Như vậy, tài chính vi mơ có tác động đến q trình tạo ra giá trị thặng dư nhiều hơn nhờ tăng trưởng sản xuất, từ đó gia tăng tích lũy đầu tư và tiêu dùng của hộ gia đình.
Lê Việt Phương (2012) cũng có kết luận tương tự trong nghiên cứu về tác động của TCVM đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình nghèo tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả khảo sát 250 mẫu ngẫu nhiên đại diện cho những hộ nghèo tham gia TCVM trên phạm vi tồn huyện Bình Chánh. Các biến trình độ học vấn, có việc làm, số tiền vay vốn, tập huấn, tương quan ý nghĩa với biến nghèo với mức ý nghĩa 1%, và mục đích sử dụng vốn vay với mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 2 nhóm nhân tố có tác động tích cực đến khả năng thốt nghèo của hộ đó là nhóm nhân tố thuộc bản thân hộ gia đình nghèo và nhóm nhân tố TCVM [66].
Alterna (2010) đánh giá TCVM là rất tích cực Tại Mỹ và Canada. Theo Alterna tài chính vi mơ đã góp phần hỗ trợ cho người nghèo thơng qua những khoản tín dụng nhỏ và giúp họ có thể tiếp cận tốt các chương trình phúc lợi xã hội; tín dụng vi mơ ở Mỹ đã hỗ trợ tích cực cho các chủ doanh nghiệp nhỏ, giúp họ gia tăng thu nhập [99].
Mohummed Shofi Ullah Mazumder, Lu Wencong (2013) trong nghiên cứu về tài chính vi mơ trong việc giảm nghèo tại Bangladesh, cho rằng chương trình tín dụng vi mơ giúp cải thiện tình trạng kinh tế - xã hội của phụ nữ nơng thơn ở Bangladesh; cải thiện tình trạng kinh tế của người vay và phát triển kinh tế trang trại và tài sản gia đình. Các chuyên gia đó cho biết, đa số những người được hỏi đã trả lời là xuất hiện sự thay đổi tình trạng nghèo đói của họ bằng cách sử dụng đúng các khoản tín dụng nhận được. Điều này ngụ ý rằng có một mối quan hệ tích cực giữa giảm nghèo và tiếp cận với tín dụng vi mơ [116].
b. Cơ chế tác động
TCVM thơng qua hoạt động tín dụng của mình tác động đến việc XĐGN khơng phải nhất thời mà có tính chất lâu dài, vì vậy tạo ra được khả năng đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững. Tín dụng vi mơ giảm nghèo vĩnh viễn là một tác động lâu dài, nó khơng phải là một khoản tài trợ ngắn hạn. Mục đích của nó là để dẫn đến sự tăng bền vững trong khả năng của gia đình để tạo ra sự giàu có. (M.Jahangir Alam Chowdhury -2002 [115])
Về mặt dài hạn, TCVM góp phần giải quyết vấn đề cơ cấu để phát triển kinh tế như cơ sở hạ tầng, sức khỏe, dịch vụ, hoặc các hệ thống giáo dục.
Cơ chế tác động của TCVM đến việc xóa đói giảm nghèo có thể được biểu diễn bằng sơ đồ dưới đây:
Vòng 1 Vòng 2
Sơ đồ 1.1: Cơ chế tác động của TCTVM đến xóa đói giảm nghèo
Vịng 3, vòng 4… cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, do sự tăng lên về tích lũy mà tài sản của hộ gia đình cũng tăng lên, từ đó, dần dần thoát nghèo. Đối với các TCTCVM, thơng qua tín dụng, tài sản của TCVM cũng tăng lên, từ đó quy mơ được mở rộng.
1.2.3.4 Tiêu chí đánh giá tài chính vi mơ cho xóa đói giảm nghèo bền vững a. Cách tiếp cận của các nhà khoa học
Có nhiều cách xác định các tiêu chí đánh giá khác nhau về xóa đói giảm nghèo bền vững. Ví dụ: Phạm Ngọc Dũng (2015) cho rằng, đánh giá giảm nghèo bền vững có thể sử dụng các tiêu chí sau [31]:
- Khoảng cách nghèo (Ci):
Ci là khoảng cách nghèo hay còn gọi là sự thiếu hụt thu nhập, chi tiêu hay một khía cạnh nào đó dùng để phản ánh nghèo của một cá nhân hay hộ so với chuẩn nghèo.
Ci = Z - Yi
Trong đó: Yi là thu nhập, chi tiêu hay một khía cạnh nào đó phản ánh nghèo bình qn của người hay hộ i, Z là chuẩn nghèo. Ý nghĩa kinh tế của Ci là, Ci càng lớn thì hộ đó càng nghèo và khoảng cách càng nhỏ thì hộ đó nghèo ít nghiêm trọng hơn và khả năng thoát nghèo sẽ dễ hơn.
