TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 130)

8. Kết cấu của luận án

3.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM

NĂM 2030 VÀ QUAN ĐIỂM VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

3.1.1 Các định hướng cơ bản ưu tiên cho phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030 2011-2020 tầm nhìn đến 2030

3.1.1.1 Định hướng cơ bản phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 a) Về kinh tế

 Mục tiêu tổng quát:

Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đơi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường

 Các mục tiêu cụ thể chủ yếu:

- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; nâng cao chất lượng tăng trưởng, đặc biệt là các chính sách tài chính, tiền tệ. Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến để tăng năng suất lao động và nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hiệu quả của vốn đầu tư nói riêng;

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phịng ngừa, kiểm sốt và khắc phục ơ nhiễm, suy thối mơi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học;

- Duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững: Xây dựng và thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đảm bảo phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Từng bước thị trường hóa giá năng lượng, nâng dần tỷ trọng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong tổng tiêu thụ năng lượng ở Việt Nam. Xây dựng hệ thống hạch tốn kinh tế mơi trường và đưa thêm mơi trường và các khía cạnh xã hội vào khn khổ hạch tốn tài khoản quốc gia (SNA); Phát triển bền vững công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với mơi trường; tích cực

ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền “công nghiệp xanh”, ưu tiên phát triển các ngành, các công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường, đẩy mạnh phát triển công nghệ cao tại các đô thị lớn. Từng bước phát triển ngành công nghiệp môi trường. - Đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững:

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nơng thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất nơng sản hàng hóa có chất lượng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trường trong nước và thị trường quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nước, rừng, lao động và nguồn vốn); nâng cao thu nhập trên một đơn vị hecta đất canh tác, trên một ngày công lao động; cải thiện đời sống của nông dân; phát triển bền vững các làng nghề. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng cao. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp trong từng vùng kinh tế và liên vùng theo hướng phát triển bền vững, gắn sản xuất với thị trường, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến; thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đơ thị hóa; kiểm sốt dân số; bảo vệ mơi trường sinh thái. Chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơng thơn xét trên các khía cạnh kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường và dân chủ. Q trình đơ thị hóa, hiện đại hóa nơng thơn phải theo các tiêu chí xây dựng nơng thơn mới, giảm thiểu sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn

b) Về xã hội

Đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Ưu tiên nguồn lực để giảm nghèo và nâng cao điều kiện sống cho đồng bào ở những vùng khó khăn nhất. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có nhà ở, có tư liệu và phương tiện để sản xuất; phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao; phát triển sản xuất hàng hóa; trợ giúp việc học chữ và học nghề.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động gắn với phát triển ngành nghề, tạo việc làm bền vững. Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người nghèo, nhất là ở vùng nơng thơn và đơ thị hóa.

Thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội; có chính sách phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm bớt sự gia tăng chênh lệch về mức sống của các vùng, các nhóm xã hội.

Phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng, hiệu quả. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục những rủi ro do tác động của kinh tế, xã hội, môi trường. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm, khuyến khích và tạo điều kiện để người lao động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm. Mở rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, tăng độ bao phủ, nhất là đối với các đối tượng khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương. (QĐ Số: 432/QĐ-TTg, ngày 12/04/2012)

3.1.1.2 Tầm nhìn đến năm 2030

Về kinh tế, đến năm 2030 Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại, thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về cơng nghiệp, trong đó có một số ngành cơng nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Báo cáo mới nhất của công ty PricewaterhouseCoopers (PwC) đưa ra dự báo dựa trên GDP tính theo sức mua tương đương (PPP), Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, với mức tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 5%, Việt Nam từ xếp vị trí thứ 32 năm 2016 sẽ leo lên vị trí thứ 29 vào năm 2030 [97].

