Số lượng người nghèo vay vốn tại TCTCVM Tình thương TYM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 105 - 115)

Nguồn: BCTN của TCTCVM Tình Thương – TYM các năm 2012- 2017

Số lượng thành viên, khách hàng vay vốn của TYM không ngừng tăng lên trong sáu năm trở lại đây, từ 84.090 thành viên năm 2012 lên đến 144.390 thành viên năm 2017. Số thành viên nghèo và thành viên vay vốn cũng tăng trưởng rất nhanh (chi tiết tại biểu đồ 2.14). Do xuất phát điểm là chương trình TCVM hỗ trợ phụ nữ nghèo, và là sở hữu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, khách hàng vay vốn của TYM chủ yếu là phụ nữ chiếm 85% trong tổng số cả thành viên và khách hàng. Riêng Nghệ An, đại diện của TYM cho biết: “tính đến thời điểm hiện tại, đây là tỉnh có hoạt động của TYM sơi động nhất với khoảng 42.000 thành viên và có 05 chi nhánh trên địa bàn.”

Bảng 2.21: Kết quả cho vay người nghèo của TCTCVM Tình Thương - TYM

Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 Doanh số cho vay Tr.đ - 1.087.000 1.381.428 1.652.838 2.065.997 2.318.900 19,6% 25,0% 12,2% Dư nợ Tr.đ 483.698 582.221 758.322 862.874 1.054.661 1.221.270 13,8% 22,2% 15,8% Dư nợ trung bình/người Tr.đ 6,1 6,2 7,1 7,6 8,3 8,4 7% 9% 1,2% Tỷ lệ hoàn trả % 99,97 99,96 99,98 99,98 99,99 99,99 0 0 -0,01 Tỷ lê nợ quá hạn % 0,03 0,04 0,011 0,004 0,01 0,01 -0,007 0,006 0

Nguồn: BCTN của TYM các năm 2014-2017 và tính tốn của tác giả

Doanh số cho vay và dư nợ cho vay của TYM tăng trưởng cao trong giai đoạn 2012-2017, trung bình 17%/năm. Dư nợ trung bình/người cũng tăng đều đặn, từ mỗi

2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số thành viên, khách hàng vay vốn 84090 96000 107507 113987 127274 144390 Số thành viên nghèo 2431 3502 2659 2925 Số thành viên vay vốn 79484 92899 93812 96867 98623 123118 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000

khách hàng chỉ có dư nợ trung bình là 6,1 triệu đồng lên đến 8,4 triệu đồng. Tỷ lệ hoàn trả cũng rất cao, nợ q hạn cũng hầu như khơng có (dưới 1%).

Đối với Quỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh, bà Tăng Linh Chi – Phó Giám đốc Quỹ cho biết: tính đến thời điểm tháng 12/2017, dư nợ của Quỹ là 130 tỷ với 22.000 khách hàng ở tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt, quỹ không cho vay tiêu dùng.

2.3.7 Kết quả thu thập ý kiến khách hàng tài chính vi mơ

2.3.7.1 Ý kiến của khách hàng tại Tổ chức tài chính vi mơ Tình Thương – Chi nhánh Thanh Hóa

Bảng 2.22: Tổng hợp kết quả khảo sát

TT Thông tin Kết quả Tỷ

lệ (%)

1 Dịch vụ khách hàng đang sử dụng 100 100

- KH chỉ gửi tiết kiệm tự nguyện 17 17,00

- KH vay vốn 23 23,00

- KH vừa gửi tiết kiệm, vừa vay vốn 60 60,00

2 Trước khi vay vốn, tình trạng của KH 100 100

- Khách hàng là hộ nghèo 84 84,00

- Khách hàng là hộ cận nghèo 16 16,00

3 Sau khi vay vốn, tình trạng của khách hàng 100 100

- Khách hàng là hộ nghèo 5 5,00

- Khách hàng là hộ cận nghèo 10 10,00

- KH đã thoát nghèo và thoát cận nghèo 85 85,00

4 Mức độ hài lòng của KH 100 100

- Rất hài lòng 68 68,00

- Hài lòng 15 15,00

- Chưa hài lòng 17 17,00

5 KH có sử dụng tiếp dịch vụ sau khi đáo hạn 100 100

- Có sử dụng 100 100

- Không tiếp tục sử dụng 0 0

6 Khả năng phát triển khách hàng 100 100

- KH sẽ giới thiệu cho người quen 89 89,00

- KH không giới thiệu cho người quen 11 11,00

Từ bảng tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy được ý kiến của KH đối với Chi nhánh: - Đa số khách hàng chọn sử dụng cả hai loại dịch vụ là tiết kiệm và vay vốn (60% số người được hỏi), chứng tỏ khách hàng rất tin tưởng, lựa chọn Chi nhánh là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính cho mình. Trong khi chỉ có 17% số người được hỏi chỉ gửi tiết kiệm tự nguyện, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong số các khách hàng đang có quan hệ với Chi nhánh. Điều này phản ánh đúng thực chất số dư huy động tiết kiệm tự nguyện của Chi nhánh đang chỉ chiếm khoảng 23% tổng số dư huy động.

