Tài chính vi mơ cho xóa đói giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 45 - 55)

8. Kết cấu của luận án

1.2 ĐĨI NGHÈO VÀ TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN

1.2.3 Tài chính vi mơ cho xóa đói giảm nghèo bền vững

1.2.3.1 Vai trị của tài chính vi mơ trong xóa đói giảm nghèo bền vững

Vai trị TCVM là quan trọng đối với xóa đói giảm nghèo bền vững: - TCVM là nguồn lực cho người nghèo

Đa số người nghèo sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với năng suất lao động thấp và ít được tiếp cận với các dịch vụ tài chính và kiến thức. Tổ chức TCVM có khả năng cung cấp nguồn vốn cho người nghèo.

TCVM có thể cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng: Cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, hỗ trợ tài chính kịp thời cho khách hàng gặp khó khăn… giúp người nghèo tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng các khoản thu nhập ngồi sản xuất nơng nghiệp, các khoản thu nhập khác từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, kinh doanh nhỏ. Đồng thời, góp phần giúp người nghèo tránh, giảm rủi ro về kinh tế và cuộc sống, từ đó, tăng thu nhập hộ gia đình. Trong khi thu nhập khơng tự động tăng lên, nguồn vốn vay đáng tin cậy không cần tài sản thế chấp ban đầu là cơ sở nền tảng cho việc lên kế hoạch khởi động sản xuất, mở rộng kinh doanh, cộng thêm tổ chức cung cấp vốn luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng đồng vốn vay hiệu quả, tiết kiệm và không phải bán hay cầm cố tài sản khi gặp rủi ro thất bại.

- Tạo dựng tài sản, cải thiện sức khỏe và đầu tư nhiều hơn cho giáo dục

Người nghèo có tích lũy tài sản, tiết kiệm nhờ khả năng vay vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhà xưởng, thuê thêm nhân công tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương; mua đất đai xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, vật ni. Bên cạnh đó, nhờ tiết kiệm và tài sản được tích lũy, hộ gia đình có nhiều điều kiện để quan tâm đến dinh dưỡng, cải thiện điều kiện sống, chủ động tìm kiếm và chi trả cho dịch vụ y tế thay vì đến các cơ sở y tế khi tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ; chi phí cho con em của họ tiếp cận dịch vụ giáo dục với thời gian dài hơn và đầu tư nhiều hơn vào giáo dục cho con cái.

- Tăng quyền cho người phụ nữ

Trong rất nhiều chương trình TCVM, phụ nữ nghèo là đối tượng khách hàng tuyệt vời, chủ yếu của các sản phẩm tài chính. Tham gia chương trình của TCVM, phụ nữ sẽ được quản lý tiền, họ có quyền nhiều hơn trong các vấn đề của gia đình và xã hội. Nhờ vậy, người phụ nữ trong gia đình được tơn trọng, gia đình bình yên, hạnh phúc. - Cung cấp nguồn lực tài chính cho các DN nhỏ và siêu nhỏ

Thực tiễn cho thấy, DN nhỏ và siêu nhỏ có vai trị hết sức quan trong đối với nền kinh tế nói chung và cơng cuộc XĐGN nói riêng. Khơng những thế, phát triển DN nhỏ là một hướng đi đúng đắn cho XĐGN bền vững. Tuy nhiên, loại hình DN ngày rất khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng thương mại từ các định chế tài chính khác. Đối với loại hình DN này, TCVM là kênh vốn thích hợp cho hoạt động kinh doanh.

1.2.3.2. Các phương pháp tiếp cận xóa đói giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo có nhiều phương cách khác nhau với trách nhiệm và vai trò từng chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh thì có 3 phương pháp cơ bản tiếp cận xóa đói giảm nghèo bền vững.

 Phương pháp từ trên xuống dưới (top-down) và vai trị của Nhà nước.

Có thể nói vai trị của Nhà nước đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo là khơng thể phủ nhận. Mỗi một quốc gia đều có lịch sử, thể chế, cấu trúc kinh tế riêng của mình và khác với các quốc gia khác, có cách lựa chọn phù hợp trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng.

