Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội tự nhiên quận Hà Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông lê quý đôn, hà đông, hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 49 - 50)

b. Chỉ đạo hoạt động học tập của học sinh

2.1.1. Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội tự nhiên quận Hà Đông.

Thành phố Hà Đông là thủ phủ của tỉnh Hà Tây (cũ), Hà Đông nằm dọc theo Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hịa Bình và trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê. Thành phố Hà Đông nguyên là làng Cầu Đơ thuộc huyện Thanh Oai, phủ ứng Hịa, tỉnh Hà Nội, có cầu Đơ lợp ngói bắc qua sơng Nhuệ. Năm 1888, sau khi phần thành phố Hà Nội cắt làm nhƣợng địa cho Pháp, tỉnh lỵ tỉnh Hà Nội (phần còn lại) chuyển về Cầu Đơ, nên tỉnh này đổi tên là tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904, đổi tên là thị xã Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Đông. Từ năm 1965 là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây. Từ năm 1975 đến năm 1991 là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình. Sau khi chia tách tỉnh Hà Sơn Bình, trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây nhƣ cũ. Ngày 29/5/2008, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XII, Quốc hội nƣớc Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị quyết số 15/2008/QH12 quyết định hợp nhất tồn bộ diện tích và dân cƣ tỉnh Hà Tây vào Thủ đô Hà Nội.

Chính vì thế, từ ngày 01/8/2008, Hà Đơng chính thứ trở thành quận nội thành nằm ở phía Tây Nam của Thủ đơ Hà Nội với diện tích trên 48 km2, dân số trên 26 vạn ngƣời với 17 đơn vị hành chính phƣờng (gồm 232 tổ dân phố). Phía đơng giáp huyện Thanh Trì, phía Tây giáp 2 huyện Chƣơng Mỹ và Hồi Đức, phía Bắc giáp quận Nam Từ Liêm, phía Nam giáp huyện Thanh Oai.

Hà Đơng hiện là quận nội thành có diện tích lớn nhất Thủ đơ, đồng thời cũng là quận có tốc độ đơ thị hóa nhanh với hơn 1.000 dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản đang triển khai trên địa bàn.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, quận Hà Đơng cổ kính và xinh đẹp vẫn ln giữ vị trí là trung tâm chính trị - kinh tế- văn hóa của khu vực. Với những ƣu thế về vị trí địa lý, đƣợc sự quan tâm của thành phố, bằng nỗ lực đi lên của cán bộ và nhân dân, trong những năm qua, quận Hà Đơng đã có bƣớc tăng trƣởng và tiến bộ vƣợt bậc, xứng đáng là điểm tựa phát triển kinh tế của tồn thành phố trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Có thể nói, giờ đây thế và lực của quận Hà Đông đã lớn hơn nhiều so với những năm trƣớc. Nhìn lại hơn 7 năm tính từ ngày hợp nhất, Đảng bộ, chính quyền

và nhân dân Hà Đơng đã đạt đƣợc nhiều thành quả, tạo nền móng quan trọng cho các mục tiêu phát triển của quận.

Cùng với cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đã có chuyển dịch nhƣng cịn chậm. Tăng trƣởng kinh tế đã tạo thêm việc làm và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Số lao động có việc làm trong nền kinh tế quốc dân tăng bình quân khoảng 1,45 % / năm. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2005 đạt 1.095 USD, năm 2015đạt 2.642 USD.

Vấn đề bức xúc nhất trong chính sách phát triển nguồn nhân lực là đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trọng tâm là nâng cao thể chất, nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông làm nền tảng vững chắc cho đào tạo lao động kỹ thuật có chất lƣợng và kỹ năng cho các loại ngành nghề và các loại hình tổ chức lao động với trình độ khoa học và cơng nghệ thích hợp, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nƣớc và đổi mới cơ chế quản lý - sử dụng lao động cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông lê quý đôn, hà đông, hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)