Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng tại TCTCVM

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 80 - 85)

Nhóm nợ Cấu phần Tỷ lệ trích lập DP cụ thể Tỷ lệ trích lập DP chung 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) - Các khoản nợ trong hạn

- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày 0%

0,5% dư nợ gốc của toàn bộ các khoản nợ từ nhóm 1-nhóm 4 2 (Nợ cần chú ý)

- Các khoản nợ quá hạn từ 10 – dưới 30 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu

2% 3

(Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 30 – dưới 90 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

25% 4

(Nợ nghi ngờ mất vốn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

50%

5 (Nợ có khả năng mất vốn)

- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

100%

Nguồn: Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 16/06/2010 [51]

- Sử dụng dự phòng. TCTCVM sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:

i/ Đối với khách hàng TCVM: cá nhân vay vốn bị chết, mất tích hoặc bị thương tật vĩnh viễn khơng cịn khả năng lao động tạo thu nhập.

ii/ Đối với khách hàng không phải là khách hàng TCVM: cá nhân vay vốn bị chết, mất tích hoặc bị thương tật vĩnh viễn khơng cịn khả năng lao động tạo thu nhập.

 Khuyến khích phát triển tổ chức tài chính vi mơ

- Mục tiêu: Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mơ an tồn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ nhằm đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

- Các giải pháp chủ yếu:

+ Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động TCVM + Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước + Nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính vi mơ

+ Tuyên truyền: nâng cao nhận thức về TCVM

+ Các giải pháp hỗ trợ khác: tạo điều kiện về nguồn vốn, hình thành cơ sở đào tạo về TCVM, hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu chung về TCVM, hỗ trợ việc hình thành cơ sở dữ liệu chung về TCVM.

 Đối với chương trình, dự án TCVM của Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức phi chính phủ (sau đây gọi là dự án TCVM)

 Điều kiện đăng ký dự án TCVM:

- Trước khi hoạt động, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ phải thực hiện việc đăng ký theo quy định.

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký dự án TCVM khi đảm bảo các điều kiện sau:

+ Có vốn thực hiện TCVM hợp pháp theo quy định của pháp luật + Có cơ cấu tổ chức dự án tài chính vi mơ theo quy định

+ Người quản lý, điều hành dự án tài chính vi mơ có tối thiểu bằng đại học chuyên ngành về một trong những lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, tài chính, kế tốn, quản trị kinh doanh hoặc có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động tài chính vi mơ;

+ Có các quy định nội bộ để thực hiện dự án tài chính vi mơ;

+ Được Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ cấp phép đối với tổ chức phi chính phủ; + Được Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng đồng ý việc thực hiện dự án tài chính vi mơ trên địa bàn.

 Hoạt động của chương trình, dự án TCVM

- Địa bàn, thời gian hoạt động: Trên địa bàn hoạt động của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ do các tổ chức này quyết định thời hạn hoạt động.

- Nội dung hoạt động:

+ Huy động vốn dưới các hình thức:

 Tiếp nhận vốn tài trợ, viện trợ khơng hồn lại, có hồn lại của chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài

 Nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của khách hàng tài chính vi mơ;

 Vay tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.

+ Cho vay:

 Nguyên tắc cho vay: (i) Tự chủ trong hoạt động cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình; (ii) Theo thỏa thuận giữa chương trình, dự án TCVM và khách hàng TCVM, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật.

 Điều kiện cho vay: (i) Khách hàng tài chính vi mơ phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự; (ii) Việc cho vay đối với khách hàng TCVM được đảm bảo bằng tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và/hoặc bảo lãnh của nhóm khách hàng tài chính vi mơ; (iii) Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

 Mức cho vay tối đa đối với một khách hàng TCVM không vượt quá 50 triệu đồng Việt Nam.

+ Các hoạt động khác:

 Nhận ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân, chương trình, dự án tài chính vi mơ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ để cho vay đối với khách hàng TCVM, khơng vì mục tiêu lợi nhuận;  Mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại;

 Đại lý cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đối với khách hàng TCVM theo quy định của pháp luật;

 Tư vấn, hỗ trợ, đào tạo cho các khách hàng TCVM.  Điều kiện chuyển đổi các dự án TCVM thành TCTCVM - Tự nguyện chuyển đổi

- Có tổng tài sản từ 75 tỷ đồng trở lên

c. Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ TDND hiện đang hoạt động theo quy định của Luật các TCTD và các Văn bản dưới luật [52]

- Thời gian hoạt động: tối đa là 50 năm

- Địa bàn hoạt động: trong địa bàn một xã, một phường, một thị trấn (gọi chung là xã) và liên xã (các xã liền kề với xã nơi quỹ TDND đặt trụ sở chính thuộc phạm vi một quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.

- Hoạt động của quỹ TDND:

+ Huy động vốn: i/ Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm của thành viên, tổ chức, cá nhân khác bằng đồng Việt Nam, ii/ Vay vốn điều hòa của NH HTX, iii/ Vay vốn của tổ chức tín dụng khác (trừ quỹ tín dụng nhân dân khác), tổ chức tài chính khác, iv/ Vay vốn từ NH HTX Việt Nam, v/ Tiếp nhận vốn ủy thác cho vay của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước.

+ Hoạt động cho vay:

 Cho vay thành viên: nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ TDND.

 Cho vay với khách hàng không phải thành viên: Quỹ TDND cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân khơng phải là thành viên, có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng sổ tiền gửi do chính quỹ tín dụng nhân dân phát hành.

 Cho vay người nghèo không phải là thành viên: Quỹ TDND cho vay thành viên của hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân.

 Cùng với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay hợp vốn đối với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật. + Các hoạt động khác:

 Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

 Gửi tiền tại NH HTX Việt Nam để điều hòa vốn; mở tài khoản thanh toán để sử dụng dịch vụ thanh toán tại NH HTX Việt Nam.

 Cung ứng dịch vụ chuyển tiền, thực hiện các nghiệp vụ thu hộ, chi hộ cho các thành viên.

 Nhận ủy thác và làm đại lý một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.  Làm đại lý kinh doanh bảo hiểm.

 Tham gia góp vốn thành lập Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

d. Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ- TTg ngày 04/10/2002 hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, trong đó quy định về hoạt động của NHCSXH. Cụ thể:

- Huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; các TCTD Nhà nước; phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá; tiết kiệm của người nghèo.

- Cho vay hộ nghèo; học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn; đối tượng vay vốn để giải quyết việc làm; đối tượng chính sách; các doanh nghiệp trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…

- Cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: Cung ứng các phương tiện thanh toán; thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước; Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ; Nghiệp vụ ngoại hối và kinh doanh ngoại hối…

2.2 THỰC TRẠNG XỐ ĐĨI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CỦA TÀI CHÍNH VI MƠ Ở VIỆT NAM

2.2.2 Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ ở Việt Nam

2.2.2.1 Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ

a. Các tổ chức tài chính vi mơ được cấp phép chính thức

TCTCVM chính thức được NHNN cấp phép thành lập, hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng (2010) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TCTD (2017). Tính đến 30/06/2018, Việt Nam có 04 TCTCVM chính thức là Tình Thương - TYM, M7, Thanh Hóa và CEP.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)