Tổ chức
Số lượng khách hàng vay vốn (triệu lượt)
Dư nợ cho vay (triệu USD)
2012 2013 2014 2015 2012 2013 2014 2015
QTDND/NHHTX 1,07 1,12 1,23 1,20 1.051 1.262 1.477 1.673
Các TC/CT/DA TCVM 0,73 0,77 0,80 0,80 180 189 198 198
Tổng 1,80 1,89 2,03 2,00 1.231 1.451 1.675 1.871
Nguồn: Báo cáo ADB Việt Nam – Tăng tốc phát triển khu vực TCVM hướng tới tài chính tồn diện hơn, Thanh Tâm [2015]
Về số lượng khách hàng vay vốn. Số lượng khách hàng vay vốn tăng đều trong giai đoạn 2012-2015.Về dư nợ tín dụng, dư nợ trong giai đoạn 2012-2015 tăng trưởng đều
đặn, trung bình 4%/năm. Về thị phần, xét về tỷ trọng dư nợ là có sự chênh lệch giữa các tổ chức. Hệ thống các quỹ TDND cơ sở và NHHTX phục vụ số lượng khách hàng lớn hơn các TCTCVM, dư nợ cũng lớn hơn rất nhiều.
2.2.3.2 Tiết kiệm
Bảng 2.10: Tổng quan về tiết kiệm vi mơ chính thức ở Việt Nam
Tổ chức
Số lượng khách hàng tiết kiệm vi mô (triệu lượt)
Dư nợ tiết kiệm (triệu USD)
2012 2013 2014 2015 2012 2013 2014 2015
QTDND/NHHTX 1,23 1,23 1,44 1,2 1.218 1.292 1.837 2.016 Các TC/CT/DA TCVM 0,51 0,56 0,62 0,62 44 48 48 48
Tổng 1,74 1,79 2,06 1,82 1.262 1.340 1.885 2.064
Nguồn: Báo cáo ADB Việt Nam – Tăng tốc phát triển khu vực TCVM hướng tới tài chính tồn diện hơn, Thanh Tâm [2015]
Về tiết kiệm vi mơ chính thức ở Việt Nam (bảng 2.10). Số lượng khách hàng tham gia tiết kiệm vi mô tăng hàng năm trong giai đoạn 2012-2014 giảm mạnh trong năm 2015, tốc độ tăng trung bình 4%/năm. Về dư nợ tiết kiệm, dư nợ tiết kiệm tăng đều trong giai đoạn 2012-2015, năm 2014 quy mô dư nợ tiết kiệm tăng mạnh nhất trong bốn năm (tăng tới 545 triệu USD).
Về thị phần, tính đến năm 2015, hệ thống quỹ TDND cơ sở/NHHTX chiếm thị phần lớn hơn cả. Các tổ chức, chương trình, dự án TCVM vẫn chỉ giữ thị phần nhỏ nếu so sánh với hệ thống quỹ TDND cơ sở.
2.3 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CUNG CẤP DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO CUNG CẤP DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VI MƠ CHO XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM
2.3.1 Cơ sở chọn mẫu khảo sát
Nghiên cứu sinh chọn các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ (gồm 03 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) để khảo sát. Dân số của ba tỉnh này là 7,8 triệu người, chiếm 8,3% dân số Việt Nam (theo Tổng cục Thống kê), số hộ nghèo chiếm 11% trên tổng số hộ nghèo của cả nước.
Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An nằm trên địa bàn Bắc Trung Bộ tỷ lệ nghèo đứng đầu cả nước trong hai năm liên tiếp, chính vì vậy, vấn đề xóa đói giảm nghèo trở nên bức thiết ở đây. Những địa phương này cũng có sự hiện diện của hoạt động TCVM.
Chọn khảo sát các tỉnh này với mục đích khảo sát hoạt động của các TCTCVM và các TCTD có khả năng cung cấp dịch vụ TCVM.
2.3.2 Mục tiêu khảo sát
- Tìm hiểu hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM (bao gồm các TCTCVM chính thức và bán chính thức; các quỹ TDND cơ sở).
