Nhóm giải pháp phát triển các Tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 142 - 159)

8. Kết cấu của luận án

3.3 GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO BỀN

3.3.2 Nhóm giải pháp phát triển các Tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mơ

3.3.2.1 Phát triển hoạt động các Tổ chức tài chính vi mơ hoạt động theo luật các Tổ chức tín dụng

a) Thành lập mới các tổ chức tài chính vi mơ

Trong lịch sử ngành TCVM Việt Nam, tổ chức xã hội luôn tham gia vào việc thành lập các TCTCVM là Hội phụ nữ, vì vậy, trước tiên cần có sự vào cuộc tích cực của Hội phụ nữ.

Bên cạnh đó, theo thơng tư 03/2018/TT-NHNN về cấp giấy phép tổ chức và hoạt động của TCTCVM, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội... cũng có thể thành lập TCTCVM. Chính vì vậy, các tổ chức như Hội nơng dân, Hội cựu chiến binh… cũng có thể nghiên cứu, thành lập TCTCVM ở những địa bàn chưa có sự tham gia của TCTCVM. Ngoài các tổ chức nêu trên, các Tổ chức khác cũng có thể thành lập các Tổ chức tài chính vi mơ, như các Tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng nước ngoài…

b) Mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ chức tài chính vi mơ hiện có

Thành lập mới các chi nhánh trực thuộc tổ chức tài chính vi mơ

Hiện tại, việc thành lập các chi nhánh của các tổ chức tài chính vi mơ vẫn theo quy định tại thông tư số 08/2009/TT-NHNN ngày 28/04/2009 về hướng dẫn về mạng lưới hoạt động của tổ chức tài chính quy mơ nhỏ. Điều kiện để mở chi nhánh:

+ Chi nhánh có đủ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động (trụ sở, két quỹ an tồn,…); + Chi nhánh hiện có đang hoạt động có hiệu quả; Chi nhánh có quy trình hoạt động (quy trình nhận tiền gửi cho vay thu nợ,…) rõ ràng; Tỷ lệ tổng dư nợ vay của những khách hàng có nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của chi nhánh (PAR) dưới 5%; Trưởng chi nhánh hoặc người quản lý chi nhánh có ít nhất hai (02) năm kinh nghiệm về tài chính quy mơ nhỏ;

+ Tổ chức tài chính quy mơ nhỏ có quy định nội bộ rõ ràng và hệ thống thông tin quản lý để đảm bảo khả năng kiểm sốt hiệu quả của trụ sở chính đối với chi nhánh;

+ Số chi nhánh tổ chức tài chính quy mơ nhỏ được mở phải đảm bảo: 1,5 tỷ đồng × N < C

Trong đó:

- N là tổng số chi nhánh đề nghị mở tại các tỉnh, thành phố

Các Tổ chức tài chính vi mơ hiện hành cần nghiên cứu địa bàn, xây dựng phương án mở rộng mạng lưới, bảo đảm người thụ hưởng có điều kiện tiếp cận dịch vụ. Thực trạng cho thấy, mạng lưới của các Tổ chức tài chính vi mơ chưa bao phủ được các vùng địa lý cần thiết, vì vậy hạn chế việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

c) Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch trực thuộc để tăng cường phục vụ khách hàng

Hiện tại, chưa có quy định về điều kiện mở thêm PGD trực thuộc chi nhánh TCTCVM, vì vậy, tùy theo điều kiện của từng TCTCVM mà có thể nghiên cứu, mở thêm những PGD ở các địa bàn có tiềm năng phát triển tài chính vi mơ, có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Việc mở thêm PGD là một tất yếu cần thiết, có nhiều lợi ích đối với việc cung cấp dịch vụ cho người nghèo:

+ Giúp TCTCVM tiếp cận được nhiều hơn đối với các hộ nghèo có nhu cầu vay vốn, dễ dàng triển khai các sản phẩm TCVM, theo dõi việc sử dụng vốn, thu nợ và huy động tiền gửi của khách hàng.

