TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MƠ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 26)

8. Kết cấu của luận án

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MƠ

1.1.1 Khái niệm tài chính vi mơ

Trên thế giới, khái niệm tài chính vi mơ được nhắc đến lần đầu tiên năm 1976, khi ông Muhammad Yunus thành lập nên Ngân hàng Grameen, như là một thử nghiệm, ở vùng ngoại ô của Bangladesh. Như vậy, có thể thấy rằng, tài chính vi mơ và hoạt động của tài chính vi mơ cịn khá mới so với lịch sử hình thành và phát triển của ngành tài chính – ngân hàng. Tuy vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có nhiều định nghĩa được đưa ra về tài chính vi mơ:

- “TCVM là việc cung cấp dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo, bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm…” – tổ chức CGAP, Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo. [103, tr.1]

- “TCVM là việc cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ của họ” – [100, tr.2]

- Ngân hàng Thế giới: Tài chính vi mơ được coi là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư thu nhập thấp (kể cả phụ nữ và nam giới). Thuật ngữ này đề cập tới dịch vụ tài chính cho khách hàng có thu nhập thấp, bao gồm cả những đối tượng làm ăn cá thể. Các dịch vụ tài chính nói chung gồm tiết kiệm và tín dụng, tuy nhiên, một số tổ chức tài chính vi mơ cung cấp các dịch vụ như bảo hiểm và thanh toán”

- Theo Joanna Ledgerwood: “TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp trong xã hội nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư” [112, tr.1].

Tại Việt Nam, có khá nhiều khái niệm về tài chính vi mơ được đưa ra: - Tài chính quy mơ nhỏ là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo (Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005) [16].

- Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 12/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về “hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mơ của tổ

chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ” quy định: Hoạt động tài chính vi mơ bao gồm việc cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng tài chính vi mơ, nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tài chính vi mơ dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện. Khách hàng tài chính vi mơ là cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ mới thốt nghèo, hộ có mức sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ [25].

- Luật Các TCTD năm 2010: Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ [68].

- PGS. Nguyễn Kim Anh và TS. Lê Thanh Tâm có quan điểm gần với J.Ledgerwood: “TCVM là một trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. TCVM vừa là công cụ ngân hàng vừa là công cụ phát triển” [4, tr.2].

Các khái niệm được đề cập ở trên có chung một mục tiêu đó là hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp bằng các dịch vụ tài chính – ngân hàng. Tuy nhiên, trong thực tế, tài chính vi mơ khơng những chỉ giới hạn cung cấp riêng cho đối tượng này, mà còn thực hiện sứ mệnh lớn hơn là hướng tới cộng đồng. Mục tiêu vì cộng đồng là đặc trưng của tài chính vi mơ.

Những khái niệm trên cho chúng ta thấy rằng ngoài luật các TCTD chỉ thiên về nội hàm dịch vụ TCVM mà không đề cấp đến chủ thể cung cấp sản phẩm đó, có sự chồng chéo giữa dịch vụ và nguồn cung cấp dịch vụ.

TCVM xét trên phương diện dịch vụ, là sản phẩm cung cấp cho người nghèo chưa hướng tới sứ mệnh lớn hơn là mục tiêu cộng đồng. Đồng thời chưa có sự phân biệt giữa sản phẩm TCVM và chủ thể cung cấp

Vì vậy, tác giả cho rằng:

“Tài chính vi mơ là sản phẩm, dịch vụ do các chủ thể cung cấp nhằm đáp ứng cho nhu cầu của các đối tượng là người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ. Chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ là các tổ chức được thành lập chính thức theo quy định của luật pháp.”

1.1.2 Các chủ thể cung cấp tài chính vi mơ

1.1.2.1 Các chủ thể có khả năng cung cấp tài chính vi mơ

Hiện nay, cách hiểu về TCVM về mặt tổ chức chưa có sự thống nhất. Nhiều ý kiến cho rằng, hệ thống các tổ chức TCVM bao gồm NHTM, các TCTD, các Tổ chức bán chính thức và phi chính thức. Danh bạ tài chính vi mơ 2016 xác định hệ thống tổ chức tài chính vi mơ gồm: i) Các Tổ chức chính như ngân hàng thương mại; ngân hàng chính sách xã hội; ngân hàng hợp tác xã; tổ chức tài chính vi mơ; ii) Tổ chức bán chính thức như các chương trình, dự án tài chính vi mơ; iii) Các chủ thể phi chính thức như họ, hụi, người thân, tiệm cầm đồ…

Tuy nhiên, Nghiên cứu sinh cho rằng trong tất cả các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ nói trên, khơng phải tổ chức nào cũng thuộc TCTCVM vì các lý do sau:

Thứ nhất, Ngân hàng thương mại.

