Một số dịch vụ phi tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 35 - 39)

Trung gian xã hội Phát triển kinh doanh Các dịch vụ xã hội

- Nhóm huy động - Tăng cường gắn kết nhóm - Giúp thành lập các nhóm hoạt động tích cực trong hệ thống - Nâng cao nhận thức về các dịch vụ tài chính hiện tại - Nâng cao tính tự chủ của các cá nhân khi quan hệ với các tổ chức tài chính

- Chuyển giao cơng nghệ

- Đào tạo kiến thức về quản trị doanh nghiệp

- Tư vấn quản lý

- Hỗ trợ pháp lý hoặc vận động hành lang

- Kết nối các doanh nghiệp với thị trường hoặc khách hàng

- Xuất khẩu và các dịch vụ thương mại

- Nâng cao khả năng tiếp cận đầu vào

- Cung cấp thông tin thị trường thông qua các cơ sở dữ liệu, các báo cáo

- Xây dựng mạng lưới các DN - Chứng nhận và tiêu chuẩn chất lượng

- Cung cấp kiến thức cơ bản về sức khỏe, vệ sinh hoặc dinh dưỡng

- Đào tạo kiến thức văn hóa

- Cố vấn hoặc tư vấn dịch vụ trong lĩnh vực về quyền con người, phát triển cá nhân, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục trẻ em hoặc xây dựng gia đình

Nguồn: Making microfinance work: Mangaging Product Diversification [104]

Trung gian xã hội chuẩn bị cho các nhóm hoặc cá nhân làm thế nào để thiết lập

các mối quan hệ vững chắc với các TCTCVM, ví dụ như bằng cách hình thành các tổ vay vốn hoặc giải thích vai trị và trách nhiệm khi trở thành một thành viên của TCTCVM.

Phát triển kinh doanh nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách

hàng. Dịch vụ phát triển kinh doanh bao gồm việc truyền đạt kiến thức cho các DNNVV dưới hình thức tư vấn, đào tạo, cập nhật thông tin thị trường, hoặc liên kết với các tổ chức hay mạng lưới nghề nghiệp.

Các dịch vụ xã hội, như là sức khỏe, giao dịch hoặc dinh dưỡng, đầu tư vào vốn

con người là tạo điều kiện cho người nghèo có thể sử dụng các dịch vụ TCVM tốt hơn. Theo cách này, các dịch vụ xã hội cải thiện tác động của TCVM đối với thu nhập và xóa đói giảm nghèo [104, tr.222- 223].

1.2 ĐĨI NGHÈO VÀ TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về đói nghèo

1.2.1.1 Khái niệm về đói nghèo

o Quan điểm về đói nghèo của các nước

Trên thế giới, đã và đang có những tranh luận về đói nghèo. Tựu trung, “đói nghèo, là tình trạng một nhóm người trong xã hội khơng có khả năng được hưởng một “cái gì đó” ở mức tối thiểu cần thiết [64, tr.13]. Có ba trường phái quan điểm về đói nghèo:

- Thứ nhất, là trường phái phúc lợi. Theo trường phái này, một xã hội có hiện

tượng đói nghèo khi một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó khơng có được một mức phúc lợi kinh tế là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống hợp lý tối thiểu so với tiêu chuẩn xã hội đó. Cách hiểu này coi “cái gì đó” là phúc lợi kinh tế của cá nhân, hay độ thỏa dụng cá nhân. Tuy nhiên, vì độ thỏa dụng vốn là khái niệm mang tính ước lệ, khơng thể đo lường hay lượng hóa được, nên người ta thường đồng nhất nó với một khái niệm khác cụ thể hơn, đó là mức sống. Khi đó, tăng thu nhập được xem là điều quan trọng nhất để nâng cao mức sống hay độ thỏa dụng cá nhân [64, tr.13].

- Thứ hai là dựa vào nhu cầu cơ bản, theo đó coi “cái gì đó mà người nghèo thiếu là tập hợp những hàng hóa và dịch vụ được xác định cụ thể mà việc thỏa mãn chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Những nhu cầu cơ bản đó bao gồm lương thực thực phẩm, nước, điều kiện vệ sinh, nhà ở, quần áo, giáo dục, ý tế cơ sở và giao thông công cộng [64, tr.13].

