Các TCTCVM chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 85 - 87)

TYM M7 – MFI Thanh Hóa MFI CEP

Tên tổ chức TCTCVM TNHH MTV Tình Thương Tổ chức tài chính vi mơ TNHH M7 Tổ chức tài chính vi mơ TNHH Thanh Hóa Tổ chức tài chính vi mơ TNHH CEP Cấp phép hoạt động Giấy phép số 181/GP – NHNN ngày 17/08/2010 Giấy phép số 16a/GP-NHNN ngày 13/01/2012 Giấy phép số 65/GP-NHNN ngày 22/08/2014 Giấy phép số 1234/GP-HCM ngày 28/10/2016 Vốn điều lệ (Triệu đồng) 135.766 15.545 6.100 500 Số CN&PGD 42 14 07 08

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Tổ chức tài chính vi mơ Tình Thương - TYM

Tiền thân là Dự án Quỹ Tình thương thuộc Ban Gia đình – Đời sống do Hội LHPN Việt Nam thành lập năm1992, hoạt động tại địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Dự án thực hiện hỗ trợ vốn cho nhóm phụ nữ nghèo và nghèo nhất theo phương pháp tiếp cận kiểu ngân hàng Grameen – Bangladesh. Tháng 11/2008, TYM đã nộp hồ sơ lên NHNN đề nghị chuyển đổi trở thành TCTCVM được cấp phép. Ngày 17/07/2010, NHNN đã cấp phép thành lập và hoạt động số 181/GP-NHNN cho TYM theo mơ hình cơng ty TNHH một thành viên, do Hội LHPN là chủ sở hữu.

Tổ chức tài chính vi mơ M7

M7 được thành lập năm 2006 trên cơ sở góp vốn của 03 Quỹ xã hội (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ miền núi phát triển Mai Sơn, Quỹ Khuyến khích phụ nữ phát triển thị xã ng Bí và Quỹ Hỗ trợ phụ nữ Đông Triều) hoạt động tại địa bàn 02 tỉnh là Sơn La và Quảng Ninh. Ban đầu, là một dự án TCVM do Action Aid thực hiện tại Việt Nam có 03 Quỹ xã hội thuộc mạng lưới M7, sau đó 03 Quỹ này được hợp nhất thành một TCTCVM chính thức được NHNN cấp phép hoạt động vào tháng 1/2012. TCTCVM M7 hỗ trợ đối tượng chủ yếu là những người dân gặp khó khăn về kinh tế, đặc biệt là phụ nữ và nhóm dân tộc thiểu số.

Tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa

TCTCVM Thanh Hóa tiền thân là dự án “Chương trình TCVM Thanh Hóa” do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Mỹ tài trợ từ năm 1998. Sau đó vào năm 2008, chương trình này được UBND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định thành lập “Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo

Thanh Hóa”. Năm 2014, NHNN cấp giấy phép số 65/GP-NHNN cho Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa chuyển đổi thành TCTCVM Thanh Hóa, hoạt động theo mơ hình Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên, liên kết giữa Quỹ hỗ trơ phụ nữ nghèo Thanh Hóa và Cơng ty TNHH Thương mại và dịch vụ Thanh Hà.

Tổ chức tài chính vi mơ CEP

TCTVM CEP (Quỹ trợ vốn cho Người lao động nghèo tự tạo việc làm) được thành lập trên cơ sở các chương trình tín dụng tiết kiệm tại các quận, huyện đơ thị và nơng thơn TP.HCM do liên đồn lao động TP.HCM tổ chức theo mơ hình NH Grameen. Năm 2016, Quỹ CEP chuyển đổi thành TCTCVM hoạt động theo mơ hình cơng ty TNHH Một thành viên, chủ sở hữu là Liên đoàn lao động TP.HCM.

b. Ngân hàng Hợp tác xã và hệ thống quỹ Tín dụng nhân dân

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương được thành lập ngày 05/08/1995 và năm 2013 được chuyển đổi sang thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013. NH HTX là một tổ chức tín dụng hợp tác nhằm tương trợ và tăng cường hiệu quả cho hoạt động của hệ thống các Quỹ tín dụng nhân dân; Làm đầu mối của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, giữ vai trị điều hồ vốn. Mục tiêu hoạt động của NH HTX là “xây dựng và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân là một trong những giải pháp quan trọng để góp phần đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nơng nghiệp, nơng thơn…; góp phần mục tiêu thiên niên kỷ về chống đói nghèo…”

Ngồi trụ sở chính, NH HTX có 32 Chi nhánh, 70 PGD và 1.200 Quỹ TDND thành viên trong phạm vi toàn quốc. (co-opbank.vn)

2.2.2.2 Các Tổ chức Tài chính vi mơ bán chính thức

Hiện nay, tại Việt Nam đang có khoảng 3331 TCTCVM bán chính thức dưới dạng các tổ chức và chương trình/dự án TCVM. Cụ thể:

- Chương trình/dự án TCVM: TCTCVM bán chính thức có thể là một hợp phần của chương trình hoặc dự án phát triển hoặc có thể hoạt động theo mơ hình các INGO cấp vốn theo Nghị định số 43/2009/NĐ-CP.

- TCTCVM chuyên trách nhưng chưa đăng ký thành lập TCTCVM. Loại hình TCVM này có cơ cấu tổ chức rõ ràng, bộ máy hoạt động, các bộ phận chuyên môn.

- Quỹ các hội hoạt động trong lĩnh vực TCVM. Các tổ chức thành lập theo các Nghị định số 177/1999/NĐ-CP; Nghị định số 148/2007/NĐ-CP và Nghị định số 30/2012/NĐ-CP. - Các TC phi chính phủ quốc tế hoạt động theo Quyết định số 340/1996/NĐ-CP và các TC phi chính phủ trong nước.

- Các tổ chức xã hội dân sự: các tổ chức người Việt Nam (gọi là các trung tâm/CSO) thành lập theo Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30/07/2003, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP. Ví dụ như các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nơng dân và Đồn Thanh niên cung cấp các món vay nhỏ bằng ngân sách tự có hoặc thực hiện các chương trình của các NGOs quốc tế.

Thơng thường các TCTCVM này được Chính phủ cơng nhận nhưng nó vẫn chưa thể chế hóa và quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước trong thực hiện chức năng tài chính.

Hầu hết các TCTCVM bán chính thức hoạt động dưới dạng quỹ xã hội hay dưới dạng các chương trình, dự án đều liên quan đến sự hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp từ các nhà tài trợ. Sự hỗ trợ này có một vai trị quan trọng thúc đầy sự phát triển của các TCTCVM bán chính thức. Một số TCTCVM nhờ hỗ trợ ban đầu từ các nhà tài trợ như: MOM, chương trình ACE, CAFPE Bà Rịa – Vũng Tàu…

2.2.3 Thực trạng cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ của các tổ chức tài chính vi mơ

Kết quả cung cấp dịch vụ TCVM được NH Phát triển Châu Á (ADB) tổng kết trong báo cáo ADB Việt Nam – Tăng tốc phát triển khu vực TCVM hướng tới tài chính tồn diện hơn – số liệu tính đến 31/10/2015, năm 2016 và 2017 chưa có tổ chức nào cơng bố kết quả, vì vậy, tác giả phân tích dựa trên số liệu của ADB.

2.2.3.1 Tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)