Bảng 3.1: Vị thứ của Việt Nam các năm 2016 và 2030 tính theo PPP

Đơn vị: USD

20 Thái Lan 1161 Pakistan 1.868

21 Ai Cập 1105 Nigeria 1.794

22 Nigeria 1089 Thái Lan 1.732

23 Ba Lan 1052 Australia 1.663 24 Pakistan 988 Phillipines 1.615 25 Argentina 879 Malaysia 1.506 26 Hà Lan 866 Ba Lan 1.505 27 Malaysia 864 Argentina 1.342 28 Phillippines 802 Bangladesh 1.324

29 Nam Phi 736 Việt Nam 1.303

30 Colombia 690 Nam Phi 1.148

31 Bangladesh 628 Colombia 1.111

32 Việt Nam 595 Hà Lan 1.080

Về xã hội, tiếp tục các chính sách nhằm đưa Việt Nam ra khỏi quốc gia có tỷ lệ nghèo đói ở mức cao.

3.1.2 Định hướng chính sách giảm nghèo giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Trong hơn 15 năm kể từ khi thực hiện các cam kết Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), Quốc hội Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 2013, đồng thời xây dựng và sửa đổi, bổ sung hơn 300 đạo luật, tạo cơ sở pháp lý tồn diện cho Chính phủ và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển thiên niên kỷ; Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua chiến lược quốc gia về Bảo vệ xóa đói giảm nghèo định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; tham gia xây dựng Chiến lược quốc gia về các mục tiêu phát triển bền vững.,v.v...

Nhà nước Việt Nam đã có bước đổi mới về cách tiếp cận xóa đói giảm nghèo; theo đó thay đổi chính sách xóa đói giảm nghèo là một trong những định hướng quan trọng. Thực tiễn kinh tế - xã hội nước ta trong những năm qua cho thấy, không thể giải quyết vấn đề đói nghèo theo tư duy truyền thống chỉ nhằm ổn định xã hội trước mắt, tách rời giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói, giảm nghèo theo tư duy của quản lý nền kinh tế tập trung, bao cấp theo mơ hình kinh tế kế hoạch trước đây.

Các nhà khoa học trong nước và trên thế giới cũng đã chứng minh mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với xóa đói giảm nghèo. Trong ấn phẩm “Chính sách và tăng trưởng vì người nghèo – Kinh nghiệm châu Á, Haifiz A.Pasha và T.Palanivel (năm 2004) đã đề cập đến việc theo đuổi tăng trưởng phải đi kèm với nỗ lực đạt được sự tăng trưởng vì người nghèo thơng qua việc tái phân bổ tài sản và thu nhập trong nền kinh tế và điều này có ý nghĩa lớn trong xác định bản chất của chiến lược chống đói nghèo. Khi kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên đồng nghĩa với đời sống người dân được cải thiện, giảm tỷ lệ đói nghèo, ngược lại, xóa đói giảm nghèo là yếu tố góp phần phát triển kinh tế.

Định hướng cơ bản chính sách XĐGN ở Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030 có thể kể đến là:

- Đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế.

Đây là hướng chung của sự nghiệp đổi mới, là bước chuyển giai đoạn từ tăng trưởng số lượng lên tăng trưởng cả số lượng và chất lượng, là giai đoạn lấy chất lượng làm động lực tăng trưởng kinh tế. Theo đó, vấn đề đói nghèo được giải quyết từ ba

hướng gắn bó với nhau: Tăng trưởng kinh tế bền vững, tự nó đã hạn chế phát sinh đói nghèo; tiến bộ xã hội (thể hiện ở trình độ giáo dục, dân trí) là điều kiện trực tiếp để giải quyết đói nghèo; bảo vệ mơi trường đang trở thành vấn đề quan trọng tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội.

- Tạo lập những tiền đề, điều kiện để giải quyết vấn đề đói nghèo trong mơ hình mới. Đây là những tiền đề vừa để xây dựng mơ hình kinh tế mới, vừa giải quyết có hiệu quả vấn đề đói nghèo. Để có tiền đề này, định hướng chính sách tập trung vào việc các việc cơ bản sau:

i) Xây dựng các hình thức liên kết các ngành khoa học và công nghệ với sản xuất và xây dựng, nhất là khu vực nông nghiệp, nơng thơn. Thúc đẩy lan tỏa hình thức liên kết thực hiện các các dự án nông, lâm, thủy sản và dịch vụ;

ii) Bên cạnh các hình thức hỗ trợ xóa đói giảm nghèo bằng nguồn vốn ngân sách, phát triển hoạt động của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGO) nước ngoài thực hiện các dự án về giáo dục, y tế, xã hội. Hướng hoạt động là nâng cao năng lực, ý thức chủ động vượt đói nghèo của người dân nông thôn, miền núi.