Vai trị của Nhà nước đối với xóa đói giảm nghèo bền vững được thể hiện và phát huy ở nhiều lĩnh vực và nội dung khác nhau. Sau đây là một số can thiệp của Nhà nước để xóa đói giảm nghèo bền vững:

- Xây dựng, phê duyệt các chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững:

Chính sách của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo là hệ thống các quy định liên quan đến chủ trương xóa đói giảm nghèo bền vững; gồm: i) Nhóm chính sách đối với tổ chức và hoạt động của các chủ thể có chức năng, vai trị cung cấp dịch vụ cho người nghèo; ii) Nhóm chính sách tăng thu nhập cho người nghèo; iii) Nhóm chính sách tăng khă năng tiếp cận dịch vụ xã hội của người nghèo; iv) Nhóm chính sách phịng ngừa rủi ro; v) Nhóm chính sách nâng cao vị thế của người nghèo trong xã hội.

- Hoạt động nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến người nghèo:

Nhà nước tổ chức, cấp kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ. Sản phẩm nghiên cứu đều cho là phần lớn hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp và các kết quả khoa học là các hàng hóa, dịch vụ cơng và cung cấp cho người nghèo miễn phí.

- Thực hiện các chương trình khuyến nông nhằm chuyển giao công nghệ và kiến thúc đến nông dân, người nghèo.

- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt thủy lợi

Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt thủy lợi là can thiệp có ảnh hưởng nhiều đến người nơng dân nói chung và người nghèo nói riêng; đặc biệt là các cơng trình lớn.

- Đầu tư về cơ sở hạ tầng tiếp thị nhằm giúp khu vực nông thôn và nông dân, người nghèo tiếp thị hàng hóa nơng sản có hiệu quả; cụ thể đầu tư vào đường giao thông

nông thôn, quốc lộ, đường sắt, đường thủy; mạng lưới truyền thông, thông tin; cung cấp điện; xây dựng các chợ trung tâm và chợ sỉ trong khu vực…

- Chính sách đất đai:

Nhà nước lựa chọn mơ hình về sử dụng đất, bảo đảm mối quan hệ giữa tính cơng bằng và hiệu quả sử dụng đất đai; tránh tình trạng nơng dân mất đất rơi vào cảnh nghèo đói…

Tóm lại, trên tầm vĩ mơ, Nhà nước có vai trị hết sức quan trọng trong giảm nghèo bền vững, bởi vì nhà nước đề ra chính sách đúng và phù hợp sẽ tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhờ đó mà sẽ bền vững hơn; ngược lại, nhà nước đề ra chính sách khơng hợp lý sẽ là rào cản ngăn cách người dân với các nguồn lực xã hội, làm cho kinh tế - xã hội khơng phát triển, đời sống nhân dân khó khăn, ảnh hưởng đến sự nghiệp giảm nghèo bền vững.

 Phương pháp tiếp cận từ dưới lên và vai trò của người nghèo.

Đối với phương pháp tiếp cận này, người dân nghèo có vai trị quan trọng. Nhà nước và các cơ quan chức năng cung cấp cho người nghèo những phương thức phát triển mới mà tự họ khơng thể tự tiếp cận và duy trì, bên cạnh đó là hỗ trợ trong việc ngăn ngừa và loại trừ các yếu tố gây rủi ro, chứ không chỉ khắc phục hậu quả sau rủi ro. Để họ có thể tự lập sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội khác, mà khơng phải dựa vào các biện pháp thốt nghèo nhanh như tặng nhà, tặng phương tiện sống… Và đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo này phải được xác lập trên nguyên tắc ưu tiên các vùng có khả năng, điều kiện thốt nghèo nhanh và có thể lan tỏa ra các vùng lân cận.

 Kết nối người nghèo với thị trường và vai trị của TCVM

Tài chính vi mơ rất đa dạng hoạt động, khơng chỉ cung cấp dịch vụ tín dụng mà cịn các dịch vụ thanh tốn, bảo hiểm, các dịch vụ xã hội…Việc cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ xã hội không phải là một hoạt động từ thiện. Đặc trưng của tài chính vi mơ hiện đại là tài chính vi mơ hoạt động theo mơ hình phi lợi nhuận. Trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển và yêu cầu về tính ổn định của các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mơ, thì TCVM có hai chức năng: chức năng thứ nhất là giúp đỡ những người nghèo thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho họ; chức năng thứ hai là duy trì, phát triển ổn định và an tồn cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững, lâu dài; bản chất của chức năng này là thu đủ bù chi, có tích lũy, thực thiện nghĩa vụ đối với ngân sách. Như vậy, quan hệ giữa người nghèo và TCTCVM là quan hệ theo cơ chế thị trường.