- Có sự giúp đỡ của TCVM, thu nhập và đời sống của khách hàng cũng được cải thiện đáng kể. Trong 100 người được hỏi, trước khi có TCVM có tới 84 khách hàng thuộc diện hộ nghèo, 16% khách hàng thuộc diện hộ cận nghèo. Nhưng sau khi vay vốn, chỉ còn lại 5% vẫn là hộ nghèo, hộ cận nghèo là 10% và KH thoát nghèo và thốt cận nghèo 85%. Trong đó, 5 khách hàng là hộ nghèo là 5 khách hàng mới vay vốn tại Chi nhánh Thanh Hóa chưa thu được lợi nhuận từ vốn vay nên vẫn chưa thể đánh giá đã thoát nghèo, 10 khách hàng thuộc hiện hộ cận nghèo trước đây thuộc diện nghèo, đang dần cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

- Sự tín nhiệm của khách hàng cũng được thể hiện ở mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ TCVM do Chi nhánh Thanh Hóa cung cấp. Có tới 83% số người được hỏi hài lịng với Chi nhánh trong khi chỉ 17% chưa hài lòng – tỷ lệ hài lịng rất cao, khách hàng rất tín nhiệm Chi nhánh. Trong 17 khách hàng được hỏi lý do chưa hài lòng, họ cho biết lý do như sau:

Bảng 2.23: Lý do khách hàng chưa hài lòng

Lý do khách hàng chưa hài lòng Số khách hàng Tỷ lệ (%)

1. Lãi suất tiết kiệm tự nguyện còn thấp 5 29,41

2. Lãi suất cho vay còn cao 9 52,94

3. Chưa được giải thích rõ ràng về dịch vụ 3 17,65

Tổng 17 100

Nguồn: tác giả tổng hợp

- Khả năng phát triển khách hàng thể hiện ở việc khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ hay khơng và khách hàng có giới thiệu người thân cùng tham gia làm thành viên của Chi nhánh hay không. Tất cả khách hàng được phỏng vấn cho biết sẽ tiếp tục gắn bó với Chi nhánh trong thời gian tới và có tới 89% khách hàng sẽ giới thiệu cho người quen về dịch vụ TCVM do Chi nhánh Thanh Hóa cung cấp. Tuy nhiên, vẫn cịn 11 khách hàng

cho biết sẽ khơng giới thiệu. Như vậy, Chi nhánh đã làm rất tốt việc giữ chân khách hàng, việc phát triển khách hàng dựa vào những khách hàng hiện tại chưa được chú trọng khi tiếp xúc với khách hàng.

2.3.7.2 Một số ví dụ điển hình về thành công trong việc cung cấp vốn cho người nghèo

Thành công của các đơn vị khi cho vay người nghèo là giúp người nghèo thốt nghèo, có cơ hội ổn định cuộc sống, sau đây là một số trường hợp thốt nghèo thành cơng nhờ vốn vay tại các đơn vị.

Tại Tổ chức tài chính vi mơ Tình Thương – TYM

Bà Trần Thị Huệ

Bà Trần Thị Huệ - sinh năm 1960 hiện đang sống tại Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, tham gia TYM từ năm 2011. Trước khi tham gia TYM, gia đình Bà thuộc diện hộ nghèo của địa phương thu nhập chủ yếu từ việc đi biển, làm thuê, buôn bán nhỏ tại chợ…Làm mọi cách nhưng nghèo vẫn nghèo – Bà cho biết.

Hình 2.1: Bà Trần Thị Huệ - thành viên TCTCVM Tình Thương - TYM

Nguồn: TCTCVM Tình Thương – TYM

Năm 2011, Bà Huệ đã tham gia TYM với mục đích được vay vốn, món vay đầu tiên từ TYM có trị giá 10 triệu đồng. Có vốn và học hỏi tích lũy được kinh nghiệm trong điều hành hoạt động kinh doanh, gia đình Bà đã vượt qua khó khăn, phát triển kinh doanh. Cho đến nay, vợ chồng Bà đang sở hữu 2 kho đơng lạnh diện tích 500m2, 1 cửa hàng chuyên cung cấp con giống, thức ăn ngành thủy sản… Cơ sở kinh doanh của Bà tạo việc làm ổn định cho 15 lao động thường xuyên và 40 lao động thời vụ là các thành viên trong cụm vay vốn tại TYM và người dân địa phương với mức lương bình quân 5 triệu/người/tháng, lợi nhuận rịng sau khi trừ tất cả chi phí là khoảng 300 triệu đồng/năm.