- Tỷ lệ thiếu hụt so với chuẩn nghèo (k):
Tỷ lệ thiếu hụt so với chuẩn nghèo là tỷ lệ % của khoảng cách nghèo so với chuẩn nghèo.
K = Ci/Z × 100%
K càng nhỏ thì tỷ lệ khả năng thoát nghèo càng lớn và ngược lại. - Quy mô nghèo:
Quy mô nghèo là tổng số người nghèo hay hộ có mức thu nhập hay chi tiêu bình quân thấp hơn chuẩn nghèo tại một thời điểm nhất định, vì vậy:
Yi < Z
Ý nghĩa của bất đẳng thức trên là nếu Yi tăng thì khả năng thốt nghèo tăng và ngược lại.
- Quy mơ thốt nghèo (Ne):
Quy mơ thốt nghèo là tổng số hộ/người thoát nghèo được xác định tại thời điểm cụ thể cho một giai đoạn nhất định.
Quy mơ thốt nghèo càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả tốt, quy mơ thốt nghèo nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo kém.
- Biến động tỷ lệ nghèo:
Biến động tỷ lệ nghèo là sự chênh lệch chỉ số đếm đầu của một cộng đồng dân cư tại các thời điểm khác nhau. Ví dụ, tỷ lệ hộ nghèo của xã A năm 2008 là 12% và năm 2009 là 10%. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo của xã A năm 2009 giảm 2% so với năm 2008; Biến động tỷ lệ thoát nghèo càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả tốt và ngược lại.
- Quy mô tái nghèo (Nr):
Quy mô tái nghèo là tổng số hộ/người tái nghèo được xác định tại thời điểm cụ thể. Ví dụ, quy mơ tái nghèo của xã A năm 2009 (tính tại thời điểm khảo sát tháng 11/2009) là 16 hộ. Quy mô tái nghèo càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả kém, quy mô tái nghèo càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo tốt.
- Tỷ lệ tái nghèo (Pr):
Tỷ lệ tái nghèo là % tỷ lệ giữa quy mô hay tổng số hô/̣người tái nghèo với quy mô hay tổng số hộ /người nghèo, phản ánh mức độ bền vững trong giảm nghèo tại một cộng đồng trong một thời kỳ:
Pr = Nr/Ne × 100%
Trong đó: Nr là số hộ/người tái nghèo, Ne là số hộ/người thoát nghèo. - Tỷ lệ thoát nghèo bền vững (Pse).
Tỷ lệ thoát nghèo bền vững là tỷ lệ % giữa quy mô hay tổng số hộ/người thoát nghèo bền vững (Ns) với quy mơ hay tổng số hộ/người thốt nghèo (Ne) được xác định tại thời điểm cụ thể trong cùng một giai đoạn.
Pse=Ns/Ne×100%
b. Quan điểm và cách tiếp cận của tác giả
Tác giả cho rằng, các tiêu chí nói trên là phù hợp để đánh giá xóa đói giảm nghèo thành cơng hay thất bại của TCVM trong xóa đói giảm nghèo bền vững trên phương diện vĩ mơ. Tuy nhiên, về phương diện vi mơ thì các tiêu chí nói trên sẽ là khơng phù hợp; bởi lẽ, như đã đề cập trên đây, TCVM chỉ là một nhân tố tài chính của thị trường tài chính trong chiến lược xóa đói giảm nghèo bền vững của quốc gia. Về mặt kỹ thuật, chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập các thông tin để đánh giá.
Chính vì vậy, chúng tơi sẽ tiếp cận việc đánh giá kết quả xóa đói giảm nghèo bền vững trong khn khổ của TCVM. Theo đó, các tiêu chí đánh giá đánh giá tính bền vững trong xóa đói giảm nghèo bền vững có sự đóng góp của TCVM như sau:
Về mặt định lượng
1. Tốc độ tăng tài sản (H1) của TC TCVM:
H1 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ă𝑚 𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ă𝑚 (𝑛−1)%
H1 càng cao chứng tỏ TCVM càng phát triển trong q trình xóa đói giảm nghèo, đồng nghĩa với việc khả năng cung cấp dịch vụ TCVM cho khách hàng càng tăng.
2. Tỷ lệ tăng dư nợ cho vay người nghèo của TCVM (H2) H2 = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛𝑔ừơ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 (𝑛−1)%
H2 càng lớn, chứng tỏ nhu cầu vay vốn của người nghèo càng tăng và khả năng đáp ứng của TCVM đối với nhu cầu vay của người nghèo tốt.