3.2 ĐỊNH HƯỚNG VỀ TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

3.2.1 Tài chính vi mơ cho giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin) (Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/09/2016).

Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mơ an tồn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững (Quyết định số 2195/QĐ-TTg).

Định hướng phát triển của TCTCVM và TCTD có cung cấp dịch vụ TCVM như các Quỹ TDND cụ thể được nêu trong “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 08/08/2018). Cụ thể:

- Giai đoạn 2018-2020:

+ Đối với quỹ TDND: Tiếp tục chấn chỉnh, củng cố tồn diện về tài chính, quản trị và hoạt động của QTDND hiện có đi đơi với mở rộng vững chắc QTDND ở khu vực nông thôn; phạm vi hoạt động chủ yếu của QTDND là huy động vốn và cho vay các thành viên trên địa bàn, đặc biệt là ở khu vực nông thôn nhằm huy động các nguồn lực tại chỗ để góp phần phát triển kinh tế địa phương, xóa đói, giảm nghèo và đẩy lùi cho vay nặng lãi; bảo đảm QTDND hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động và nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên; QTDND phải hoạt động và tuân thủ theo đúng quy định của Luật các TCTD và phát triển hệ thống QTDND đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 nhằm đảm bảo cho các QTDND hoạt động an toàn, hiệu quả bền vững; dần đưa hệ thống tổ chức tín dụng là hợp tác xã trở thành một trong những nền tảng trong hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng ở khu vực nông nghiệp - nông thôn.

+ Đối với Hiệp hội quỹ TDND: Củng cố kiện toàn tổ chức và hoạt động của Hiệp hội QTDND nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng đầu mối liên kết hệ thống QTDND, đại diện quyền lợi và định hướng phát triển chung cho các QTDND; đồng thời phối hợp với Ngân hàng Hợp tác xã triển khai công tác đào tạo cán bộ QTDND và thành lập Tổ chức kiểm toán độc lập đối với các QTDND theo quy định của pháp luật.

+ Đối với các TCTCVM: Xây dựng và phát triển hệ thống TCVM an toàn, vững mạnh theo định hướng thị trường; đảm bảo sự tiếp cận dịch vụ tài chính có chất lượng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, các hộ gia đình nghèo và người có thu nhập thấp; tăng cường cơ hội phát triển kinh tế cho người dân; thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững; triển khai đồng bộ Đề án “Xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến hết năm 2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của các TCVM và các chương trình, dự án TCVM, đồng thời có cơ chế quản lý, giám sát phù hợp với đặc thù hoạt động TCVM; xây dựng các chính sách đặc thù để tạo điều kiện liên kết hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng với hoạt động của các TCTCVM.

+ Đối với quỹ TDND: Tiếp tục áp dụng các giải pháp đảm bảo các QTDND hoạt động đúng tơn chỉ, mục đích và ngun tắc của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã, trong đó nâng cao tính tương trợ, liên kết giữa các thành viên; tập trung vào mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của thành viên, phục vụ cộng đồng trên địa bàn; tiếp tục hoàn thiện cơ cấu, bộ máy quản trị điều hành, đầu tư cơ sở vật chất, hồn thiện hệ thống cơng nghệ thơng tin, đa dạng hóa và hiện đại hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc thù của loại hình tổ chức tín dụng là hợp tác xã để phục vụ tốt hơn cho các thành viên, nghiên cứu thiết lập mối liên kết giữa các quỹ tín dụng nhân dân ngành nghề, giữa các quỹ tín dụng nhân dân ngành nghề với các quỹ tín dụng nhân dân khác, giữa các quỹ tín dụng nhân dân ngành nghề với Ngân hàng hợp tác xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)