- Nghiên cứu tình hình tài chính thơng qua báo cáo tài chính của các tổ chức này
- Tìm hiểu cách thức triển khai, kết quả triển khai và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dịch vụ TCVM của các tổ chức
- Trao đổi với lãnh đạo tổ chức về quan điểm, vai trò của TCVM trong XĐGN bền vững, cách đánh giá hiệu quả của TCVM đối với việc XĐGN bền vững.
- Đánh giá tác động của TCVM đối với khách hàng, sự cải thiện trong thu nhập của với khách hàng, thu thập ý kiến của khách hàng về dịch vụ do TCTCVM cung cấp và khả năng phát triển của TCVM.
2.3.3 Địa điểm khảo sát
Nghiên cứu sinh thực hiện khảo sát 07 tổ chức TCVM, quỹ TDND. Trong đó, riêng Quỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh, tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên gia.
Bảng 2.11: Địa điểm khảo sát và đơn vị khảo sát Đơn vị Đơn vị khảo sát Địa điểm Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh 1. TCTCVM - Tổ chức Thanh Hóa - Tổ chức Tình Thương – CN Thanh Hóa - Quỹ Phát triển phụ nữ 2. Quỹ TDND -
- Quỹ Thái Hòa - Quỹ Nghĩa Thuận - Quỹ Nghĩa Thái
Quỹ Kỳ Anh
Nguồn: tác giả tổng hợp
Cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 11 và 12 năm 2017, vì vậy, một số số liệu về tài chính là khái tốn.
Đối với khảo sát ý kiến khách hàng khách hàng, tác giả lựa chọn ý kiến 100 thành viên/khách hàng của TCTCVM Tình Thương – Chi nhánh Thanh Hóa do Chi nhánh cung cấp. (danh sách khách hàng ở phụ lục 4 của luận án).
2.3.4 Phương pháp khảo sát
- Nghiên cứu tài liệu của các tổ chức - Phỏng vấn trực tiếp
- Nghiên cứu thông tin trên các phương tiện truyền thơng: tạp chí, website
2.3.5 Nội dung khảo sát
Bảng 2.12: Nội dung khảo sát
TT Vấn đề khảo sát Thông tin khảo sát
I. Tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ
1 Thông tin chung Lịch sử thành lập, loại hình tổ chức
2 Mạng lưới Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch 3 Nhân sự - Số lượng nhân viên
- Số lượng cán bộ tín dụng - Trình độ cán bộ
4 Tình hình tài chính
- Tổng tài sản (quy mơ TTS, mức độ tăng trưởng hàng năm) - Vốn chủ sở hữu (quy mơ vốn, mức độ tăng trưởng) - Tình hình cho vay (dư nợ cho vay, mức tăng trưởng) 5 Tình hình cho vay
người nghèo
- Đối tượng vay vốn - Lãi suất cho vay
- Cách thức đảm bảo tiền vay
- Kết quả cho vay người nghèo (số lượng người vay, dư nợ trung bình/người, tình trạng nợ quá hạn)
6 Tình hình XĐGN bền vững
Thực hiện phỏng vấn chuyên gia:
Đơn vị Người được phỏng vấn
TCTCVM Thanh Hóa - Ông Nguyễn Hải Đường (Tổng Giám đốc) - Bà Hồng Thị Tình (Giám đốc nhân sự) TCTCVM Tình Thương
- TYM
Bà Trần Thị Tuyết Nhung (Phó Tổng Giám đốc)
Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh
Bà Tăng Linh Chi (Phó Giám đốc) Quỹ TDND Kỳ Anh Ông Trần Đại Nhân (Giám đốc) Quỹ TDND Thái Hịa Bà Phạm Thị Bích Mai (Giám đốc) Quỹ TDND xã Nghĩa
Thuận
Ông Cao Văn Nhân (Giám đốc) Quỹ TDND Nghĩa Thái Ơng Hồng Văn Mạnh (Giám đốc)
