Biện pháp 5: Chỉ đạo việc phát huy vai trị của tổ chun mơn trong quản lí dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông lê quý đôn, hà đông, hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 97 - 100)

35 87, 55 12,5 00 Qua bảng số liệu 2.21 cho thấy hiệu trƣởng đã chỉ đạo thực hiện tốt việc học

3.3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo việc phát huy vai trị của tổ chun mơn trong quản lí dạy học

quản lí dạy học

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong trung tâm là tạo điều kiện cho giáo viên hồn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học và giáo dục đồng thời tạo môi trƣờng học tập nghiên cứu nâng cao tay nghề cho giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, hƣớng dẫn giáo viên lập kế hoạch cá nhân và quản lý thực hiện tốt qui định về chuyên môn.

- Tổ chức các hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra đánh giá chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ, đề xuất khen thƣởng và kỷ luật giáo viên.

- Từ việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của các Tổ chuyên mơn sẽ có tác động thiết thực nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục. Qua đó Hiệu trƣởng sẽ nắm bắt sâu sát hơn hoạt động của giáo viên nhằm phát huy cao độ sự thống nhất giữa Hiệu trƣởng với các thành viên trong tập thể Hội đồng sƣ phạm để thực hiện tốt hơn công

tác quản lý chỉ đạo các hoạt động dạy học.

- Tổ trƣởng là ngƣời cung cấp thơng tin chính xác về tình hình đội ngũ, là ngƣời trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu công việc của quản lý, cũng nhƣ điều hành mọi cơng việc của tổ. Tổ trƣởng là ngƣời có trách nhiệm, ln nhạy bén, giỏi nắm bắt, biết điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên để có biện pháp hỗ trợ, bổ sung, lấp chỗ thiếu hụt của giáo viên.

3.3.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trƣớc hết là việc chọn cử tổ trƣởng chuyên môn: Việc chọn tổ trƣởng phải thực hiện theo nguyên tắc chọn giáo viên tiêu biểu của bộ môn cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, có uy tín trong đội ngũ và uy tín đối với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng thời phải là một ngƣời có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng, có bản lĩnh, khơng ngại va chạm, dám đấu tranh phê bình, có năng lực quản lý thực sự. Để việc chọn tổ trƣởng chun mơn đƣợc chính xác, đầu mỗi năm học Hiệu trƣởng cần phải có sự tƣ vấn của các lực lƣợng trong trƣờng, trên cơ sở kết quả cơng tác và uy tín của từng giáo viên trong các năm học gần đây.

Trong công tác quản lý, Hiệu trƣởng phải mạnh dạn trao quyền tự chủ và tạo điều kiện thuận lợi nhất, cao nhất (kể cả vật chất lẫn tinh thần, cả về thời gian lẫn các phƣơng tiện, điều kiện) để tổ trƣởng chuyên môn chủ động trong công việc thực hiện chức trách, nhất là các hoạt động chuyên môn của đơn vị.

Từ đầu mỗi năm học, các Tổ phải xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của Tổ trong cả năm học, trong từng học kỳ và từng tháng. Trong đó chú ý xây dựng các chỉ tiêu chuyên môn và các biện pháp thực hiện sao cho có tính khả thi.

Tổ xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong Tổ bằng nhiều hình thức: Tự bồi dƣỡng ở Tổ, ở trƣờng, và học tập bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ sƣ phạm ở qua hoạt động chuyên đề, rút kinh nghiệm sau dự giờ Hội giảng Trƣờng, Cụm trƣờng, Hội giảng Thành phố. Bồi dƣỡng theo kế hoạch chỉ đạo của các cấp cao hơn.

Tổ xây dựng kế hoạch sinh hoạt tuần, sinh hoạt tháng, sinh hoạt chuyên đề ngoại khóa định kỳ, đột xuất do tổ phụ trách. Các chuyên đề đổi mới phƣơng pháp dạy học cần đƣợc tăng cƣờng. Và kế hoạch bồi dƣỡng học sinh khá giỏi, học sinh yếu kém giao cho các giáo viên phụ trách và có chỉ tiêu phấn đầu về chất lƣợng cụ thể. (không xây dựng kế hoạch chung chung)

Phân cơng giáo viên và các nhóm bộ mơn thực hiện các chun đề theo nội dung chƣơng trình, đáp ứng yêu cầu mới về kiến thức và kỹ năng cho học sinh.