+ Khách hàng cũng được tiếp cận nhanh chóng với các dịch vụ của TCTCVM, giảm thiểu chi phí, giảm tình trạng đi lại khó khăn đối với các khách hàng ở xa trung tâm. Các TCTCVM có thể đặt PGD tại trụ sở UBND cấp xã, huyện hoặc hội phụ nữ xã, huyện để thuận tiện cho việc giao dịch với khách hàng. Đây là cách mà quỹ TYM đã và đang thực hiện, như vậy sẽ giảm thiểu được phần nào chi phí thuê mặt bằng. Hoặc, biện pháp khác là đi thuê trụ sở, mua hoặc xin cấp đất để mở PGD.

d) Đa dạng hóa loại hình sở hữu

Hiện tại, các TCTCVM chính thức mới chỉ được thành lập dưới hình thức cơng ty TNHH một thành viên hoặc hai thành viên trở lên, chưa có TCTCVM được thành lập dưới dạng cơng ty cổ phần. Trong khi đó, trên thế giới, các TCTCVM được thành lập dưới nhiều hình thức khác nhau như TCTCVM được thành lập dưới hình thức tập đồn trách nhiệm hữu phần (Join Liability Group – JLG) như SKS (Ấn Độ), công ty tư nhân như tổ chức Accion International, ngân hàng hợp tác xã như Ngân hàng Sewa (Ấn Độ), ngân hàng thương mại kinh doanh dịch vụ TCVM như Bank Rakyat Indonesia (Indonesia). Điều này là do các TCTCVM chịu sự quản lý của NHNN theo quy định thành lập tại Thông tư 03/2018/TT-NHNN. Tuy nhiên, theo Nghiên cứu sinh, cần đa

dạng hóa hình thức sở hữu và đối tượng sở hữu, để các TCTCVM có thể có điều kiện phát triển tối đa theo tiềm năng và nhu cầu phát triển. Như vậy, điều kiện tiên quyết là cần sửa đổi lại quy định về cấp giấy phép hoạt động cho các TCTCVM chính thức.

e) Chuyển đổi các Tổ chức tài chính vi mơ bán chính thức

Theo kinh nghiệm của các TCTCVM đã chuyển đổi thành công sang mơ hình TCTCVM chính thức, được NHNN cấp phép và quản lý như TCTCVM trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương (TYM), M7, Thanh Hóa, việc chuyển đổi cần theo lộ trình cụ thể:

- Giai đoạn 1: chuyển đổi từ chương trình – dự án sang Quỹ xã hội (TCTCVM M7 và TCTCVM Thanh Hóa) hoặc chuyển đổi từ chương trình – dự án sang Đơn vị sự nghiệp có thu (TYM)

- Giai đoạn 2: chuyển đổi từ Quỹ xã hội sang TCTCVM được cấp phép (TCTCVM M7 và TCTCVM Thanh Hóa) hoặc chuyển đổi từ Đơn vị sự nghiệp có thu sang TCTCVM được cấp phép (TYM)

Khi chuyển đổi sang mơ hình TCTCVM chính thức, các TCTCVM sẽ có nhiều lợi ích hơn, hưởng nhiều chính sách ưu tiên hơn và hoạt động hiệu quả hơn trong quá trình hoạt động. Cụ thể, theo bà Dương Thị Ngọc Linh – Tổng giám đốc TYM, từ khi chuyển đổi, TYM có thêm nhiều cơ hội mới để phát triển và tự vững, đặc biệt các hoạt động đều minh bạch và theo khuôn khổ của pháp luật đã giúp TYM có thêm uy tín đối với khách hàng và các đối tác. Nhờ đó TYM có thể tăng thêm huy động tiền gửi, vay vốn trong nước và nước ngồi.

Bên cạnh đó, khi trở thành TCTCVM chính thức, các TCTCVM cũng có cơ hội được mở rộng nhóm đối tượng khách hàng khi TYM có thể huy động tiết kiệm từ công chúng, mở rộng phục vụ đa dạng nhiều đối tượng khách hàng khách hàng: phụ nữ nghèo yếu thế, hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

Để đẩy nhanh q trình chuyển đổi mơ hình, các chương trình – dự án và các TCTCVM bán chính thức khác có thể tham khảo mơ hình hoạt động của 03 TCTCVM này, áp dụng những kinh nghiệm đã trải qua của các TC này vào thực tiễn tại Đơn vị.

Bảng 3.2: Một số kinh nghiệm của các tổ chức khi chuyển đổi mơ hình hoạt động

TT Tổ chức Bài học kinh nghiệm

1 TYM - Trước khi quyết định thực hiện các thủ tục cấp Giấy phép, tổ chức cần ý thức

được những gì mình hiện có, những thay đổi sẽ diễn ra đối với tổ chức để quyết định thời điểm chuyển đổi phù hợp và các bước chuẩn bị, thực hiện cấp phép, chuyển đổi;

- Trong quá trình cấp phép, cần liên hệ chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước để có được sự hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời;

- Sau cấp phép, cần tiếp tục chuyển đổi tổ chức theo các bước chậm và chắc, nên thí điểm những thay đổi chính trước khi triển khai diện rộng;

- Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức đã được cấp phép và Nhóm cơng tác tài chính vi mô Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm thực tiễn, đồng thời cùng nhau vận động chính sách để có được những chính sách phù hợp và thực sự đem lại lợi thế cho ngành TCVM [2, tr.61]

2 M7 - Xác định yếu tố then chốt trong việc liên kết 03 Quỹ độc lập trước khi hợp

nhất thành TCTCVM M7 là vai trò của người lãnh đạo quá trình chuyển đổi – Ban trù bị thành lập TCTCVM M7. Người chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện chuyển đổi phải có quyết tâm chuyển đổi cao, cương quyết trong việc thiết lập tầm nhìn, kế hoạch hành động, hiểu rõ các vấn đề nội tại của các tổ chức chuyển đổi, có đủ uy tín, khả năng thuyết phục, gây ảnh hưởng với các bên liên quan.

- Chủ động kiểm sốt các thơng điệp chuyển đổi đảm bảo thông điệp này đến được tới các cấp quản lý tổ chức, kể cả trong trường hợp có sự thay đổi cấp quản lý.

- Tổ chức tham gia chuyển đổi cần dự tính các chi phí cho chuyển đổi và chuẩn bị tinh thần cho các chi phí phát sinh vượt ngồi dự kiến để chủ động cho nguôn chuyển đổi. Theo kinh nghiệm chuyển đổi của cả TYM và M7, việc nâng cấp MIS tốn nhiều thời gian (vài năm) và chi phí khá lớn (khoảng 1 tỷ VND) và chi phí thực tế thường đội hơn so với dự kiến (chi phí thực tế cho MIS của TYM vượt 10% so với dự kiến).

- Với nguồn lực của hầu hết các tổ chức còn hạn chế, kinh nghiệm chuyển đổi thành TCTCVM chuyên nghiệp còn rất thiếu, bên cạnh sự nỗ lực của chính các tổ chức góp vốn, cần tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của các bên liên quan, bao gồm: Sự hỗ trợ kỹ thuật (chuyên gia, đào tạo), kinh phí từ các nhà tài trợ tiềm năng, sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo hiểu đúng các yêu cầu chuyển đổi .và nhận thức đầy đủ môi trường hoạt động của tổ chức sau khi chuyển đổi (có sự quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước) và sự quan tâm, giúp đỡ từ chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện chuyển đổi [2, tr.83-85]

TT Tổ chức Bài học kinh nghiệm

3 Thanh

Hóa

- Cần có sự chủ động, dành nguồn lực thích đáng vào việc tìm kiếm đối tác để chuyển đổi thành TCTCVM chính thức vì đây là yếu tố quan trong nhất, địi hỏi sự cơng phu, thời gian và chi tiết để đạt được mục tiêu. Lựa chọn đối tác góp vốn cần căn cứ vào điều kiện về chủ sở hữu và tỷ lệ vốn góp theo quy định hiện hành và phải có sự tương đồng về tầm nhìn, sứ mệnh, lĩnh vực hoạt động, năng lực tài chính.

- Tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan như hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ nhà tài trợ và chủ động, tranh thủ tối đa sự ủng hộ và cam kết của chính quyền và tổ chức địa phương.

- Phối hợp với các bên liên quan: Phối hợp chặt chẽ với NHNN trong q trình hồn thiện hồ sơ; kịp thời chỉnh sửa hồ sơ ngay sau khi có ý kiến của NHNN và các bên liên quan; thường xuyên cập nhật tình hình với các bên liên quan; chủ động nghiên cứu các quy định báo cáo cần thực hiện sau chuyển đổi [2, tr 107-108].

Nguồn: Chuyển đổi TCTCVM tại Việt Nam: Bài học kinh nghiệm của các TCTCVM

f) Nâng cao năng lực tài chính

Vốn là nguồn lực quan trọng của các TCTCVM. Theo khảo sát ở các TCTCVM như Quỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh, TCTCTVM TYM…, các tổ chức này ln có chung hạn chế là thiếu vốn cho hoạt động. Vốn không đủ, khiến cho tất cả các hoạt động của tổ chức đều khó khăn.

Thiếu nguồn vốn, các TCTCVM không thể phát triển quy mô hoạt động của mình. Theo quy định hiện hành, tổng dư nợ cho vay các khách hàng TCVM tối đa là 50 triệu đồng; các khách hàng khác tối đa là 100 triệu đồng. Với quy mô vốn hiện nay của các TCTCVM, nếu tính dư nợ vay tối đa của khách hàng, thì quy mơ khách hàng là khơng lớn.

