Những vấn đề cơ bản về đói nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 36 - 43)

8. Kết cấu của luận án

1.2 ĐĨI NGHÈO VÀ TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO BỀN

1.2.1 Những vấn đề cơ bản về đói nghèo

1.2.1.1 Khái niệm về đói nghèo

o Quan điểm về đói nghèo của các nước

Trên thế giới, đã và đang có những tranh luận về đói nghèo. Tựu trung, “đói nghèo, là tình trạng một nhóm người trong xã hội khơng có khả năng được hưởng một “cái gì đó” ở mức tối thiểu cần thiết [64, tr.13]. Có ba trường phái quan điểm về đói nghèo:

- Thứ nhất, là trường phái phúc lợi. Theo trường phái này, một xã hội có hiện

tượng đói nghèo khi một hay nhiều cá nhân trong xã hội đó khơng có được một mức phúc lợi kinh tế là cần thiết để đảm bảo một cuộc sống hợp lý tối thiểu so với tiêu chuẩn xã hội đó. Cách hiểu này coi “cái gì đó” là phúc lợi kinh tế của cá nhân, hay độ thỏa dụng cá nhân. Tuy nhiên, vì độ thỏa dụng vốn là khái niệm mang tính ước lệ, khơng thể đo lường hay lượng hóa được, nên người ta thường đồng nhất nó với một khái niệm khác cụ thể hơn, đó là mức sống. Khi đó, tăng thu nhập được xem là điều quan trọng nhất để nâng cao mức sống hay độ thỏa dụng cá nhân [64, tr.13].

- Thứ hai là dựa vào nhu cầu cơ bản, theo đó coi “cái gì đó mà người nghèo thiếu là tập hợp những hàng hóa và dịch vụ được xác định cụ thể mà việc thỏa mãn chúng là điều kiện tiên quyết để đảm bảo chất lượng cuộc sống. Những nhu cầu cơ bản đó bao gồm lương thực thực phẩm, nước, điều kiện vệ sinh, nhà ở, quần áo, giáo dục, ý tế cơ sở và giao thông công cộng [64, tr.13].

- Thứ ba, là những quan điểm khơng quan tâm đến những gì thiếu để thỏa mãn độ thỏa dụng cá nhân hay nhu cầu cơ bản của con người mà chú trọng đến khả năng hay năng lực của con người. Do vậy, trường phái này được gọi là trường phái [dựa vào] năng lực. Theo nhà kinh tế học người Mỹ gốc Ấn Độ Amarta Sen: giá trị cuộc sống của con người không chỉ phụ thuộc duy nhất vào độ thỏa dụng

hay thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, mà đó là khả năng mà một con người có được, là quyền tự do đáng kể mà họ được hưởng, để vươn tới một cuộc sống mà họ mong muốn thiết [64, tr.14].

Trên thế giới, có nhiều khái niệm đói nghèo được tiếp cận theo các giác độ khác nhau, cụ thể như:

- “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương” (Hội nghị bàn về xóa đói giảm nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan (09/1993) [29, tr.34].

- “Đói nghèo là một khái niệm đa chiều vừa dễ và vừa khó để định nghĩa. Đói nghèo thường được mơ tả như một tình trạng theo đó những cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thiếu các nguồn lực để tạo ra nguồn thu nhập có thể duy trì mức tiêu dùng đủ đáp ứng các nhu cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc”. Theo cách tiếp cận này, đói nghèo là tình trạng thiếu thốn vật chất (Theo UNDP) [119, tr.4].

- “Người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia” (WHO). - “Đói nghèo gồm những khía cạnh cơ bản sau: là sự khốn cùng về vật chất được xác định theo thu nhập hoặc tiêu dùng; sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế, nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro, khơng có tiếng nói về quyền lực” (WB, LHQ) [64, tr.22].

