Đối tượng tham gia vay vốn tại các đơn vị khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 101)

TT Đơn vị Đối tượng vay vốn

1 TCTCVM Thanh Hóa - Phụ nữ

- Hộ có thu nhập thấp 2 TCTCVM Tình thương TYM

- Phụ nữ nghèo, cận nghèo có thu nhập thấp

- Hộ chính sách: những gia đình có cơng với cách mạng - Doanh nghiệp siêu nhỏ

3 Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh Phụ nữ nghèo yếu thế 4 Quỹ TDND Kỳ Anh – Hà Tĩnh Hội viên của quỹ 5 Quỹ TDND Thái Hòa – Nghệ An Hội viên của quỹ 6 Quỹ TDND xã Nghĩa Thuận – Nghệ An Hội viên của quỹ 7 Quỹ TDND Nghĩa Thái – Nghệ An Hội viên của quỹ

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong hai loại hình TCTD, các TCTCVM chính thức và bán chính thức đã thực hiện cho vay tới đúng đối tượng là người nghèo, phụ nữ nghèo yếu thế nhằm giúp họ xóa đói giảm nghèo, thốt nghèo. Riêng TCTCVM Tình Thương đang thí điểm cho vay thêm những DN siêu nhỏ ở Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Kim Động (Hưng Yên). Ngược lại, các quỹ TDND tuy rằng có số lượng đơng đảo, địa bàn hoạt động bao phủ đến từng xã nhưng lại không thực hiện cho vay người nghèo. Nguyên nhân có rất nhiều, mỗi đơn vị có một nguyên nhân riêng về việc không thực hiện cho vay đối với các đối tượng là người nghèo, tác giả tổng hợp nguyên nhân ở bảng 2.16.

Bảng 2.16: Nguyên nhân các quỹ tín dụng nhân dân khơng cho vay người nghèo

TT Đơn vị Nguyên nhân

1 Quỹ TDND Kỳ Anh

- Quan ngại rủi ro lớn không thu hồi được nợ - Người nghèo không phải là thành viên của Quỹ

Người nghèo là thành viên của Quỹ vay vốn theo chế độ bình thường. Tuy nhiên Quỹ sẵn sàng mở rộng cho vay người nghèo nếu có vốn và cơ chế. 2 Quỹ TDND Thái Hòa

- Do NHNN khống chế quỹ TDND chỉ cho vay người nghèo tối đa 5%, Quỹ cần tập trung vốn cho vay hội viên.

Tuy nhiên Quỹ sẵn sàng mở rộng cho vay người nghèo nếu có vốn và cơ chế.

3 Quỹ TDND Nghĩa Thuận

- Người nghèo trên địa bàn chủ yếu vay NH Chính sách

Tuy nhiên Quỹ sẵn sàng mở rộng cho vay người nghèo nếu có vốn và cơ chế.

4 Quỹ TDND Nghĩa Thái

- Quỹ TDND mới thành lập, vốn chưa đủ lớn

- Hiện tại Quỹ đang theo đuổi mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận, cho vay người nghèo nhiều rủi ro, dễ mất vốn, không thu hồi được nợ. Quỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, nếu như tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu quá lớn, Quỹ sẽ không thể mở rộng phát triển

Tuy nhiên Quỹ sẵn sàng mở rộng cho vay người nghèo nếu có vốn và cơ chế.

Trả lời của lãnh đạo các Quỹ cho thấy rằng các Quỹ quan ngại rủi ro như cho vay người nghèo, trong khi quy mơ hoạt động của quỹ có nhiều hạn chế, gặp khó khăn trong hoạt động”. Có ¾ Quỹ chưa từng cho người nghèo vay, ngoại trừ quỹ TDND xã Nghĩa Thuận (Nghệ An) đã từng tuyên truyền để cho người nghèo vay, thực tế Quỹ đã từng cho vay người nghèo, thậm chí là đối tượng mới ra tù – đối tượng được coi là khá rủi ro khi cho vay. Khi trao đổi, Giám đốc Quỹ TDND Nghĩa Thuận – Ông Cao Văn Nhân cho biết: “Quỹ TDND Nghĩa Thuận đã từng cho vay đối tượng mới ra tù 02 khoản: i/ Món vay có giá trị 700 triệu đồng và ii/ Món vay có giá trị 200 triệu đồng để làm nhà, mua sắm công cụ lao động. Quỹ đã cho vay trên 10 người thuộc đối tượng này”. Tuy nhiên, cũng theo Ông Nhân, người nghèo đã cho vay sau một năm đã rời bỏ Quỹ để vay vốn của NHCSXH, thậm chí họ vay NHCSXH để trả hết nợ cho Quỹ, do lãi suất vay của NHCSXH thấp hơn lãi suất vay của Quỹ TDND. Một nguyên nhân khác mà tất cả các Quỹ đều khơng cho vay người nghèo đó là các Quỹ khơng dám cho vay do thiếu kinh nghiệm, kiến thức quản lý và họ nghĩ người nghèo là những người sẽ khơng trân trọng cam kết của mình.

