KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 59)

8. Kết cấu của luận án

1.3 KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ TÀI CHÍNH

CHÍNH VI MƠ CHO XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.3.1 Kinh nghiệm thế giới

1.3.1.1 Bangladesh

Bangladesh là đất nước có đất hẹp, dân đơng, thường xun đối mặt với thiên tai, trên 70% lực lượng lao động làm nông nghiệp, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào viện trợ nước ngồi. Thu nhập bình quân đầu người của nước này ở mức thấp. Vì vậy, Bangladesh được xếp vào nhóm các nước nghèo nhất trên thế giới.

Sống trong đất nước nghèo như vậy, nhiều chuyên gia, chính khách quan tâm đến việc xóa đói giảm nghèo. Kết quả XĐGN của nước này phụ thuộc rất lớn vào Ngân hàng Grameen (thành lập năm 1983). Ngân hàng Grameen hiện đã phục vụ hơn 4 triệu khách hàng vay. Sự thành công ban đầu của Ngân hàng Grameen cũng kích thích sự thành lập một số tổ chức tài chính vi mơ khổng lồ khác như BRAC, ASA, Proshika…[85, tr.19].

Bảng 1.4: Kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng Grameen bank giai đoạn 2013-10/2017 giai đoạn 2013-10/2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Số khách hàng Triệu người 8,37 8,54 8,64 8,8 8,7 8,9

Tỷ lệ phụ nữ đi vay % 96,00 96,21 96,12 96,2 96,5 96,6

Tổng dư nợ Triệu USD 1.032 1.128 1.182 1.283 1.576 1.841

Dư nợ/người USD 123 161 167 176 173 193

Tỷ lệ hoàn trả % - 97,31 98,15 98,47 99,05 99,17

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng Grameen Bank

Ngân hàng cung cấp những khoản vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh và nhà ở. Tất các các khoản vay đều không cần thế chấp và không áp dụng các công cụ pháp lý. Bên cạnh khoản vay phục vụ cho sản xuất và nhà ở, Ngân hàng Grameen thiết kế chương trình cho vay đặc biệt dành cho những người ăn mày muốn kiếm kế sinh nhai ổn định. Ngồi ra, Grameen cịn có chính sách khuyến học thơng qua trao học bổng cho con em của thành viên [84].

Nguồn vốn hoạt động của NH này từ các cổ đơng là thành viên đóng góp. Khoảng 66% nguồn vốn là từ tiền gửi của các thành viên vay vốn. Mơ hình ngân hàng Grameen được coi là mơ hình quản lý tập trung nhằm phát triển hoạt động của các tổ chức TCVM. Mơ hình này phát triển từ các hoạt động nhóm nhỏ khoảng 5-7 người và cấu trúc tổ chức tuân thủ theo nguyên tắc kỷ luật cao. Mơ hình này chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay với điều kiện mỗi thành viên đi vay phải có một khoản tiết kiệm nhất định. Mục đích chính của hoạt động TCVM theo mơ hình này là nhằm giúp đỡ về mặt kinh tế trong mọi hoàn cảnh cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo – người mà khó có thể tiếp cận với các nguồn vay chính thức.

1.3.1.2 Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới (trên 1,3 tỉ người). Ấn Độ là nước có người nghèo nhiều nhất thế giới. Theo thống kê của World Bank, Ấn Độ có số lượng người sống dưới chuẩn nghèo quốc tế nhiều nhất thế giới (1,25 USD/ngày), tỷ lệ này giảm từ 60% năm 1981 xuống 42% năm 2005. 48% số trẻ em Ấn Độ dưới 5 tuổi bị thiếu cân, một nửa số trẻ em dưới năm tuổi bị suy dinh dưỡng mãn tính (chiếm 50,04% dân số Ấn Độ, 70% số trẻ em từ 6 đến 59 tháng bị thiếu máu) (wikipedia).

Trong năm 1972, Hiệp hội Phụ nữ tự kinh doanh (SEWA) đăng ký dưới hình thức cơng đồn ở Gujarat (Ấn Độ), với mục tiêu chính là “tăng cường khả năng quản lý của thành viên để cải thiện thu nhập, việc làm và an sinh xã hội”. Trong năm 1973, các thành viên SEWA đã quyết định thành lập “một ngân hàng của riêng mình”. 4.000 phụ nữ góp vốn cổ phần để thành lập Ngân hàng hợp tác xã Mahila Sewa. Kể từ đó, ngân hàng này tiến hành cấp dịch vụ ngân hàng cho người nghèo, phụ nữ mù chữ, tự làm chủ và đã trở thành một liên doanh tài chính hữu hiệu đối với khoảng 30.000 khách hàng hoạt động ngày nay.