Quản lý thực hiện chương trình dạy học: Việc thực hiện đúng chƣơng trình là

bắt buộc. Vì vậy tổ trƣởng chuyên môn phải theo dõi chặt chẽ việc thực hiện hiện chƣơng trình của giáo viên qua hệ thống sổ theo dõi và thực tế giảng dạy.

Quản lý việc soạn giáo án: Việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp có một

vai trị rất quan trọng đối với chất lƣợng mỗi tiết dạy. Tổ trƣởng chuyên môn cần đƣa ra các quy định về soạn giáo án. Tổ trƣởng thƣờng xuyên kiểm tra và ký duyệt giáo án của giáo viên theo từng tuần hoặc từng tháng.

Quản lý việc thực hiện nền nếp của giáo viên: đôn đốc nhắc nhở thực hiện

nghiêm túc qui chế chuyên môn. Chỉ đạo giáo viên dự giờ và trực tiếp đi dự giờ các giáo viên trong tổ để nắm bắt tình hình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.

Quản lý sinh hoạt tổ nhóm chun mơn: Sinh hoạt tổ chuyên môn theo qui

định của Bộ GD&ĐT là một tháng hai lần. Để quán triệt những qui định về chuyên mơn, đảm bảo nền nếp và tính sƣ phạm trong dạy học, sinh hoạt tổ chuyên môn đƣợc thực hiện với những nội dung sau:

- Rút kinh nghiệm các tiết dự giờ.

- Góp ý rút kinh nghiệm về cách soạn giáo án. - Quán triệt những qui định về chuyên môn.

- Nhận xét các hoạt động định kỳ của tổ và đề ra nội dung sinh hoạt tuần sau. Trong các buổi sinh hoạt chuyên mơn cần có nhiều hình thức sinh hoạt đa dạng, phát huy tính dân chủ để các giáo viên trình bày đƣợc ý kiến của mình và tiếp thu học hỏi những điều bổ ích, tạo bầu khơng khí gắn bó, xây dựng mơi trƣờng sƣ phạm thân thiện.

Quản lý việc tự học và tự bồi dưỡng: theo dõi việc thực hiện tự học và tự bồi

dƣỡng bằng kế hoạch cá nhân, giáo viên báo cáo với tổ việc thực hiện các chuyên đề...

Tổ trƣởng tăng cƣờng kiểm tra giám sát việc thực hiện qui chế và các mặt hoạt động, không dung túng cho những việc làm sai, đôn đốc nhắc nhở kịp thời giáo viên, nắm bắt tình hình giảng dạy của giáo viên qua các kênh: giáo viên chủ nhiệm, học sinh, Ban thƣờng trực cha mẹ học sinh... và báo cáo Ban giám hiệu thƣờng

xuyên tình hình hoạt động của tổ chuyên môn.

Trong từng học kỳ, từng tháng, Ban giám đốc tăng cƣờng kiểm tra đánh giá kịp thời các hoạt động của các Tổ chuyên môn, điều chỉnh các bƣớc đi lệch lạc, động viên bằng tinh thần, vật chất để các Tổ nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chuyên môn hơn.

3.3.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trƣởng phải biết chọn lựa và cân nhắc khi bổ nhiệm tổ trƣởng chuyên mơn.

- Có sự đồn kết, thống nhất cao trong công tác nghiên cứu giữa các giáo viên trong tổ chuyên môn.

- Tổ trƣởng phải tự học tập để nâng mình lên; phải gƣơng mẫu là con chim đầu đàn về chuyên môn và các mặt khác cho giáo viên noi theo. Tổ trƣởng là một cấp quản lý trong nhà trƣờng nên họ phải đƣợc đầu tƣ trang bị đủ để hoạt động quản lý giáo dục theo quy chế hiện hành.

- Mỗi giáo viên phải tự học tự bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ, đóng góp sức lực trí tuệ, kinh nghiệm xây dựng tổ ngày càng tiến bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông lê quý đôn, hà đông, hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)