Với thành quả đạt được, Bà được vinh danh là Khách hàng tài chính vi mơ tiêu biểu Citi CMA 2016 của giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi CMA.

Bà Tô Thị Hương

Bà Tô Thị Hương – thành viên TYM hiện đang sinh sống tại Hiến Sơn, Đơ Lương, Nghệ An.

Gia đình Bà thuộc diện nghèo. Bà tham gia vào TYM năm 2007. Vốn ban đầu vay là 3 triệu đồng, gia đình Bà mua hai con lợn nái và sửa sang chuồng trại, ngay năm ấy Bà thu được gần 3 triệu đồng, theo Bà Hương “tiền tuần vẫn trả đều, còn dư tiền để gửi thêm tiết kiệm”.

Hình 2.2: Bà Tơ Thị Hương – thành viên TCTCVM Tình Thương – TYM

Nguồn: TCTCTVM Tình Thương – TYM

Vịng vốn thứ 2, vay thêm 9 triệu đồng đầu tư mua máy xay lúa và máy đập bột. Sau 7 vòng vốn vay TYM, lần vay sau luôn cao hơn lần vay trước, kinh tế gia đình Bà đã liên tục phát triển.

Tại Tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa

Bà Phạm Thị Hằng

Bà Phạm Thị Hằng, sinh sống tại xã Quảng Nham, Quảng Xương, Thanh Hóa – thành viên của TCTCVM Thanh Hóa. Gia đình Bà thuộc diện nghèo. Nhưng khi Quỹ bắt đầu về địa phương, Bà đã vay được 3 triệu đồng để chăn nuôi và tiếp tục làm bánh. Thành công trong chăn nuôi nhờ vay vốn của quỹ, Bà tiếp tục vay để chuyển đổi sang kinh doanh vật liệu xây dựng. Nhờ có vốn và sự tư vấn của quỹ, gia đình và đã vượt qua nghèo khó,

kinh tế khá giả, thu nhập hàng tháng của gia đình khơng dưới 10 triệu đồng.

Hiện nay gia đình Bà là một trong những cơ sở cung cấp sản phẩm gạch lớn trong xã. Không những thế, cơ sở của Bà cịn tạo ra cơng ăn việc làm cho 5 đến 6 lao động tại địa phương, cũng là thành viên trong hội phụ nữ.

Hình 2.3: Bà Phạm Thị Hằng – Thành viên TCTCVM Thanh Hóa

Nguồn: TCTCVM Thanh Hóa

Nói về vai trị của TCVM, Bà cho biết: “ Nếu ngày ấy Tài chính vi mơ Thanh

Hóa khơng về có lẽ cuộc sống của gia đình tơi khơng được như bây giờ, nhờ có Quỹ mà bản thân tơi làm được nhiều thứ mà trước đây tôi chưa từng nghĩ đến.....”

Bà Trần Thị Phượng

Bà Trần Thị Phượng – hiện đang sinh sống tại Quảng Nhân, Quảng Xương, Thanh Hóa, gia đình bà được xếp vào hộ nghèo.

Khi biết có TCTCVM ở Thanh Hóa, Bà đã tiếp cận vay vốn. Món vay đầu tiên của Bà là 3 triệu đồng, đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi.

Sau khi trả gốc và lãi của món vay đầu tiên đúng hạn, Bà vay tiếp 5.310.000 đồng. Quỹ hỗ trợ được phát triển và mở rộng, gia đình Bà Phượng cũng được vay mức vốn cao hơn là 7.434.000 đồng ở chu kỳ 3. Nhờ có vốn cho sản xuất, hiện nay gia đình Bà đã thốt nghèo, đời sống đương nâng cao, kinh tế ổn định, gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

Theo Bà Phượng: "TCTCVM Thanh Hóa đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho gia đình Bà được vay vốn, cuộc sống gia đình đã phần nào khắc phục được khó khăn. Cách hồn trả vốn theo tháng rất thuận tiện và còn giúp gia đình có một khoản tiết kiệm nhỏ để phịng cuộc sống."

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NGHÈO BỀN VỮNG

2.4.1 Mặt được

Thời gian vừa qua, hoạt động tài chính vi mơ đã tỏ ra là một trong những cơng cụ hữu hiệu góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, thể hiện bằng những kết quả đáng ghi nhận sau đây:

Thứ nhất, các TCTVM có sự tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2012- 2017. Mặc dù thời gian hoạt động khơng giống nhau, có tổ chức đã đi vào hoạt động lâu, có tổ chức mới đi vào hoạt động được hai năm, song các tổ chức đều tăng trưởng về khách hàng, dư nợ, vốn chủ sở hữu… Điều này chứng tỏ, các đơn vị đều có kết quả kinh doanh tốt, mở rộng được hoạt động kinh doanh và có lãi.