Ngoài ra, năm 1998 Tập đoàn SKS (Swayam Krishi Sangam) ra đời, cung cấp các sản phẩm TCVM thơng qua một mơ hình cho vay đối với nhóm phụ nữ nghèo vì mục tiêu lợi nhuận. Nhiệm vụ của SKS “Trao quyền kinh doanh cho những người nghèo nhất nhóm cung cấp các dịch vụ tài chính cho phụ nữ nghèo ở cấp độ làng xã một cách đầy đủ nhất. Từ khi thành lập, SKS đã cung cấp 40 triệu USD tín dụng vi mơ cho hơn 150.000 phụ nữ ở miền Nam Ấn Độ thông qua 45 chi nhánh và 500 nhân viên.

SKS vận hành theo mơ hình tập đồn trách nhiệm hữu hạn (Joint Liability Group – JLG). Hình thức tín dụng thực hiện theo nhóm năm thành viên. SKS cung cấp 8 sản

phẩm và dịch vụ tài chính cho các khách hàng: vay tạo thu nhập, vay trung hạn, vay xây nhà ở, bảo hiểm nhân thọ…SKS huy động vốn từ các doanh nghiệp, các nhà tài trợ cá nhân để hoạt động. Trong tháng 3 năm 2006, SKS chốt vốn đầu tư lần 1 đạt 3,2 triệu USD, sau đó đạt mức vốn CSH lần phát hành thứ 2 là 11,5 triệu USD. Đến tháng 11/2008 vốn CSH đạt 75 triệu USD, đạt mức vốn chủ sở hữu lớn nhất trong lịch sử tài chính vi mơ. Nguồn vốn được mở đã giúp khuếch trương quy mô tổ chức SKS và tiếp cận tới hàng triệu hộ gia đình nghèo trên khắp Ấn Độ [85, tr.19].

1.3.1.3 Indonesia

Indonesia là quốc gia thuộc Đông Nam Á là quốc gia trong top những nước nghèo nhất thế giới.

Bank Rakyat Indonesia (BRI) thành lập năm 1895, là ngân hàng thương mại nhà nước ở Indonesia, phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, cung cấp dịch vụ TCVM. BRI là một trong những ngân hàng lớn nhất tại Indonesia, với số vốn nhà nước nắm giữ là trên 55%, còn lại là của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước.

Đến cuối năm 2015, BRI có mạng lưới hoạt động rộng khắp, BRI có 18 văn phịng giao dịch cấp vùng, 446 chi nhánh văn phòng, 545 chi nhánh phụ và gần 5.000 đơn vị BRI khác trong cả nước. Cơ cấu khách hàng của BRI chủ yếu là người nghèo, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ [85, tr.19].

Hệ thống ngân hàng đã thiết lập trần cho vay, xem đây là công cụ để tập trung dịch vụ tài chính cho bộ phận doanh nghiệp nhỏ. Ban đầu khoản vay có giá trị tối đa cố định là 1.000 USD và liên tục được nâng lên thành 5.000 USD. Những khoản vay nhỏ không tập trung vào khách hàng lớn, có quyền lực chính trị, vậy nên giảm được sự can thiệp, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động.

Tiết kiệm là chìa khóa thành cơng đối với hoạt động của BRI. Ngân hàng cho phép nhận tiền tiết kiệm bằng bất cứ khoản tiền nào, với cơ chế rút vốn linh hoạt và luôn được đảm bảo một lãi suất thực dương, do vậy, chúng được ưa chuộng với các hộ gia đình có thu nhập thấp.

BRI có cơ chế khuyến khích và thu hút khách hàng mới, bằng cách tích lũy điểm khi gửi tiền, và giải thưởng bằng xổ số cho các khách hàng. Chính vì vậy, nguồn vốn của BRI rất đa dạng, đặc biệt có hơn 32,80% tiền tiết kiệm từ người dân được tiết kiệm theo ngày hoặc tuần và 32,64% tiền gửi có kỳ hạn và các nguồn vốn tiết kiệm này cho chi phí khá rẻ.

Đối tượng được phục vụ chủ yếu là DN siêu nhỏ (chiếm 28,60% thị phần) và các DN nhỏ, hoạt động bán lẻ cho người nghèo chiếm 46,7%. Tuy nhiên, đối với khách hàng là người rất nghèo thì BRI đã bỏ qua và không sử dụng cơ chế cho vay theo nhóm như Grameen Bank, mà tham gia vào các chương trình của Chính phủ nhằm tạo thu nhập cho người nông dân và ngư dân nhỏ, thông qua các chi nhánh BRI [64].

