Quan điểm sử dụng tài chính vi mơ cho xóa đói giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 138 - 140)

8. Kết cấu của luận án

3.2 ĐỊNH HƯỚNG VỀ TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO BỀN

3.2.3 Quan điểm sử dụng tài chính vi mơ cho xóa đói giảm nghèo bền vững

 Đối với tất cả các chủ thể trong nền kinh tế

Cần có nhận thức đúng về TCVM theo các nội dung sau:

Một là, cần coi hoạt động TCVM là hoạt động hỗ trợ người dân, giúp cho người dân hình thành thói quen tiết kiệm, sử dụng tiền một cách có “tri thức”, giúp người dân năng động hơn trong làm kinh tế. TCVM là nguồn lực để người dân sử dụng, như là “kho tiền” của người nghèo. Khi cần, người dân sẽ sử dụng và khi có điều kiện sẽ hồn trả ngay lập tức. Nghĩa là, TCVM như là động lực để giúp người dân thoát nghèo, là gián tiếp giúp người nghèo thốt nghèo. Khi người nghèo có khát khao được thốt nghèo, có cơng cụ trong tay thì mới có thể thốt nghèo thành cơng.

Hai là, khơng nên phân biệt hoạt động TCVM với các dịch vụ tài chính thương mại thơng thường. Ví dụ, đối với hoạt động tín dụng, lãi suất cũng cần phải tương đương với lãi suất thương mại. Quan điểm này nhằm mục đích: xóa bỏ cơ chế “cấp phát trong xóa đói giảm nghèo”, tạo động lực cho người nghèo làm kinh tế; xác định rõ đây khơng phải là chương trình từ thiện mà mục tiêu chính là an sinh xã hội theo hướng bền vững.

Hoạt động của các Tổ chức cung ứng dịch vụ TCVM phải phát triển ổn định. Muốn vậy, các Tổ chức này phải hoạt động theo cơ chế thị trường- thu bù chi và tích lũy phát triển.

 Đối với các tổ chức tín dụng

Một là, cần xác định hoạt động TCVM đóng vai trị chính trong xóa đói giảm nghèo bền vững chứ khơng phải các loại hình tài chính khác. Vì vậy cần thấm nhuần tư tưởng “TCVM là cho người nghèo, người nghèo cần TCVM” để từ đó tạo điều kiện tối đa cho người nghèo khi tiếp cận TCVM.

Hai là, khuyến khích các TC cung cấp dịch vụ TCVM tham gia càng nhiều càng tốt, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân để phát huy thế mạnh của mình trong cung cấp dịch vụ, đồng thời cân đối việc cung cấp dịch vụ giữa khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân để phát huy hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ. Các TCTD có chức năng cung cấp dịch vụ TCVM cho người nghèo bằng nguồn vốn NSNN như NHCSXH chỉ thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo ở những vùng đặc biệt khó khăn, mà hoạt động của các Tổ chức khác không thể hiện hiện; chuyển dần chức năng cung cấp dịch vụ TCVM cho người nghèo cho các Tổ chức khác hoạt động bằng nguồn vốn tự khai thác và cung cấp dịch vụ cho người nghèo theo cơ chế thị trường.

Hoạt động của các TCTD có khả năng cung cấp dịch vụ TCVM như Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cần được phát huy trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo.

Ba là, ngồi tín dụng, cần phát triển đa dạng các loại hình khác trong tài chính vi mơ, đặc biệt là bảo hiểm vi mơ, tiết kiệm vi mơ để người dân có thể tiếp cận nhiều dịch vụ cần thiết cho cuộc sống, đặc biệt là những dịch vụ giúp người dân bù đắp những thiếu hụt theo chuẩn nghèo đa chiều.

Bốn là, cần tập trung ưu tiên: trước hết là những đối tượng nghèo nhất, những người thuộc tầng lớp đáy để giúp họ thốt nghèo, sau đó là những đối tượng khác nhưng cần phải bảo đảm tính bền vững và phát huy hiệu quả của TCVM.

Quan niệm xóa đói giảm nghèo là trách nhiệm của Nhà nước giờ đã khơng cịn đúng đắn, mà xóa đói giảm nghèo địi hỏi sự vào cuộc của cả Nhà nước và khu vực tư nhân. Trong đó, Nhà nước đóng vai trị định hướng, đề ra chủ trương chính sách và đầu tư phát triển hạ tầng, chú trọng đến an sinh xã hội cho người nghèo, đặc biệt là những người mất sức lao động. Khu vực tư nhân thực hiện xóa đói giảm nghèo bằng cách đáp ứng nhu cầu cần thiết về kiến thức, dịch vụ tài chính cho người nghèo, giáo

dục cho người nghèo cách sử dụng đồng tiền một cách đúng đắn, từ đó có thể tìm kiếm lợi nhuận thơng qua hỗ trợ người nghèo.

Năm là, để thực hiện được chức năng, vai trị xóa đói giảm nghèo bền vững, các TCTCVM phải phát triển bền vững để có đủ năng lực hoạt động và cạnh tranh trên thị trường dịch vụ tài chính. Năng lực của các TCTCVM thể hiện bằng năng lực về vốn, mạng lưới, công nghệ, quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)