1.2.3.3 Cơ chế tác động của tài chính vi mơ đối với xóa đói giảm nghèo bền vững a. Nhận thức chung

Nghiên cứu sinh cho rằng, vai trị của Nhà nước khơng thể thiếu được, nhưng Nhà nước không nên làm thay những thứ mà thị trường có thể tự thân vận động. TCVM là một trong những kênh hỗ trợ Nhà nước xóa đói giảm nghèo hiệu quả, giúp cho người nghèo có thể thốt nghèo bền vững thơng qua hoạt động quan trọng của TCVM là cho vay. Thực tế cho thấy chương trình TCVM mang đến cơ hội cho hộ nghèo có thể vay vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập giúp họ có điều kiện vươn lên, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.

Tuy nhiên, trong thực tiễn cũng có một số người nghi ngờ về tác động của TCVM đến xóa đói giảm nghèo. Họ cho rằng tín dụng vi mơ khơng những khơng làm tăng thu nhập mà cịn khiến các hộ gia đình nghèo mắc vào một cái bẫy nợ nần. Milford Bateman (2010) cho rằng tín dụng vi mơ chỉ là một ảo tưởng về xóa đói giảm nghèo, là trị chơi may rủi, chỉ có một vài trường hợp thành cơng.

Thế nhưng, nghi ngờ về TCVM đối với xóa đói giảm nghèo được phản bác bởi nhiều cơng trình nghiên cứu của các nước; trong đó có Việt Nam.

Theo Võ Khắc Thường và Trần Văn Hồng (2013), người nghèo có khả năng kinh doanh sinh lợi đạt được lợi nhuận trên mỗi đơn vị vốn lớn hơn người khá giả và sẵn sàng trả lãi cho các khoản vay [85].

Nhận định trên có thể được lý giải bằng lý thuyết lợi ích của TCVM cho sản xuất biểu diễn trên mơ hình đường cong, trong đó giá trị hồn trả biên của những khoản vay nhỏ có hình dạng đường cong hữu dụng biên.

Nguồn: Milford Bateman (2010), Why doesn’t Microfinance work?

Về lý thuyết, người nghèo có khả năng kinh doanh sinh lợi đạt được lợi nhuận trên mỗi đơn vị vốn lớn hơn người khá giả và sẵn sàng trả lãi vay cao hơn cho những khoản tín dụng từ TCVM. Khi được hỗ trợ vốn, chi phí đầu vào giảm, giá rẻ hơn, người nghèo sẽ có điều kiện mở rộng được quy mơ kinh doanh, nhờ đó họ thốt được nghèo.

Mơ hình dưới đây minh họa phần lợi ích TCVM thơng qua việc cho người nghèo vay tín dụng mở rộng sản xuất. Nếu khơng có TCVM (đường S1), người nghèo chỉ sản xuất được với sản lượng là Q1 và bán được mức giá P1. Khi có TCVM, người nghèo có cơ hội mở rộng sản xuất, sản xuất được với sản lượng Q2 (sản xuất tăng từ Q1 đến Q2), quy mô sản xuất tăng trong khi giữ nguyên giá, đồng nghĩa với việc giá rẻ hơn (đường S2). Thặng dư tăng mức (a+b), chi phí trợ giá cho người sản xuất (b+c+d).

Nguồn: Miford Bateman (2010), Why doesn’t Microfinance work?

Hình 1.2: Lợi ích của tài chính vi mơ cho sản xuất

Như vậy, tài chính vi mơ có tác động đến q trình tạo ra giá trị thặng dư nhiều hơn nhờ tăng trưởng sản xuất, từ đó gia tăng tích lũy đầu tư và tiêu dùng của hộ gia đình.

Lê Việt Phương (2012) cũng có kết luận tương tự trong nghiên cứu về tác động của TCVM đến khả năng thoát nghèo của hộ gia đình nghèo tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả khảo sát 250 mẫu ngẫu nhiên đại diện cho những hộ nghèo tham gia TCVM trên phạm vi tồn huyện Bình Chánh. Các biến trình độ học vấn, có việc làm, số tiền vay vốn, tập huấn, tương quan ý nghĩa với biến nghèo với mức ý nghĩa 1%, và mục đích sử dụng vốn vay với mức ý nghĩa 5%. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy 2 nhóm nhân tố có tác động tích cực đến khả năng thốt nghèo của hộ đó là nhóm nhân tố thuộc bản thân hộ gia đình nghèo và nhóm nhân tố TCVM [66].