1.3.1.4 Malaysia

Tổ chức Agensi Kaunseling Dan Pengurusan Kredit (AKPK) là một tổ chức thành lập vào năm 2006 được xem như một nhánh của NHTW Malaysia với nhiệm vụ “Làm cho hoạt động quả lý tài chính thận trọng trả thành một phương châm sống của người Malaysia. Thông qua các kênh truyền thông như hội thảo, các chương trình đào tạo trong nước, giáo dục tài chính tại nơi làm việc, chương trình định hướng cộng đồng…AKPK tổ chức chương trình giáo dục tài chính kết hợp với một vài biện pháp khác như chương trình tư vấn và quản lý nợ nhằm thúc đẩy việc thay đổi hành vi của người đi vay. Kể từ năm 2011, đã có gần 200.000 người tham gia và 500.000 người hưởng lợi từ chương trình giáo dục tài chính từ năm 2006. [84, tr.19]

AKPK đã góp phần nâng cao nhận thức về quản lý tài chính, cách sử dụng đồng vốn, nâng cao năng lực sử dụng các dịch vụ ngân hàng cho người nghèo, đặc biệt người dân ở vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa. Từ đó, giúp người nghèo năng động hơn, có ý thức trong việc vay và trả nợ.

1.3.2 Bài học cho Việt Nam

1.3.2.1 Thay đổi nhận thức về tính hiệu quả, tính mục đích của các hoạt động tài chính vi mơ

Hoạt động tài chính vi mơ khơng phải là hoạt động từ thiện bắt buộc cần có sự tham gia của khu vực nhà nước. Hoạt động này cần được định hướng theo cơ chế thị trường. Hoạt động tài chính vi mơ phải có đảm bảo bù đắp được chi phí bỏ ra và mang lại lợi nhuận. Đối tượng của hoạt động tài chính vi mơ là người nghèo, người rất nghèo, các DN nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có hoạt động liên quan đến người nghèo.

Tơn chỉ hoạt động vì người nghèo, lợi nhuận kiếm được sẽ lại tiếp tục được quay vòng chuyển đến người nghèo. Hoạt động TCVM có khả năng sinh lời cao, giống như hoạt động cho vay thương mại của các NHTM.

Với những khoản vay có quy mơ nhỏ, khơng thể coi TCVM có thể đưa người nghèo thốt nghèo. Tuy nhiên, qua đây thay đổi nhận thức của người dân về việc sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả nhất, và để người dân không coi vay nợ là một gánh nặng mà là động lực thúc đẩy người nghèo phải tích cực làm việc để trả nợ và có phần dơi ra để tích lũy, đồng thời giáo dục ý thức tiết kiệm cho người nghèo.

1.3.2.2 Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính vi mơ đối với người nghèo

Khuyến khích các NHTM, các TCTD cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ sử dụng công nghệ thông tin và viễn thông để cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng từ xa như phát triển các mạng lưới ngân hàng điện tử, phát triển dịch vụ ngân hàng đi kèm với ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông.

Tiếp tục thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tưởng Chính phủ, kết hợp giữa cho vay phục vụ sản xuất với cho vay tiêu dùng, xóa đói giảm nghèo.

Xây dựng chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao năng lực sử dụng các dịch vụ ngân hàng cho người nghèo (kinh nghiệm của Malaysia). Đưa giáo dục tài chính trở thành chương trình quốc gia với hai mục tiêu chính: (i) Bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính và (ii) Nâng cao hiểu biết của người nghèo đối với các sản phẩm tài chính.

1.3.2.3 Hồn thiện, đa dạng mơ hình hoạt động

Trong quá trình hoạt động, các TCTD cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ ln khơng ngừng phát triển, muốn phát triển cần có một mơ hình hoạt động phù hợp. Vì vậy, việc hồn thiện mơ hình hoạt động là một tất yếu khách quan. Đặc biệt, chuyển đổi từ TCTCVM phi chính thức sang TCTCVM chính thức là điều cần thiết. Các TCTCVM thực hiện việc chuyển đổi là để được cung ứng thêm các sản phẩm dịch vụ và tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn.

Hiện nay, TCTCVM ở Việt Nam chỉ là một trong nhưng định chế có hoạt động hạn chế. Gần đây có những chính sách chuyển đổi hoạt động của các TCTCVM sang mơ hình cơng ty trách nhiện hữu hạn. Kinh nghiệm của các nước cho thấy rằng, điều kiện Việt Nam cho phép thành lập TCTCVM hoạt động theo mơ hình NHTM. Bên cạnh đó, loại hình tổ chức cung cần đa dạng, TCTCVM có thể thành lập dưới dạng các cơng ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã…Loại hình sở hữu khơng nên giới hạn để đảm

bảo việc phát triển hết mức có thể của TCTCVM, từ đó có thể phục vụ tối đa số lượng người nghèo.