Việt Nam cũng có góc nhìn về đói nghèo tương đồng với thế giới, cốt lõi của đói nghèo là những nhu cầu cơ bản của con người không được hưởng và thỏa mãn. Nhu cầu cơ bản là những thứ thiết yếu để duy trì tồn tại của con người như ăn, mặc, ở. Đói được chia ra làm đói gay gắt kinh niên và đói gay gắt cấp tính. Trong đó, đói gay gắt kinh niên là tình trạng thiếu ăn thường xuyên. Nếu con người trong những hoàn cảnh đột xuất, bất ngờ do thiên tai bão lụt, mất mùa, bệnh tật, rơi vào cùng cực, khơng có gì để sống, khơng có đủ lương thực, thực phẩm để ăn, có thể dẫn tới cái chết thì đó là trường hợp đói gay gắt cấp tính.

Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng khi mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho ăn, thậm chí khơng đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu

như khơng có. Các nhu cầu tối thiểu ngồi ăn ra cịn ở, mặc, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi, không đáng kể.

Các khái niệm trên cho thấy rằng cả thế giới và Việt Nam đều tiếp cận nghèo đói theo nghĩa hẹp - là sự “thiếu thốn các điều kiện thiết yếu của cuộc sống. Nghèo đói cần phải có cái nhìn bao qt hơn, trên bình diện phát triển tồn diện cho con người, tức là xét theo góc độ “đa chiều”. Nghèo đói đa chiều được đề cập trong Báo cáo phát triển con người năm 1997 của UNDP, đề cập đến sự phủ nhận các cơ hội để đảm bảo một cuộc sống cơ bản nhất hoặc “có thể chấp nhận được”. Nghèo đói đa chiều là nghèo về vật chất, còn nghèo về con người và nghèo về xã hội. Theo đó, nghèo về con người là sức khỏe yếu, thiếu dinh dưỡng…; nghèo về xã hội là sự thiếu hụt kiến thức, tách biệt với xã hội, những người nghèo là những người yếu thế và hầu như khơng có tiếng nói trong xã hội.

o Chuẩn nghèo của các nước

Chuẩn nghèo của các quốc gia không giống nhau và không cố định.

Chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo, ai khơng nghèo từ đó có chính sách biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng.

Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 xác định chuẩn nghèo như sau: "Người nghèo là tất cả những

ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại".

Ngân hàng Thế giới thì khuyến nghị tính chuẩn nghèo theo 04 nhóm nước là chậm phát triển, đang phát triển, phát triển và các nước công nghiệp phát triển: - Đối với các nước chậm phát triển: các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập dưới 0,5 USD/ngày.

- Đối với nước đang phát triển: 1 USD - 2USD/ngày - Các nước phát triển: 4 USD/ngày

- Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày

(1 USD tương đương với 2.800 đồng với thời điểm năm 2004).

Tại Việt Nam, chuẩn nghèo là số tiền đảm bảo mức tiêu dùng thiết yếu (bao gồm cả lương thực thực phẩm và phi lương thực thực phẩm) cho 1 người trong 1 tháng. Những người có mức chi tiêu bình qn dưới chuẩn nghèo là người nghèo. Chuẩn nghèo ở Việt Nam thay đổi qua các thời kỳ như sau:

Bảng 1.2: Chuẩn nghèo ở Việt Nam qua các thời kỳ

Giai đoạn Thành thị Nơng thơn

1993-1995 [24,tr.37] - hộ đói: <13kg gạo/người/tháng - hộ nghèo: <20kg gạo/tháng - hộ đói: <8kg gạo/người/tháng - hộ nghèo: <15 kg gạo/người/tháng 1996-1997 [24,tr.37] hộ đói: <13kg gạo/người/tháng

< 25 kg gạo/tháng - miền núi, hải đảo: < 15 kg/tháng - đồng bằng, trung du: < 20 kg/tháng

1998 – 2000 (CV:1751/LĐTBXH)

hộ đói: <13kg gạo/người/tháng (~ 45.000đ)

< 25 kg gạo/tháng (~ 90.000đ) - miền núi, hải đảo: < 15 kg/tháng (~55.000đ) - đồng bằng, trung du: < 20 kg/tháng (~70.000đ) 2001 – 2005