Do những nguyên nhân trên nên tác giả tập trung khảo sát chi tiết tình hình cho vay người nghèo tại các TCTCVM trong đó có TCTCVM Thanh Hóa và Tình Thương – TYM và thực hiện phỏng vấn chuyên gia tại Quỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh. Để cho vay hộ nghèo, các TCTCVM thường xác định khách hàng hay thành viên là đối tượng thuộc diện nghèo, cách xác định một hộ thuộc diện nghèo theo bảng sau đây:

Bảng 2.17: Tiêu chí xác định hộ nghèo của các TCTCVM

Tên tổ chức Tiêu chí xác định hộ nghèo để cho vay

1 Tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa Tự xác định theo chuẩn nghèo do Bộ LĐTBXH đưa ra 2 TCTCVM Tình thương - TYM Theo danh sách hộ nghèo của UBND xã, thị trấn 3 Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh Theo danh sách hộ nghèo của UBND xã, thị trấn

Nguồn: TCTCVM Thanh Hóa, Tình thương – TYM và Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh

TCTCVM Tình Thương – TYM và Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh chỉ cho vay đối với phụ nữ, điều kiện tiên quyết là Hội viên Hội Phụ nữ. Theo bà Trần Thị Tuyết Nhung – Phó Tổng Giám đốc TCTCVM Tình Thương thì: “Nguyên nhân tổ chức này chỉ cho đối tượng là phụ nữ vay vốn là do tổ chức tài chính vi mơ muốn tạo điều kiện cho phụ nữ có cơ hội, mong muốn được làm chủ dự án, làm chủ trong lao

động sản xuất. Từ đó, phụ nữ từ chỗ khơng có tiếng nói, thuộc tầng lớp yếu thế trong xã hội vươn lên làm chủ cuộc sống, có quyền lên tiếng trong gia đình và xã hội. Hơn nữa, phụ nữ đứng tên vay vốn là vay vốn về cho hộ gia đình, chính vì thế, TYM chỉ cho phụ nữ vay vốn nhưng cũng gián tiếp cho hộ nghèo vay vốn”.

Lãi suất cho vay tối đa

Lãi suất cho vay của ba TCTCVM khơng giống nhau, TCTCV Thanh Hóa có lãi suất cho vay khá cao từ 21-22%, cao gần gấp 3 lần lãi suất cho vay của NHCSXH, Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh có lãi suất cho vay tương đương với lãi suất cho vay thương mại tại các NHTM, TYM có lãi suất cho vay khá thấp và có ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo.

Bảng 2.18: Lãi suất cho vay tối đa khi cho vay người nghèo

Tên tổ chức Lãi suất cho vay tối đa

1 Tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa 21 – 22%/năm

2 TCTCVM Tình thương – TYM 0,1%/tuần đến 0,21%/tuần 3 Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh > 1%/tháng

Nguồn: TCTCVM Thanh Hóa, Tình thương – TYM và Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh

Điều kiện đảm bảo tiền vay

Bảng 2.19: Điều kiện đảm bảo tiền vay khi cho vay người nghèo

Tên tổ chức Điều kiện đảm bảo tiền vay

1 Tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa Bảo lãnh theo nhóm vay

2 TCTCVM Tình thương - TYM Khơng cần TS thế chấp, chỉ cần có người bảo lãnh 3 Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh Tín chấp

Nguồn: TCTCVM Thanh Hóa, Tình thương – TYM và Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh

Các TCTCVM đều không yêu cầu khách hàng phải có tài sản thể chấp, biện pháp đảm bảo tiền vay chỉ là tín chấp hoặc có người bảo lãnh, bảo lãnh theo nhóm vay. Điều này phù hợp với thực tế khi cho vay người nghèo, người nghèo thường khơng có tài sản hoặc tài sản có giá trị khơng cao. Hơn nữa, những món vay của người nghèo thường có giá trị khơng lớn để có thể cần đến đảm bảo bằng tài sản.

b. Kết quả cho vay người nghèo

 Tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa

Biểu đồ 2.13: Số lượng người nghèo vay vốn tại TCTCVM Thanh Hóa

Nguồn: BCTC của TCTCVM Thanh Hóa các năm 2012-2016, khái tốn 2017

Biểu đồ 2.12 cho thấy số lượng người nghèo vay vốn tại TCTCVM Thanh Hóa tăng vào năm 2015 và giảm nhẹ năm 2016, sau đó tăng trở lại năm 2017. Tính đến năm 2017, TCTCVM Thanh Hóa đã có 21.515 khách hàng. Nếu chỉ tính riêng năm 2016, trong 108.855 hộ nghèo tỉnh Thanh Hóa thì riêng TCTCVM Thanh Hóa đã đáp ứng được 17,8% nhu cầu vay vốn của người nghèo ở tỉnh này. TCTCVM Thanh Hóa cho vay khách hàng chủ yếu là phụ nữ và hộ nghèo trong đó, phụ nữ chiếm 93%.