Tính đến 30/6/2018, Việt Nam có 46 NH trong đó có 04 NHTM Nhà nước, 31 NHTM CP, 09 NHTM 100% vốn nước ngoài và 02 NHTM liên doanh tính đến 30/06/2018. Theo quy định của luật pháp, NHTM là loại hình tổ chức tín dụng được phép thực hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Xét trên phương diện khách hàng và sản phẩm, các NHTM có thể được xem là Tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM, nếu khách hàng của các ngân hàng này là cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp siêu nhỏ có giao dịch tín dụng, tiền gửi nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Trong thực tiễn, các NHTM có cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân và hộ gia đình, doanh nghiệp siêu nhỏ với cơ chế thương mại bình thường; trong số đó có NHNo&PTNT Việt Nam. Như vậy, mặc dù ngân hàng có cung cấp dịch vụ tín dụng, tiền gửi cho khách hàng thuộc diện vi mô; nhưng khơng thể liệt kê loại hình các TCTD là ngân hàng thương mại vào loại hình tổ chức tín dụng là Tổ chức tài chính vi mơ.

Thứ hai, Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật pháp nhằm tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Ngân hàng Hợp tác xã là ngân hàng do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập để liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hịa vốn trong hệ thống các

quỹ tín dụng nhân dân. Với chức năng của mình, Quỹ tín dụng nhân dân có thể cung cấp dịch vụ TCVM cho các thành viên là cá nhân và hộ gia đình, nếu các đối tượng này thuộc diện có thu nhập thấp.

Thứ ba, Ngân hàng Chính sách xã hội.

Ngân hàng Chính sách xã hội là ngân hàng thuộc sở hữu của Chính phủ, hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Xét về phương diện nguồn vốn, nội dung huy động vốn và cho vay, thì Ngân hàng chính sách xã hội là chủ thể cung cấp dịch vụ TCVM, vì đối tượng phục vụ là người có thu nhập thấp. Nhưng cũng khơng thuộc loại hình tài chính vi mô theo quy định của Luật.

Thứ tư, các Tổ chức tài chính vi mơ.

“Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình các tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”. (Luật các TCTD 2010)

Thứ năm là, chương trình, dự án tài chính vi mơ của tổ chức chính trị, tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.

Đây chỉ là các chương trình, dự án do các Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ đăng ký thực hiện nếu có đủ các điều kiện như có vốn để thực hiện chương trình, có cơ cấu tổ chức chương trình, dự án, có người quản lý điều hành, được Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đồng ý để thực hiện chương trình, dự án…Khi đủ các điều kiện, các Tổ chức thực hiện dự án, chương trình tài chính vi mơ chuyển đổi các dự án đó thành Tổ chức tài chính vi mơ. Như vậy, các dự án, chương trình này khơng được xem là các Tổ chức tài chính vi mơ.

1.1.2.2 Các chủ thể là Tổ chức tài chính vi mơ

Xét trên hai khía cạnh tổ chức và chức năng, thì tổ chức chuyên biệt được thành lập và hoạt động theo Luật các TCTD thuộc loại hình Tổ chức tài chính vi mơ. Luật các TCTD 2010 định nghĩa “Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình các TCTD chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”.

Điều kiện để được cấp phép hoạt động của TCTCVM là: i) có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ; ii) có chủ sở hữu, thành viên sáng lập đảm bảo yêu cầu đối với loại hình cơng ty TNHH một thành viên hoặc

hai thành viên trở lên; iii) Có người quản lý, điều hành, kiểm sốt đáp ứng yêu cầu của luật pháp; iv) Có điều lệ quy định của Luật các TCTD; v) Có phương án kinh doanh khả thi [53].

1.1.3 Đặc điểm của tài chính vi mơ

1.1.3.1 Quy mơ của tổ chức

TCTCVM có quy mơ khá đa dạng, từ những tổ chức có quy mơ lớn, mạng lưới rộng khắp hoạt động ở nhiều tỉnh/thành phố đến những TCTCVM có quy mơ nhỏ, hoạt động trên địa bàn một tỉnh. Tuy nhiên, nếu so sánh quy mô của TCTCVM với các TCTD khác như NHTM, thì TCTCVM có quy mơ nhỏ hơn rất nhiều về cơ cấu tổ chức, số lượng nhân sự và mạng lưới hoạt động.

1.1.3.2 Về nguồn vốn hoạt động

Nguồn vốn để hoạt động của TCTCVM gồm 02 nguồn: vốn chủ sở hữu và vốn huy động. Trong đó, vốn chủ sở hữu gồm vốn điều lệ (Vốn do Nhà nước cấp (nếu có), vốn góp của các tổ chức, cá nhân và vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân (nếu có)); chênh lệch đánh giá lại tài sản; các quỹ của TCTCVM; lợi nhuận lũy kế chưa phân phối/lỗ lũy kế chưa xử lý và vốn khác. Vốn huy động dưới các hình thức: i/nhận tiền gửi (tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi (gồm tiền gửi tự nguyện)); ii/vốn nhận ủy thác cho vay; iii/ vốn vay TCTD, tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác. (Thông tư số 18/2018/TT-BTC ngày 12/02/2018).