(QĐ:1143/2000/QĐ-LĐTBXH)

< 150.000đ/người/tháng - miền núi, hải đảo: < 80.0000đ/người/tháng - đồng bằng, trung du: 100.000đ/người/tháng 2006 – 2010 (QĐ:170/2005/QĐ-TTg) ≤ 260.000đ/người/tháng ≤ 200.000đ/người/tháng 2011 – 2015 (QĐ:09/2011/QĐ-TTg) - hộ nghèo: ≤ 500.000 đ/người/tháng - hộ cận nghèo: ≤ 501.000 – 650.000 đ/người/tháng - hộ nghèo: ≤ 400.000 đồng/người/tháng - hộ cận nghèo: ≤ 401.000 – 520.000 đ/người/tháng 2016 – 2020 (QĐ:59/2015/QĐ-TTg)

Chuẩn nghèo đa chiều

- hộ nghèo: 900.000đ/người/tháng - hộ cận nghèo: 1.300.000/người/tháng

- hộ nghèo: 700.000đ/người/tháng - hộ cận nghèo: 1.000.000/người/tháng - Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản:

+ Các dịch vụ xã hội cơ bản: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin; + Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình qn đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin

Nguồn: Tác giả tổng hợp

1.2.1.2 Nguyên nhân của đói nghèo

a. Sự hạn chế của các nguồn lực

Nguồn lực hạn chế là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của người nghèo, làm cho người nghèo đã nghèo lại càng nghèo hơn. Họ muốn thoát nghèo nhưng ln bị rơi vào vịng luẩn quẩn của đói nghèo.

Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm ổn định. Ở Việt Nam, các cấp các ngành mới chỉ đặt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, trong khi Hàn Quốc đã đạt mục tiêu phổ cập giáo dục đại học. Theo thống kê kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê, tỉnh đến cuối năm 2016, cả nước có 59/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Thực tế cho thấy, tỷ lệ nghèo chỉ giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên.

Xu hướng cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa cũng xảy ra một thực trạng là đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích, cánh đồng lúa nhường chỗ cho các khu cơng nghiệp. Điều này gây ra tình trạng người dân bị thiếu đất sản xuất, tình trạng này diễn ra ngày một trầm trọng, gây ra hiện tượng đói, hiện tượng tái nghèo ở người nơng dân.

Một trong những nguồn lực quan trọng nhất mà người nghèo thiếu là tài chính. Khơng có vốn là ngun nhân chính dẫn đến nghèo đói, khơng được tiếp cận với các nhu cầu thiết yếu, khơng có vốn để sản xuất, tạo là việc làm.

b. Gánh nặng dân số

Hầu hết các hộ nghèo đói thường đơng con. Tình trạng này phổ biến ở các nước chậm phát triển ở châu Á và châu Phi. Việt Nam cũng là một trong những điển hình về dân số đơng do khơng kế hoạch hóa gia đình. Những gia đình nghèo thường có nhiều con, đây là một gánh nặng về tài chính. Lý do đơng con là họ khơng có kiến thức và điều kiện tiếp cận các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Đây là vòng luẩn quẩn của các hộ gia đình nghèo.

c. Thiên tai

Người nghèo là những người có thu nhập thấp, khả năng tích lũy kém nên họ khó có thể chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống như mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất nguồn lao động, sức khỏe…

Bên cạnh đó, các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do họ khơng có tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Do nguồn thu nhập hạn hẹp nên người nghèo khơng có khả năng chống đỡ những rủi ro này, thậm chí họ có thể gặp nhiều những rủi ro khác nữa.

Thực tế cho thấy, nơi nào thường xảy ra thiên tai lớn như động đất, sóng thần, hạn hán, nơi đó sẽ xảy ra đói nghèo dù là tạm thời hay là trong dài hạn.

d. Bất bình đẳng giới

Có thể khẳng định rằng, bất bình đẳng giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên thế giới. Bất bình đẳng giới biểu hiện khá đa dạng: từ việc phân biệt công việc giữa nam giới và phụ nữ, phân biệt về mức thu nhập, trẻ em gái không được đến trường cho đến bạo hành gia đình… Khác với việc sinh sản khơng có kế hoạch, bất bình đẳng giới xảy ra ở tất cả xã hội hiện nay, kể cả những xã hội được xem là tiến bộ nhất hiện nay như xã hội phương Tây.