Nội dung phỏng vấn: Trao đổi về quan điểm và vai trò của TCVM, quỹ TDND trong xóa đói giảm nghèo bền vững, các tiêu chí đánh giá về XĐGN bền vững
II. Khách hàng của các tổ chức tài chính vi mơ
Thành công của TCVM đối với XĐGN bền vững
Thu thập ý kiến khách hàng là thành viên của TCTCVM 1. 100 khách hàng của Chi nhánh TYM Thanh Hóa:
- Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng đối với sự phục vụ của Chi nhánh - Đánh giá sự thay đổi trước và sau khi tham gia vào TYM
- Định hướng trong tương lai về quan hệ giữa TYM và khách hàng - Khả năng phát triển khách hàng của Chi nhánh
2. Nêu một vài tấm gương điển hình về xóa đói giảm nghèo thành cơng
Đơn vị Khách hàng được phỏng vấn
TCTCVM Thanh Hóa - Bà Phạm Thị Hằng (Thanh Hóa) - Bà Trần Thị Phượng (Thanh Hóa) TCTCVM Tình Thương - TYM - Bà Trần Thị Huệ (Nghệ An)
- Bà Tô Thị Hương (Nghệ An)
2.3.6 Kết quả khảo sát các tổ chức
2.3.6.1 Thời gian hoạt động và mạng lưới hoạt động
Bảng 2.13: Các đơn vị tham gia khảo sát về tín dụng vi mơ cho xóa đói giảm nghèo
TT Ngày khảo sát TC tham gia khảo sát Năm thành lập Loại hình tổ chức Mạng lưới (tính đến 31/12/2017) 1 10/11/2017 TCTCVM Thanh Hóa 2014 TCTCVM chính thức 4 Chi nhánh, 6 PGD 2 25/12/2017 TCTCVM Tình thương - TYM 1992 TCTCVM chính thức 65 CN, PGD (12 tỉnh/TP) 3 10/12/2017 Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh 2008 Bán chính thức (Quỹ xã hội) 13 PGD thuộc 13 huyện của tỉnh Hà Tĩnh 4 10/12/2017 Quỹ TDND Kỳ Anh – Hà Tĩnh 2011 Quỹ TDND 1 Trụ sở chính 5 11/12/2017 Quỹ TDND Thái Hòa –
Nghệ An 1995 Quỹ TDND 1 Trụ sở chính, 1 PGD 6 11/12/2017 Quỹ TDND xã Nghĩa Thuận – Nghệ An 1995 Quỹ TDND 1 Trụ sở chính, 1 PGD
7 11/12/2017 Quỹ TDND Nghĩa Thái
– Nghệ An 2015
Quỹ TDND 1 Trụ sở chính, 1 điểm GD
Nguồn: Tác giả khảo sát
Trong các tổ chức tham gia khảo sát nêu trên, có 02 tổ chức TCVM là tổ chức chính thức được NHNN cấp phép hoạt động chính thức, 01 tổ chức tài chính vi mơ là bán chính thức (hoạt động dưới hình thức quỹ xã hội) và 04 quỹ TDND cơ sở.
Đối với các TCTCVM chính thức và bán chính thức, xuất phát điểm là các quỹ hỗ trợ phụ nữ. Cụ thể:
- TCTCVM Thanh Hóa, khởi đầu là chương trình được tổ chức cứu trợ trẻ em Mỹ xây dựng ở huyện Nơng Cống, hợp nhất từ các chương trình tài chính vi mơ nhỏ lẻ ở các huyện thành một Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (Quỹ FPV Thanh Hóa) vào năm 2008.
- TCTCVM Tình thương (TYM) là đơn vị độc lập do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam làm chủ sở hữu.
- Quỹ phát triển phụ nữ Hà Tĩnh tiền thân là “Quỹ Phát triển vì phụ nữ nghèo” (thành lập ngày 20/01/2006), đơn vị chủ sở hữu là Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2008, Hội LHPN tỉnh nâng cấp mơ hình quản lý quỹ từ 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) sang mơ hình quản lý 2 cấp (tỉnh, huyện), từ hệ thống kế toán đơn sang hệ thống kế toán kép và đổi tên thành “Quỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh”.