- Thứ ba, là những quan điểm không quan tâm đến những gì thiếu để thỏa mãn độ thỏa dụng cá nhân hay nhu cầu cơ bản của con người mà chú trọng đến khả năng hay năng lực của con người. Do vậy, trường phái này được gọi là trường phái [dựa vào] năng lực. Theo nhà kinh tế học người Mỹ gốc Ấn Độ Amarta Sen: giá trị cuộc sống của con người không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thỏa dụng

hay thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, mà đó là khả năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn thiết [64, tr.14].

Trên thế giới, có nhiều khái niệm đói nghèo được tiếp cận theo các giác độ khác nhau, cụ thể như:

- “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương” (Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (09/1993) [29, tr.34].

- “Đói nghèo là một khái niệm đa chiều vừa dễ và vừa khó để định nghĩa. Đói nghèo thường được mơ tả như một tình trạng theo đó những cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thiếu các nguồn lực để tạo ra nguồn thu nhập có thể duy trì mức tiêu dùng đủ đáp ứng các nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc”. Theo cách tiếp cận này, đói nghèo là tình trạng thiếu thốn vật chất (Theo UNDP) [119, tr.4].

- “Người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia” (WHO). - “Đói nghèo gồm những khía cạnh cơ bản sau: là sự khốn cùng về vật chất được xác định theo thu nhập hoặc tiêu dùng; sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế, nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, khơng có tiếng nói về quyền lực” (WB, LHQ) [64, tr.22].

Việt Nam cũng có góc nhìn về đói nghèo tương đồng với thế giới, cốt lõi của đói nghèo là những nhu cầu cơ bản của con người không được hưởng và thỏa mãn. Nhu cầu cơ bản là những thứ thiết yếu để duy trì tồn tại của con người như ăn, mặc, ở. Đói được chia ra làm đói gay gắt kinh niên và đói gay gắt cấp tính. Trong đó, đói gay gắt kinh niên là tình trạng thiếu ăn thường xuyên. Nếu con người trong những hoàn cảnh đột xuất, bất ngờ do thiên tai bão lụt, mất mùa, bệnh tật, rơi vào cùng cực, khơng có gì để sống, khơng có đủ lương thực, thực phẩm để ăn, có thể dẫn tới cái chết thì đó là trường hợp đói gay gắt cấp tính.

Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng khi mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như tồn bộ cho ăn, thậm chí khơng đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu

như khơng có. Các nhu cầu tối thiểu ngồi ăn ra cịn ở, mặc, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi, khơng đáng kể.

Các khái niệm trên cho thấy rằng cả thế giới và Việt Nam đều tiếp cận nghèo đói theo nghĩa hẹp - là sự “thiếu thốn các điều kiện thiết yếu của cuộc sống. Nghèo đói cần phải có cái nhìn bao qt hơn, trên bình diện phát triển tồn diện cho con người, tức là xét theo góc độ “đa chiều”. Nghèo đói đa chiều được đề cập trong Báo cáo phát triển con người năm 1997 của UNDP, đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội để đảm bảo một cuộc sống cơ bản nhất hoặc “có thể chấp nhận được”. Nghèo đói đa chiều là nghèo về vật chất, cịn nghèo về con người và nghèo về xã hội. Theo đó, nghèo về con người là sức khỏe yếu, thiếu dinh dưỡng…; nghèo về xã hội là sự thiếu hụt kiến thức, tách biệt với xã hội, những người nghèo là những người yếu thế và hầu như khơng có tiếng nói trong xã hội.

o Chuẩn nghèo của các nước

Chuẩn nghèo của các quốc gia không giống nhau và không cố định.

Chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo, ai khơng nghèo từ đó có chính sách biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng.

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 xác định chuẩn nghèo như sau: "Người nghèo là tất cả những

ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại".

Ngân hàng Thế giới thì khuyến nghị tính chuẩn nghèo theo 04 nhóm nước là chậm phát triển, đang phát triển, phát triển và các nước công nghiệp phát triển: - Đối với các nước chậm phát triển: các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày.

- Đối với nước đang phát triển: 1 USD - 2USD/ngày - Các nước phát triển: 4 USD/ngày

- Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày

(1 USD tương đương với 2.800 đồng với thời điểm năm 2004).

Tại Việt Nam, chuẩn nghèo là số tiền đảm bảo mức tiêu dùng thiết yếu (bao gồm cả lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm) cho 1 người trong 1 tháng. Những người có mức chi tiêu bình qn dưới chuẩn nghèo là người nghèo. Chuẩn nghèo ở Việt Nam thay đổi qua các thời kỳ như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)