Thứ hai, rủi ro trong hoạt động thấp, thông qua các chỉ số nợ quá hạn, nợ xấu

thấp. Khơng chỉ có các TCTCVM có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp, qua tìm hiểu, các Quỹ TDND được khảo sát cũng có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp, Quỹ TDND Nghĩa Thái (Nghệ An) tỷ lệ này bằng khơng, nghĩa là khơng có khoản vay nào q hạn.

Đối với các TCTCVM, việc đảm bảo tiền vay chỉ thơng qua bảo lãnh, tín chấp mà khơng bảo đảm bằng tài sản của khách hàng trong khi lãi suất cho vay không phải thấp, thậm chí cịn rất cao tưởng chừng như rất rủi ro nhưng theo ý kiến của đại diện các TCTCVM này: người nghèo ở Việt Nam là những người có lịng tự trọng cao. Đối với họ, khi vay vốn ln là nỗi lo, địi hỏi phải trả lại, nếu khơng trả lại sẽ mang tiếng với hàng xóm, ảnh hưởng đến các thành viên trong nhóm vay vốn và họ khơng thể tiếp tục vay vốn được nữa. Vì vậy, họ ln có ý thức cố gắng làm việc để trả nợ.

Trong thực tế, cũng có nhiều rủi ro khi cho các khách hàng là người nghèo vay vốn. Ví dụ tại TCTCVM Tình thương, bà Trần Thị Tuyết Nhung – Phó tổng Giám đốc tổ chức này cho biết: TYM đã gặp trường hợp ở Nam Định, khi cho một xóm nghèo vay vốn. Xóm có tiếng là “xóm khơng chồng” có nhiều đối tượng mắc nghiện, trộm cắp. Khi

cho vay, họ khơng hồn trả số tiền xin vay, nhưng sau khi vận động, họ đã trả lại đầy đủ cả gốc và lãi.

Thứ ba, các TCTCVM đã thực hiện cung cấp tài chính đến đúng đối tượng là

người nghèo. Khách hàng là người nghèo còn chia nhỏ ra là khách hàng là phụ nữ nghèo, yếu thế trong xã hội; người có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ có sử dụng lao động là người nghèo…Trong đó, các tổ chức chú trọng vào hỗ trợ khách hàng là phụ nữ nghèo là chủ yếu, tiêu biểu là Quỹ phát triển phụ nữ Hà Tĩnh, TCTCVM Tình Thương – TYM đều ưu tiên cung cấp dịch vụ TCVM cho phụ nữ nghèo. Khảo sát cho thấy, nhóm khách hàng nghèo và phụ nữ nghèo vẫn đang là khách hàng mục tiêu trong việc đáp ứng nhu cầu tiếp cận tài chính của các TCTCVM. Như vậy có thể thấy được, các TCTCVM dù rất quan tâm đến lợi nhuận nhưng vẫn kiên định thực hiện theo sứ mệnh, mục tiêu hoạt động của mình.

Thứ tư, TCVM thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực đối với người nghèo trong

việc xóa đói giảm nghèo bền vững. Qua khảo sát ở những tổ chức cho vay người nghèo, số lượng khách hàng ngày càng tăng, dư nợ tăng trưởng nhanh chóng, giá trị khoản vay tăng lên hàng năm (dư nợ trung bình/người), có nhiều tấm gương điển hình vươn lên thốt nghèo, đây là những biểu hiện rõ nét nhất đối với hiệu quả từ cho vay người nghèo. Điều này cũng được khẳng định khi phỏng vấn khách hàng ở Chi nhánh TCTCVM Tình Thương ở Thanh Hóa, khách hàng có chuyển biến tích cực từ trước và sau khi tham gia vào TYM, và có thái độ hài lịng đối với dịch vụ được cung cấp.

Khơng những thế, ý nghĩa của việc thốt nghèo bền vững cịn thể hiện ở việc gắn kết giữa khách hàng và tổ chức. Theo bà Hồng Thị Tình – Giám đốc phụ trách nhân sự của TCTCVM Thanh Hóa: “khách hàng khi đã vay vốn tại TCTCVM Thanh Hóa đã khơng coi cán bộ tín dụng đơn thuần chỉ là người giúp đỡ mang lại vốn vay cho họ, mà còn coi như người thân trong nhà, lễ, tết đều mang quà đến cho cán bộ”. Theo bà Trần Thị Tuyết Nhung – Phó tổng Giám đốc TCTCM Tình Thương – TYM: sau 25 năm hoạt động, tổng kết lại có nhiều thành viên đã gắn kết từ thời kỳ đầu quỹ TYM hoạt động đến

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 105 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)