3. Tỷ lệ tăng nợ quá hạn của khách hàng người nghèo (H3) H3 = 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 𝑛
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 (𝑛−1)%
Sự gia tăng của H3 chứng tỏ là khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả và đang gặp khó khăn nên khơng trả được nợ; điều đó chứng tỏ khả năng thốt nghèo của người vay là khó; hoặc khách hàng có nguy cơ tái nghèo.
4. Tỷ lệ tăng dư nợ của từng khách hàng người nghèo (H4) H4 = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑣𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 𝑛
𝐷ư 𝑛ợ 𝑣𝑎𝑦 𝑐ủ𝑎 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚(𝑛−1)%
H4 tăng chứng tỏ nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng, có nghĩa là quy mơ sản xuất của cá nhân, hộ nghèo tăng lên. Đây là kết quả tốt của q trình quan hệ tín dụng với TCVM. Xu hướng này phản ảnh khả năng thốt nghèo và khơng tái nghèo của khách hàng tốt.
5. Tỷ lệ tăng số lượng người nghèo vay vốn (H5) H5 = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑣𝑎𝑦 𝑣ố𝑛 𝑛ă𝑚 𝑛
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑣𝑎𝑦 𝑣ố𝑛 𝑛ă𝑚 (𝑛−1)%
H5 tăng phản ảnh số lượng khách hàng vay vốn tăng lên. Đây là kết quả của sự lan toả ảnh hưởng của hiệu quả tín dụng TCVM trong cộng đồng, và, xét theo logic của các tiêu chí nói trên thì số lượng người nghèo có khả năng thốt nghèo, khơng tái nghèo càng lớn.
6. Tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm của người nghèo (H6) H6 = 𝑆ố 𝑑ư 𝑡𝑖ế𝑡 𝑘𝑖ệ𝑚 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑛𝑔ℎè𝑜 𝑛ă𝑚 𝑛
𝑆ố 𝑑ư 𝑡𝑖ế𝑡 𝑘𝑖ệ𝑚 𝑘ℎá𝑐ℎ ℎà𝑛𝑔 𝑛ă𝑚 (𝑛−1)%
H6 tăng chứng tỏ tích lũy của khách hàng vay vốn tăng. Đây là kết quả của q trình xóa đói giảm nghèo bền vững bằng TCVM.
7. Sự phát triển mạng lưới chi nhánh của TCVM (H7) H7 = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝐶𝑁 𝑛ă𝑚 𝑛;ℎ𝑜ặ𝑐 𝑔𝑖𝑎𝑖 đ𝑜ạ𝑛 𝑚
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 𝑛ℎá𝑛ℎ 𝑛ă𝑚 (𝑛−1);ℎ𝑜ặ𝑐 𝑔𝑖𝑎𝑖 đ𝑜ạ𝑛(𝑚−1)
H7 tăng chứng tỏ TCVM phát triển và khả năng tham gia xóa đói giảm nghèo tăng và cũng là hiệu quả hoạt động của TCVM trong tiến trình xóa đói giảm nghèo bền vững.
8. Quy mô về nhân sự (H8)
H8 đo lường sự biến động của nhân sự qua các năm hoặc các thời kỳ. Thực trạng nhân sự không giảm chứng tỏ rằng, hoạt động của TCVM ổn định. Trong khi đó, hoạt động TCVM là phục vụ người nghèo. Theo logic về kinh tế, thì tiêu chí này phản ánh khá trung thực về tính bền vững của TCVM, hẹp hơn là tính bền vững trong quan hệ tín dụng giữa TCVM với người nghèo, là biểu hiện kết của q trình xóa đói giảm nghèo.
Về mặt định tính
Các tiêu chí định tính đánh giá thành cơng trong cơng tác xóa đói giảm nghèo của TCVM có thể gồm:
- Sự hài lòng của khách hàng.
- Mức độ gắn bó của khách hàng đối với tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM. Nếu khách hàng là người nghèo tiếp tục sử dụng dịch vụ TCVM nhiều chu kỳ, đến khi thoát nghèo vẫn sử dụng.
- Khả năng phát triển khách hàng.
1.2.4 Nhân tố tác động đến tài chính vi mơ cho xóa đói giảm nghèo bền vững
1.2.4.1 Nhân tố chủ quan
a. Nhận thức của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ
Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM có thể bao gồm tất cả các TCTD ngân hàng và phi ngân hàng, trong đó, ngồi TCTCVM là tổ chức chuyên biệt cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo, các tổ chức khác còn theo đuổi những mục tiêu khác. Dù là loại hình tổ chức nào, cũng cần xác định rõ tầm quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ TCVM cho người nghèo thì mới thực hiện XĐGN thành cơng.