Bảng 2.20: Kết quả cho vay người nghèo của tổ chức tài chính vi mơ Thanh Hóa

Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 Dư nợ Tr.đ 49.564 71.076 104.083 152.568 216.822 282.822 46,5% 42,1% 30,4% Dư nợ trung bình/ người Tr.đ 3,3 4,6 5,6 7,6 11,1 13,6 35,7% 46,1% 22,5% Nợ quá hạn Tr.đ - - - 8,6 8,6 46,5 - 0 440,7% Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,01 0,01 0,001 0,001 0,001 0,019 0 0 0

Nguồn: BCTC của tổ chức TCVM Thanh Hóa giai đoạn 2012-2016, khái tốn 2017 và tính tốn của tác giả

TCTCVM Thanh Hóa cho vay người nghèo với quy mô dư nợ tăng lên hàng năm với tốc độ tăng trung bình 40%. Dư nợ trung bình/người cũng tăng đều đặn hàng năm. Nợ quá hạn rất nhỏ, trong năm 2015 và 2016, nợ quá hạn chỉ là 8,6 triệu đồng, đến năm 2017 tăng lên là 46,5 triệu đồng. Nợ quá hạn tuy tăng năm 2017 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn

2012 2013 2014 2015 2016 2017(khái toán) Số thành viên, khách hàng 14687 15328 18264 20063 19378 21515 Số thành viên nghèo 11800 14044 11939 14271 Số thành viên nữ vay vốn 17676 17153 17816 19953 0 5000 10000 15000 20000 25000

vẫn rất thấp trong thời kỳ khảo sát. Tỷ lệ nợ quá hạn của tổ chức này luôn ở mức dưới 1% trong giai đoạn 2012-2017.

 Tổ chức tài chính vi mơ Tình Thương - TYM

Biểu đồ 2.14: Số lượng người nghèo vay vốn tại TCTCVM Tình thương - TYM

Nguồn: BCTN của TCTCVM Tình Thương – TYM các năm 2012- 2017

Số lượng thành viên, khách hàng vay vốn của TYM không ngừng tăng lên trong sáu năm trở lại đây, từ 84.090 thành viên năm 2012 lên đến 144.390 thành viên năm 2017. Số thành viên nghèo và thành viên vay vốn cũng tăng trưởng rất nhanh (chi tiết tại biểu đồ 2.14). Do xuất phát điểm là chương trình TCVM hỗ trợ phụ nữ nghèo, và là sở hữu của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, khách hàng vay vốn của TYM chủ yếu là phụ nữ chiếm 85% trong tổng số cả thành viên và khách hàng. Riêng Nghệ An, đại diện của TYM cho biết: “tính đến thời điểm hiện tại, đây là tỉnh có hoạt động của TYM sơi động nhất với khoảng 42.000 thành viên và có 05 chi nhánh trên địa bàn.”

Bảng 2.21: Kết quả cho vay người nghèo của TCTCVM Tình Thương - TYM

Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 Doanh số cho vay Tr.đ - 1.087.000 1.381.428 1.652.838 2.065.997 2.318.900 19,6% 25,0% 12,2% Dư nợ Tr.đ 483.698 582.221 758.322 862.874 1.054.661 1.221.270 13,8% 22,2% 15,8% Dư nợ trung bình/người Tr.đ 6,1 6,2 7,1 7,6 8,3 8,4 7% 9% 1,2% Tỷ lệ hoàn trả % 99,97 99,96 99,98 99,98 99,99 99,99 0 0 -0,01 Tỷ lê nợ quá hạn % 0,03 0,04 0,011 0,004 0,01 0,01 -0,007 0,006 0

Nguồn: BCTN của TYM các năm 2014-2017 và tính tốn của tác giả

Doanh số cho vay và dư nợ cho vay của TYM tăng trưởng cao trong giai đoạn 2012-2017, trung bình 17%/năm. Dư nợ trung bình/người cũng tăng đều đặn, từ mỗi

2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số thành viên, khách hàng vay vốn 84090 96000 107507 113987 127274 144390 Số thành viên nghèo 2431 3502 2659 2925 Số thành viên vay vốn 79484 92899 93812 96867 98623 123118 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000

khách hàng chỉ có dư nợ trung bình là 6,1 triệu đồng lên đến 8,4 triệu đồng. Tỷ lệ hoàn trả cũng rất cao, nợ q hạn cũng hầu như khơng có (dưới 1%).