Đối với các Quỹ TDND, có 02 quỹ được thành lập từ năm 1995 là Quỹ TDND Thái Hịa, 02 quỹ thành lập sau 2010, trong đó có quỹ TDND Nghĩa Thái (Nghệ An) là đơn vị mới thành lập năm 2015.
Về thời gian hoạt động và mạng lưới hoạt động, những tổ chức đã thành lập được nhiều năm thì mạng lưới hoạt động cũng rộng hơn. Điển hình là TYM, tính đến hết năm 2017, TYM đã hoạt động được 25 năm, địa bàn hoạt động trên 10 tỉnh – thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An) với 65 chi nhánh và PGD. Kế tiếp là Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh, thành lập từ năm 2008, hiện đang cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ đến 13 huyện của tỉnh Hà Tĩnh. TCTCTVM Thanh Hóa thành lập năm 2014, tiền thân của tổ chức này là Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa 2008 có địa bàn hoạt động ở tỉnh Thanh Hóa với 17 huyện thuộc Thanh Hóa.
Có sự khác nhau rõ rệt giữa địa bàn hoạt động của các Quỹ TDND cơ sở và các TCTCVM. Địa bàn hoạt động của các TCTCVM rộng hơn, linh hoạt hơn, trong khi đó, dù thành lập được nhiều năm hay mới thành lập, Quỹ TDND cũng bị khống chế địa bàn hoạt động, vì vậy, các quỹ TDND trong chương trình khảo sát chỉ có 01 Trụ sở chính và 01 PGD, riêng quỹ TDND Nghĩa Thái – Nghệ An do mới thành lập nên chỉ có 01 Trụ sở chính và – 1 điểm giao dịch để tiếp xúc với khách hàng, tư vấn và hỗ trợ khách hàng, mọi hoạt động vẫn thực hiện ở Trụ sở chính của quỹ.
2.3.6.2 Số lượng nhân sự
Biểu đồ 2.4: Nhân sự tại các Quỹ TDND cơ sở được khảo sát tính đến năm 2017
Nguồn: Quỹ TDTD Nghĩa Thái, Nghĩa Thuận, Thái Hòa và Quỹ TDND Kỳ Anh
0 5 10 15 20 25 Quỹ TDND Nghĩa Thái Quỹ TDND Nghĩa Thuận Quỹ TDND Thái Hòa Quỹ TDND Kỳ Anh 11 21 21 15 Cán b ộ
Nhân sự của các Quỹ TDND cơ sở khơng có biến động lớn trong khoảng thời gian 3 năm trở lại đây, vì vậy tác giả lấy số liệu đến cuối năm 2017 để khảo sát. Trên Biểu đồ 2.4 nhân sự của mỗi Quỹ phụ thuộc vào quy mô và thời gian hoạt động của quỹ đó. Quỹ TDND Nghĩa Thái (Nghệ An) mới chính thức hoạt động từ năm 2015, quy mô hoạt động nhỏ nhất trong tất cả các quỹ, mới chỉ hoạt động trên 02 xã (dân số 02 xã này khoảng 9.000 nhân khẩu) với 848 thành viên (tính đến ngày 11/12/2017), vì vậy, quỹ mới chỉ có 11 cán bộ, trong đó có 02 cán bộ bán chuyên trách. Các Quỹ TDND Nghĩa Thuận và Thái Hòa (Nghệ An) là hai quỹ được thành lập từ khá sớm, số lượng nhân sự là 21 người, hoạt động trên địa bàn liên xã. Quỹ TDND Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có số lượng nhân sự 15 người.
Về trình độ nhân sự: 100% cán bộ lãnh đạo đều tốt nghiệp đại học. Số nhân viên tốt nghiệp đại học đạt 70%, dưới đại học là 30%. Về chuyên môn, hầu hết nhân viên làm việc trong quỹ TDND chưa được đào tạo chuyên sâu về tổ chức hoạt động, marketing, tâm lý trong quan hệ với khách hàng.
Có thể thấy rằng, nhân sự ở các Quỹ TDND ít so với các loại hình TCTD khác, tuy nhiên điều này là hợp lý do địa bàn hoạt động của Quỹ TDND bị khống chế theo quy định của NHNN và khi bộ máy tổ chức tinh gọn, các quỹ TDND sẽ hoạt động có hiệu quả hơn.