1.1.3.3 Về sản phẩm dịch vụ

Trước đây, TCVM chủ yếu có hai dịch vụ chính là cho vay và tiết kiệm. Tuy nhiên, theo thời gian, dịch vụ TCVM đã mở rộng ra cả bảo hiểm vi mơ hay thanh tốn… Đối với tiết kiệm, TCVM có hình thức tiết kiệm bắt buộc, nghĩa là khách hàng cần gửi tiết kiệm với một tỷ lệ nhất định khi vay vốn, đây được coi là điều kiện để vay vốn. Đặc biệt, TCVM có một loại hình dịch vụ là dịch vụ phi tài chính.

Điều kiện vay vốn thường đơn gian, không cần tài sản thế chấp, có thể cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, việc trả nợ gốc và lãi linh động (theo tuần, theo tháng).

1.1.3.4 Về đối tượng khách hàng

TCVM phục vụ đối tượng là người nghèo, người có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, những doanh nghiệp xuất phát là hộ nghèo hoặc sử dụng lao

động là hộ nghèo. Những khách hàng là người nghèo, người có thu nhập thấp thường là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ.

1.1.3.5 Về quy mô phục vụ

Những khoản vay hay những khoản tiết kiệm có giá trị thấp, khởi đầu với một khách hàng là những món vay nhỏ lẻ để sản xuất kinh doanh (có thể ni con lợn, con bò để tăng gia sản xuất) sau đó sẽ là những món vay lớn hơn.

1.2.3.6 Về phương thức phục vụ

Bên cạnh việc cung cấp dịch vụ đến từng cá nhân, TCVM cịn cung cấp dịch vụ tài chính theo tổ, nhóm để phát triển khách hàng và tăng tính gắn kết giữa tổ chức cung cấp dịch vụ với khách hàng.

1.1.4 Dịch vụ tài chính vi mơ

1.1.4.1 Cho vay

a. Cho vay cá thể/cá nhân

Các TCTCVM thường áp dụng cho vay đối với một khách hàng trong trường hợp DN nhỏ và vừa nông thôn, các cá nhân khá giả. Lý do là các khách hàng thu nhập thấp thường không đủ những yêu cầu bảo đảm theo các tiêu chí truyền thống, nên thường cần sử dụng cho vay theo nhóm – đảm bảo bằng nhóm hoặc các hình thức tín chấp khác. Đấy cũng là lý do các NHTM, các QTDND hoặc hợp tác xã tín dụng thường cho vay đơn lẻ [3, tr.17].

b. Cho vay theo nhóm tương hỗ

Cho vay theo nhóm liên quan tới việc hình thành các nhóm người có cùng chung nguyện vọng muốn tiếp cận tới các dịch vụ tài chính. Phương pháp cho vay theo nhóm thường xây dựng nên hoặc mơ phỏng các nhóm tiết kiệm và cho vay phi chính thức như hụi, họ.

Ngân hàng Grameen Bank áp dụng mơ hình này. Thực tiễn cho thấy, cách cho vay này tỏ ra khơng hiệu quả do các chi phí thành lập và giám sát nhóm lớn, kém bền vững. Hiện nay, nhiều tổ chức tài chính nơng thơn đã dừng cho vay theo nhóm tương hỗ [3, tr.18].

c. Cho vay theo nhóm tương hỗ qua trung gian

Sản phẩm cho vay này vẫn sử dụng những điểm mạnh của cho vay theo nhóm, nhưng sẽ có một tổ chức trung gian đứng ra thành lập và quản lý nhóm, cũng như chịu

trách nhiệm chung về hoạt động của các nhóm. Thơng thường, các tổ chức đồn thể, xã hội như hội nơng dân, hội phụ nữ… được lựa chọn làm trung gian này [3, tr 18].

d. Cho vay doanh nghiệp nhỏ

Cho vay DN nhỏ là việc TCTCVM giao hoặc cam kết giao cho các DN nhỏ một khoản tiền sử dụng cho mục đích có liên quan đến xóa đói giảm nghèo.

Thông qua việc phát triển các DNNVV, phần lớn lao động nhàn rỗi ở nơng thơn sẽ có việc làm, cuộc sống của người nông dân sẽ ổn định hơn thay vì chỉ trơng chờ vào nguồn thu từ cây ngô, cây lúa…và mức sống của dân cư sẽ được nâng cao, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

1.1.4.2 Sản phẩm dịch vụ tiết kiệm a. Tiết kiệm bắt buộc

Tiết kiệm bắt buộc là số tiền mà khách hàng tài chính vi mơ phải gửi theo quy định của tổ chức tài chính vi mơ. Tổ chức tài chính vi mơ có trách nhiệm quy định và phải công bố công khai mức tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và mức lãi suất tiết kiệm bắt buộc [40].

Nhìn chung, tiết kiệm bắt buộc có thể được xem như một phần của sản phẩm cho vay chứ không phải là một sản phẩm tiết kiệm thực sự, vì nó quan hệ rất chặt chẽ với việc nhận và hồn trả món vay. Tất nhiên, đối với người vay, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc thể hiện là tài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)