Alterna (2010) đánh giá TCVM là rất tích cực Tại Mỹ và Canada. Theo Alterna tài chính vi mơ đã góp phần hỗ trợ cho người nghèo thơng qua những khoản tín dụng nhỏ và giúp họ có thể tiếp cận tốt các chương trình phúc lợi xã hội; tín dụng vi mơ ở Mỹ đã hỗ trợ tích cực cho các chủ doanh nghiệp nhỏ, giúp họ gia tăng thu nhập [99].

Mohummed Shofi Ullah Mazumder, Lu Wencong (2013) trong nghiên cứu về tài chính vi mơ trong việc giảm nghèo tại Bangladesh, cho rằng chương trình tín dụng vi mơ giúp cải thiện tình trạng kinh tế - xã hội của phụ nữ nông thôn ở Bangladesh; cải thiện tình trạng kinh tế của người vay và phát triển kinh tế trang trại và tài sản gia đình. Các chun gia đó cho biết, đa số những người được hỏi đã trả lời là xuất hiện sự thay đổi tình trạng nghèo đói của họ bằng cách sử dụng đúng các khoản tín dụng nhận được. Điều này ngụ ý rằng có một mối quan hệ tích cực giữa giảm nghèo và tiếp cận với tín dụng vi mô [116].

b. Cơ chế tác động

TCVM thơng qua hoạt động tín dụng của mình tác động đến việc XĐGN khơng phải nhất thời mà có tính chất lâu dài, vì vậy tạo ra được khả năng đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững. Tín dụng vi mơ giảm nghèo vĩnh viễn là một tác động lâu dài, nó khơng phải là một khoản tài trợ ngắn hạn. Mục đích của nó là để dẫn đến sự tăng bền vững trong khả năng của gia đình để tạo ra sự giàu có. (M.Jahangir Alam Chowdhury -2002 [115])

Về mặt dài hạn, TCVM góp phần giải quyết vấn đề cơ cấu để phát triển kinh tế như cơ sở hạ tầng, sức khỏe, dịch vụ, hoặc các hệ thống giáo dục.

Cơ chế tác động của TCVM đến việc xóa đói giảm nghèo có thể được biểu diễn bằng sơ đồ dưới đây:

Vòng 1 Vòng 2

Sơ đồ 1.1: Cơ chế tác động của TCTVM đến xóa đói giảm nghèo

Vịng 3, vịng 4… cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, do sự tăng lên về tích lũy mà tài sản của hộ gia đình cũng tăng lên, từ đó, dần dần thoát nghèo. Đối với các TCTCVM, thơng qua tín dụng, tài sản của TCVM cũng tăng lên, từ đó quy mơ được mở rộng.

1.2.3.4 Tiêu chí đánh giá tài chính vi mơ cho xóa đói giảm nghèo bền vững a. Cách tiếp cận của các nhà khoa học

Có nhiều cách xác định các tiêu chí đánh giá khác nhau về xóa đói giảm nghèo bền vững. Ví dụ: Phạm Ngọc Dũng (2015) cho rằng, đánh giá giảm nghèo bền vững có thể sử dụng các tiêu chí sau [31]:

- Khoảng cách nghèo (Ci):

Ci là khoảng cách nghèo hay còn gọi là sự thiếu hụt thu nhập, chi tiêu hay một khía cạnh nào đó dùng để phản ánh nghèo của một cá nhân hay hộ so với chuẩn nghèo.

Ci = Z - Yi

Trong đó: Yi là thu nhập, chi tiêu hay một khía cạnh nào đó phản ánh nghèo bình quân của người hay hộ i, Z là chuẩn nghèo. Ý nghĩa kinh tế của Ci là, Ci càng lớn thì hộ đó càng nghèo và khoảng cách càng nhỏ thì hộ đó nghèo ít nghiêm trọng hơn và khả năng thoát nghèo sẽ dễ hơn.

- Tỷ lệ thiếu hụt so với chuẩn nghèo (k):

Tỷ lệ thiếu hụt so với chuẩn nghèo là tỷ lệ % của khoảng cách nghèo so với chuẩn nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)