Nhận thức được vai trò của TCVM trong xóa đói giảm nghèo, coi khách hàng vi mơ là một phân khúc khách hàng tiềm năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức cung ứng và hơn hết là cần xác định một chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững thì mới có thể thực hiện XĐGN bền vững được.
b. Số lượng, mạng lưới cung cấp dịch vụ
Người dân nghèo có thể ở bất cứ đâu từ thành thị, nông thôn, hải đảo, vùng sâu vùng xa…Vì vậy, càng nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM với mạng lưới rộng khắp, đội ngũ nhân viên sẵn sàng xuất hiện ở bất kỳ đâu là một lợi thế trong việc phục vụ người nghèo. Đặc biệt, trong bối cảnh “tín dụng đen” vẫn cịn đang phát triển rất mạnh, thì TCVM muốn phục vụ được càng nhiều khách hàng, giảm đi những hệ lụy của “tín dụng đen, số lượng mạng lưới TCTCVM càng cần phải có cả chất và lượng. Khi người nghèo có thể tiếp cận với TCVM dễ dàng, thì họ mới có thể an tâm sử dụng dịch vụ, lúc đó thì việc XĐGN mới bền vững được.
c. Mức độ bền vững của tổ chức
Để XĐGN bền vững, chính tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM cũng cần phải phát triển bền vững. Một TCTCVM hoạt động yếu, ln có nguy cơ phá sản thì khơng thể cung cấp dịch vụ một cách ổn định, từ đó khơng thể XĐGN bền vững được.
Mức độ bền vững của tổ chức phụ thuộc vào loại hình tổ chức, quy mơ hoạt động, cơ cấu tổ chức, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành.
Loại hình tổ chức được xác định là chính thức/bán chính thức/phi chính thức. Hiển nhiên, muốn hoạt động và phát triển lâu dài, tổ chức nào cũng cần phải được phát triển thành TCTCVM chính thức hoặc TCTD có hoạt động cấp dịch vụ TCVM chính thức, được quản lý bởi NHTW và chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống văn bản dành cho TCTCVM chính thức. Có như vậy, TCTCVM mới được pháp luật bảo vệ, giảm thiểu những tác động tiêu cực bên trong và bên ngoài gây ra sự xáo trộn cho TC, tạo điều kiện để phát triển ổn định.
Quy mô hoạt động bao gồm: tiềm lực tài chính, quy mơ tài sản, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, mạng lưới hoạt động…Những yếu tố này càng lớn mạnh, chất lượng tốt thì tổ chức phát triển càng lớn mạnh.
Cơ cấu tổ chức cần đảm bảo đầy đủ các bộ phận chức năng theo yêu cầu, phù hợp với quy mô hoạt động, đồng thời cần tinh gọn tận dụng tối đa năng lực từ các vị trí làm việc là một điều kiện quan trọng giúp cho tổ chức hoạt động bền vững.
Năng lực quản trị điều hành là nhân tố quyết định đến hoạt động của tổ chức cung ứng dịch vụ. Năng lực quản trị điều hành bao gồm cả khả năng ra quyết định, khả năng điều hành, năng lực quản trị rủi ro. Đội ngũ quản lý có năng lực điều hành tốt sẽ có định hướng đúng đắn cho hoạt động của TCTCVM nhằm phục vụ khách hàng được tốt nhất.
d. Sản phẩm dịch vụ và chất lượng cung ứng dịch vụ
Thứ nhất, TCTCVM cung cấp cho khách hàng cái mà họ cần, chứ không phải cái mà họ không cần. Như vậy, một danh mục sản phẩm dịch vụ phù hợp khi nó đơn giản, dễ hiểu, dễ triển khai và đúng với nhu cầu của khách hàng. Trong đó, nhưng dịch vụ phi tài chính mặc dù khơng mang lại lợi nhuận, thậm chí là tăng chi phí cho TCTCVM nhưng nhất thiết phải chú trọng cung cấp cho người nghèo, đặc biệt là các TCTCVM chính thức và bán chính thức.
Thứ hai là chất lượng dịch vụ, người nghèo là đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội, chính vì vậy chất lượng dịch vụ cần phải hết sức coi trọng. Các TCTCVM cần coi khách hàng là người thân để có thể phục vụ tốt nhất. Ngồi ra, tùy vào quy mơ hoạt động và khả năng tài chính để TCTCVM cân nhắc việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động để tăng cơ hội đa dạng hóa phương thức phục vụ. Có một danh mục sản phẩm dịch vụ phù hợp với người nghèo với chất lượng dịch vụ cao thì mới có thể cung cấp một cách sâu và rộng nhất cho người nghèo, giúp người nghèo thoát nghèo bền vững.
1.2.4.2 Nhân tố khách quan