1.3.2.4 Đa dạng hóa sản phẩm tài chính vi mơ

Sản phẩm tài chính vi mơ trên thế giới rất đa dạng, Việt Nam cần phát triển thêm những sản phẩm này để phục vụ tối đa nhu cầu của người nghèo. Trong đó có các sản phẩm điển hình là tín dụng vi mơ, tiết kiệm tự nguyện và bảo hiểm vi mơ.

- Sản phẩm tín dụng: Cần thiết đa dạng hóa về kích cỡ vốn vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Sắp xếp khách hàng thành cụm nhỏ, sau 3 tháng hoàn trả vốn chung, thành viên được phép vay thêm một loại vốn bất kỳ.

- Sản phẩm tiết kiệm tự nguyện: ngoài tiết kiệm bắt buộc, các TCTD cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ cần khuyến khích khách hàng gửi phần tích lũy của mình thơng qua tiết kiệm tự nguyện. Thiết kế những sản phẩm tiết kiệm phù hợp với đa dạng khách hàng về cách tính lãi, thời gian trả lãi, thời gian gửi, những ưu đãi đính kèm để thu hút khách hàng. TCTD đưa ra những quy định đối với khách hàng của mình nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai bên.

- Bảo hiểm vi mơ: loại hình bảo hiểm này cần được phát triển mạnh ở Việt Nam do nhu cầu về loại hình dịch vụ này là rất lớn trong khi những TC cung cấp bảo hiểm vi mô ở Việt Nam không nhiều. Các sản phẩm bảo hiểm vi mơ có thể triển khai ở Việt Nam: bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm mùa vụ, bảo hiểm vay vốn. Các TCTCVM trên thế giới như NH Grameen Bank (Bangladesh) đã cung cấp dịch vụ bảo hiểm vay vốn và hoản trả. Mỗi thành viên được yêu cầu đóng góp khoảng 1% giá trị món vay vào quỹ bảo hiểm. Trong trường hợp khách hàng chết thì quỹ nào được sử dụng để hồn trả món nay và cung cấp cho gia đình người chết một số tiền để chi phí tang lễ. Các sản phẩm bảo hiểm vi mơ đã được giới thiệu và cung cấp cho các khách hàng có thu nhập thấp một số quốc gia như Indonesia, Bangladesh, Mông Cổ. Bảo hiểm là một sản phầm mà TCTCVN có cơ hội sẽ cung cấp rộng rãi hơn trong tương lai, vì khách hàng nơng thơn có nhu cầu ngày càng tăng về bảo hiểm y tế và tiền vay trong trường hợp chết hoặc mất tài sản. [3, tr.26]

1.3.2.5 Xóa bỏ trợ cấp, khuyến khích tín dụng vi mơ thương mại

Những nguyên tắc thị trường vẫn cịn đang chưa hồn chỉnh ở Việt Nam, nên cơ chế bao cấp, xin - cho vẫn còn tồn tại. Do vấn đề lịch sử hoặc cơ cấu tập trung yếu,

phạm vi hoạt động rải rác nên một bộ phận của thị trường tài chính vi mơ Việt Nam chưa thể tiến hành theo phương thức thương mại. TCTCVM cần có chủ trương thương mại hóa hoạt động của mình.

Thu hẹp những chương trình hỗ trợ cho nơng dân, người nghèo, nhường chỗ cho hoạt động của tài chính vi mơ. Thơng qua đó, cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ sẽ giúp cho người nghèo thoát nghèo một cách hiệu quả hơn.

1.3.2.6 Phát triển dịch vụ phi tài chính

TCVM khơng chỉ là tài chính mà cịn mang ý nghĩa góp phần xóa đói giảm nghèo. Như đã luận giải về những sản phẩm dịch vụ tài chính vi mơ, dịch vụ phi tài chính như là một phần quan trọng không thể tách rời khi triển khai TCVM, hoạt động này Malaysia đã và đang rất thành cơng qua những chương trình giáo dục cho người dân nghèo.

Xây dụng chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao năng lực sử dụng các dịch vụ ngân hàng cho người dân, đưa giáo dục tài chính trở thành một chương trình quốc gia với hai mục tiêu chính: (i) Bảo vệ người tiêu dùng tài chính và (ii) nâng cao hiểu biết của người dân đối với các sản phẩm tài chính. Ngồi ra quan trọng nhất là đào

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)