Thực tiễn cho thấy, cùng công việc, nhưng thu nhập của phụ nữ thấp hơn nam giới. Theo khảo sát của trang điện tử JobStreet.com Việt Nam: 63%/ 1000 người khảo sát cho biết sếp trực tiếp của họ đang là nam giới, 61% lao động nữ cho rằng họ đang bị trả lương thấp hơn đồng nghiệp nam giới. Theo Trung tâm Luật Phụ nữ Quốc gia của Mỹ, nữ giới tại đây chỉ kiếm được bằng 79% thu nhập của đàn ông tại quốc gia này được trả. Theo dự báo của Euromonitor, phụ nữ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ kiếm được ít hớn 41,2% so với nam giới vào năm 2030”.

Một khó khăn nữa do tác động của bất bình đẳng giới là trình độ học vấn. Theo báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục 2016 của UNESCO, trong số những thanh niên độ tuổi 20-24 tại 101 quốc gia có thu nhập thấp tới trung bình, trung bình số năm học ở trường của nữ giới và nam giới chênh lệch 1,1 năm [120, tr.19].

Bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Hiện nay, phong trào đấu tranh chống bất bình đẳng giới đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới.

e. Sức khỏe và dịch bệnh

Bệnh tật và sức khỏe kém và dịch bệnh không loại trừ người nghèo hay người giàu. Tuy nhiên, người nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương hơn cả do khơng có khả năng chống đỡ.

Ở những nước phát triển, họ chú trọng vào phòng ngừa bệnh tật, ngược lại ở những nước có tỷ lệ nghèo đói cao, người dân khơng có điều kiện phịng ngừa do phải ưu tiên cho kiếm sống, chỉ khi có bệnh họ mới lo chữa chạy. Điều này có nghĩa là khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, ý thức phòng bệnh, điều kiện vệ sinh dịch tễ của người nghèo còn nhiều hạn chế, làm tăng nguy cơ mắc bệnh của họ.

f. Sự yếu kém của các chính sách vĩ mơ

Đây là nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây nên tình trạng đói nghèo của một quốc gia. Ở những nước kém phát triển, những nước có tỷ lệ nghèo đói cao, người dân chủ yếu sống bằng nghề nơng, chính sách kinh tế của chính phủ chưa thực sự hợp lý khi đầu tư vào nông nghiệp. Các nước này thường coi nhẹ nông nghiệp, coi các ngành công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, là mục tiêu phấn đấu.

Trong những năm qua, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành cải cách nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Quá trình này đã làm cho nhiều lao động bị mất việc làm do sự thay đổi cơ chế quản lý của DN, song họ lại khơng có khả năng tìm kiếm được

việc làm mới, dẫn đến tình trạng thất nghiệp và rơi vào cảnh nghèo đói. Chính sách tự do hóa thương mại cũng tác động đến kinh tế một quốc gia. Khi khơng có khả năng cạnh tranh, DN sẽ bị phá sản và đẩy người lao động vào cảnh thất nghiệp.

Những chính sách vĩ mơ như chính sách thuế, đầu tư cơng khơng được triển khai rộng rãi đến vùng sâu vùng xa, người nghèo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo kéo dài.

g. Tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, tham ô, tham nhũng… cũng là một trong những ngun nhân chính dẫn đến nghèo đói.

Theo kết quả cơng trình khảo sát PAPI 2015 (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh ở Việt Nam) cho thấy “Tham nhũng tồn tại dai dẳng và có xu hướng gia tăng cấp tỉnh”.

Theo David Nussbaum (2004): “Tham nhũng không phải là thảm họa thiên tai. Nó là kẻ cướp hèn hạ chỉ dám thị tay vào túi những người có ít khả năng bảo vệ mình

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)