Đối với Quỹ Phát triển Phụ nữ Hà Tĩnh, bà Tăng Linh Chi – Phó Giám đốc Quỹ cho biết: tính đến thời điểm tháng 12/2017, dư nợ của Quỹ là 130 tỷ với 22.000 khách hàng ở tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt, quỹ không cho vay tiêu dùng.

2.3.7 Kết quả thu thập ý kiến khách hàng tài chính vi mơ

2.3.7.1 Ý kiến của khách hàng tại Tổ chức tài chính vi mơ Tình Thương – Chi nhánh Thanh Hóa

Bảng 2.22: Tổng hợp kết quả khảo sát

TT Thông tin Kết quả Tỷ

lệ (%)

1 Dịch vụ khách hàng đang sử dụng 100 100

- KH chỉ gửi tiết kiệm tự nguyện 17 17,00

- KH vay vốn 23 23,00

- KH vừa gửi tiết kiệm, vừa vay vốn 60 60,00

2 Trước khi vay vốn, tình trạng của KH 100 100

- Khách hàng là hộ nghèo 84 84,00

- Khách hàng là hộ cận nghèo 16 16,00

3 Sau khi vay vốn, tình trạng của khách hàng 100 100

- Khách hàng là hộ nghèo 5 5,00

- Khách hàng là hộ cận nghèo 10 10,00

- KH đã thoát nghèo và thoát cận nghèo 85 85,00

4 Mức độ hài lòng của KH 100 100

- Rất hài lòng 68 68,00

- Hài lòng 15 15,00

- Chưa hài lòng 17 17,00

5 KH có sử dụng tiếp dịch vụ sau khi đáo hạn 100 100

- Có sử dụng 100 100

- Không tiếp tục sử dụng 0 0

6 Khả năng phát triển khách hàng 100 100

- KH sẽ giới thiệu cho người quen 89 89,00

- KH không giới thiệu cho người quen 11 11,00

Từ bảng tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy được ý kiến của KH đối với Chi nhánh: - Đa số khách hàng chọn sử dụng cả hai loại dịch vụ là tiết kiệm và vay vốn (60% số người được hỏi), chứng tỏ khách hàng rất tin tưởng, lựa chọn Chi nhánh là đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính cho mình. Trong khi chỉ có 17% số người được hỏi chỉ gửi tiết kiệm tự nguyện, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong số các khách hàng đang có quan hệ với Chi nhánh. Điều này phản ánh đúng thực chất số dư huy động tiết kiệm tự nguyện của Chi nhánh đang chỉ chiếm khoảng 23% tổng số dư huy động.

- Có sự giúp đỡ của TCVM, thu nhập và đời sống của khách hàng cũng được cải thiện đáng kể. Trong 100 người được hỏi, trước khi có TCVM có tới 84 khách hàng thuộc diện hộ nghèo, 16% khách hàng thuộc diện hộ cận nghèo. Nhưng sau khi vay vốn, chỉ còn lại 5% vẫn là hộ nghèo, hộ cận nghèo là 10% và KH thoát nghèo và thoát cận nghèo 85%. Trong đó, 5 khách hàng là hộ nghèo là 5 khách hàng mới vay vốn tại Chi nhánh Thanh Hóa chưa thu được lợi nhuận từ vốn vay nên vẫn chưa thể đánh giá đã thoát nghèo, 10 khách hàng thuộc hiện hộ cận nghèo trước đây thuộc diện nghèo, đang dần cải thiện thu nhập, vươn lên thốt nghèo.

- Sự tín nhiệm của khách hàng cũng được thể hiện ở mức độ hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ TCVM do Chi nhánh Thanh Hóa cung cấp. Có tới 83% số người được hỏi hài lòng với Chi nhánh trong khi chỉ 17% chưa hài lòng – tỷ lệ hài lịng rất cao, khách hàng rất tín nhiệm Chi nhánh. Trong 17 khách hàng được hỏi lý do chưa hài lòng, họ cho biết lý do như sau:

Bảng 2.23: Lý do khách hàng chưa hài lòng

Lý do khách hàng chưa hài lòng Số khách hàng Tỷ lệ (%)

1. Lãi suất tiết kiệm tự nguyện còn thấp 5 29,41

2. Lãi suất cho vay còn cao 9 52,94

3. Chưa được giải thích rõ ràng về dịch vụ 3 17,65

Tổng 17 100

Nguồn: tác giả tổng hợp

- Khả năng phát triển khách hàng thể hiện ở việc khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ hay khơng và khách hàng có giới thiệu người thân cùng tham gia làm thành viên của Chi nhánh hay không. Tất cả khách hàng được phỏng vấn cho biết sẽ tiếp tục gắn bó với

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giải pháp tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo bền vững ở việt nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)