Biểu đồ 2.5: Nhân sự tại TCTCVM Thanh Hóa và Tình Thương – TYM
Nguồn: BCTN của TC TCVM Thanh Hóa và Tình thương – TYM các năm 2012 - 2017
0 50 100 150 2012 2013 2014 2015 2016 2017 68 72 93 100 109 140 34 42 51 52 56 72 TCTCVM Thanh Hóa Số lượng cán bộ Số lượng cán bộ tín dụng 0 100 200 300 400 500 2012 2013 2014 2015 2016 2017 362 370 398 421 455 498 246 237 233 256 251 274 TCTCVM Tình Thương - TYM Số lượng cán bộ Số lượng cán bộ tín dụng
Biểu đồ trên cho thấy: hai TCTCVM này có biến động nhân sự lớn trong giai đoạn 2012-2017. Nhìn chung, nhân sự đều tăng hàng năm ở cả TCTCVM Thanh Hóa và Tình Thương – TYM nhưng quy mô về nhân sự không giống nhau.
TCTCVM Thanh Hóa có số lượng cán bộ tính đến cuối năm 2017 là 140 người, tăng 31 người (tương đương 28%) so với cuối năm 2016 và tăng 72 người (tương đương 105%) so với năm 2012. Hơn 50% nhân sự là cán bộ tín dụng: cụ thể năm 2012 là 34 người (50%), năm 2013 là 42 người (58%), năm 2014 là 51 cán bộ (tỷ lệ 55%), năm 2015 là 52 cán bộ (tỷ lệ 52%), năm 2016 là 56 cán bộ (tỷ lệ 51%) và năm 2017 là 72 cán bộ (tỷ lệ 51%). Tuy nhiên, tỷ trọng cán bộ tín dụng/ tổng số lượng cán bộ có xu hướng giảm nhẹ, tổ chức này đang kiện tồn bộ máy quản lý của mình.
TCTCVM Tình Thương – TYM có tốc độ tăng trưởng về nhân sự lớn hơn so với TCTCVM Thanh Hóa, năm 2012 là 362 người thì đến năm 2017 là 498 người (tăng 38%). Số lượng cán bộ tín dụng cũng biến động trong giai đoạn 2012-2017, năm 2017 số lượng cán bộ tín dụng là lớn nhất (274 cán bộ) trong khi năm 2013 số lượng cán bộ tín dụng giảm thấp nhất (233 người). Tỷ lệ cán bộ tín dụng/Tổng số lượng cán bộ cũng dao động trong khoảng từ 55 – 60%, năm 2012 tỷ lệ này là cao nhất (67%).
Về trình độ: Tất cả cán bộ lãnh đạo ở hai TCTCVM trên đều đạt trình độ đại học và trên đại học, 83% cán bộ tác nghiệp trình độ Đại học, cịn lại là dưới đại học. Các cán bộ hầu hết được đào tạo về ngân hàng, tài chính, kinh tế sau đó được các tổ chức này đào tạo lại cho phù hợp với vị trí cơng việc.
Đối với Quỹ phát triển phụ nữ Hà Tĩnh, đây là TCTCVM bán chính thức trực thuộc Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh, tính đến ngày 10/12/2017, Quỹ có 58 nhân viên quản lý địa bàn 13 xã của tỉnh Hà Tĩnh, mỗi xã có 1 PGD, như vậy trung bình 1 PGD có khoảng 5 nhân viên. Theo Phó Giám đốc Quỹ - Bà Tăng Linh Chi, nhân sự của Quỹ hầu như không biến động lớn trong khoảng 3 năm trở lại đây, giữ ở mức ổn định từ 55-58 nhân viên.
Tốc độ luân chuyển nhân viên trong các tổ chức thực hiện khảo sát hầu như bằng không. Khi trao đổi với đại diện của các Quỹ TDND cơ sở và TCTCVM, người đại diện cho biết: hầu như cán bộ khơng có nhu cầu chuyển đơn vị cơng tác vì vậy mà cơng việc