Vì lẽ đó, tăng vốn tự có và tăng huy động vốn thơng qua thu hút tiền gửi tự nguyện là vấn đề khơng thể khơng tính đến. Tác giả đề xuất những biện pháp tăng cường vốn cho hoạt động như sau:

Thứ nhất, tăng vốn điều lệ.

Biện pháp tăng vốn chủ sở hữu là biện pháp quan trọng nhất trong giải pháp về tăng cường vốn cho các tổ chức. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn bền vững nhất trong tất cả các nguồn vốn, giúp nâng cao uy tín và dễ dàng phát triển mạng lưới hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, tăng vốn chủ sở hữu là một vấn đề khó đối với các tổ

chức, việc tăng vốn chủ sở hữu không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, mà phải thực hiện trong dài hạn. Cách tốt nhất để tăng vốn chủ sở hữu là tăng theo lộ trình hàng năm.

Tăng vốn chủ sở hữu cũng cần có một chiến lược cụ thể và lâu dài. Nguồn vốn để có thể tận dụng là ở cả bên trong và bên ngồi tổ chức. Các TCTCVM có thể tận dụng những nguồn vốn từ bên ngồi như kêu gọi đóng góp vốn để sở hữu từ các cá nhân, tổ chức trong và ngồi nước. Ngồi ra có thể tự tăng vốn từ bên trong tổ chức bằng cách cắt giảm những chi phí khơng cần thiết, đẩy mạnh hoạt động, nâng cao năng suất lao động, cải tiến quy trình nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Nguồn lợi nhuận sau thuế càng lớn, các quỹ như quỹ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận chưa phân phối càng lớn.

Việc tăng vốn điều lệ của TCTC VM có thể thực hiện bằng cách huy động thêm các thành viên góp vốn. Các Tổ chức TCVM hoạt động theo loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể chuyển đổi thành loại hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.

Ngoài ra, việc tăng vốn điều lệ cũng có thể thực hiện bằng cách nâng mức góp vốn của của thành viên sáng lập, nếu mức vốn hiện hành chưa vượt tỷ lệ khống chế theo quy định.

Thứ hai, là huy động vốn thông qua nhận tiền gửi tự nguyện.

Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiết kiệm tự nguyện và tiết kiệm bắt buộc. Việc tăng cả hai nguồn này là tốt nhất với TCTCVM. Nguồn vốn từ tiết kiệm bắt buộc là nguồn vốn tuy ít ỏi, mặc dù có tính bền ổn định, tuy nhiên nguồn này phụ thuộc vào khách hàng vay vốn. Nếu tiết kiệm bắt buộc với tỷ lệ là 5% trên tổng dư nợ, thì một TCTCVM với dư nợ 1.000 tỷ đồng, thì nguồn vốn tiết kiệm bắt buộc chỉ là 50 tỷ đồng. Như vậy, TCTC VM cần đẩy mạnh nguồn vốn từ tiền gửi tự nguyện. Theo khảo sát, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của các tổ chức khơng những bằng mà đơi lúc cịn cao hơn lãi suất thiết kiệm của các NHTM, đây là điểm mạnh giúp cho các tổ chức có thể huy động được lượng tiền gửi tiết kiệm được nhiều hơn.

Các TCTCVM cần xây dựng chính sách huy động tiền gửi tự nguyện, bao gồm: - Nghiên cứu thị trường;

- Sản phẩm tiền gửi; - Chính sách lãi suất; - Chính sách marketing; - Chính sách khách hàng.

Thứ ba, là tăng tính liên kết với với các Tổ chức, cá nhân khác.

Tăng mỗi liên hệ giữa các tổ chức có cung cấp dịch vụ TCVM trong khi chưa có một tổ chức thống nhất của các tổ chức như Hiệp hội các TCTCVM và TCTCVM bán buôn là một điều cần thiết. Khi có mối quan hệ qua lại tốt đẹp, các TCTCVM sẽ tương trợ nhau trong việc hỗ trợ cho người nghèo.

Khơng phải lúc nào các TCTCVM cũng có đủ vốn để cho người nghèo, trong khi các tổ chức khác có thể có một khoản vốn tạm thời nhàn rỗi. Khi này, các TCTCVM có thể sử dụng vốn của nhau thơng qua việc ủy thác, qua vay mượn lẫn nhau.

Việc liên kết giữa các tổ chức này cũng sẽ đạt được nhiều mục tiêu khác, tiếp cận được đại đa số người nghèo; học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để công tác XĐGN được hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 142 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)