Tham gia Hội thảo khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 69)

2.2. Khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng

2.2.3. Tham gia Hội thảo khoa học

Hội thảo khoa học có nhiều cấp độ: cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh và cấp cơ sở. Trong những năm vừa qua, hoạt động tham gia hội thảo các cấp của giảng viên Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh có nhiều điểm cụ thể như sau:

* Tham gia hội thảo khoa học cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 01 giảng viên cho biết đã tham gia hội thảo cấp quốc gia, cấp Bộ (chiếm 3,2%); 06 giảng viên tham gia hội thảo cấp tỉnh (chiếm 19,4%). Qua đó, cho thấy, số lượng các giảng viên tham gia còn hạn chế. Bên cạnh đó, khi được phỏng vấn trực tiếp về lý do chưa tham gia hội thảo cấp quốc gia, cấp tỉnh, một số giảng viên cho rằng do năng lực bản thân còn hạn chế,

chưa đủ khả năng tham gia; một số ý kiến cho rằng do có nhiều cơng việc chi phối nên chưa có nhiều thời gian cho các hoạt động NCKH bên ngoài phạm vi Trường; một số ý kiến lại cho rằng bản thân chưa có cơ hội được tham gia...

Bởi vậy, đây cũng có thể được coi là một hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới, đặc biệt là với đội ngũ giảng viên của Trường hiện nay trình độ chuyên môn ngày càng cao lại chủ yếu là giảng viên trẻ nên cần rèn luyện, trau dồi cho mình khơng chỉ những kiến thức phục vụ giảng dạy mà cần phải thực hiện tốt hoạt động NCKH. Có như vậy, mới hoàn thành tốt và hồn thành được nhiệm vụ chính trị của một giảng viên Trường chính trị tỉnh.

* Tham gia hội thảo cấp cơ sở

Hàng năm Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ thường xuyên tổ chức hội thảo khoa học gắn với những chủ đề thiết thực, phù hợp với hoạt động giảng dạy và NCKH của giảng viên. Từ năm 2015 - 2018, Trường đã tổ chức 4 cuộc hội thảo với những chủ đề khác nhau: về Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9; về Nghị quyết lần thứ XII của Đảng; về Lịch sử Trường và về công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường. Từ những chủ đề khác nhau, Ban Tổ chức Hội thảo cũng có mục đích, nội dung và thành phần tham dự…khác nhau.

Bảng 2.2. Tổng hợp số bài viết tham gia Hội thảo khoa học cấp cơ sở giai đoạn 2015 – 2018

Năm Tổng số bài

viết Số bài viết của giảng viên Trƣờng

2015 24 23

2016 26 21

2017 30 26

2018 29 26

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Năm 2015, Trường đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Giá trị lịch sử, thực tiễn của Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 trong sự

nghiệp xã dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Theo kết quả tổng hợp, có 23/24 giảng viên tham gia viết bài (chiếm 95,8% tổng số bài viết); 1 bài còn lại do 1 cán bộ phịng QLĐT,BD- NCKH viết. Thơng qua Hội thảo, các giảng viên đã bổ sung được nhiều kiến thức lý luận- thực tiễn nhằm vận dụng trong quá trình giảng dạy và NCKH của mình. Tất cả 24 bài viết đều được in thành Kỷ yếu Hội thảo và đây được coi là cơng trình khoa học của mỗi cá nhân giảng viên.

Năm 2016, Với chủ đề: “Vận dụng Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở trường chính trị hiện nay”, Trường nhận được 26 bài viết tham luận. Do quy mô của Hội thảo khá lớn với thành phần tham dự nhiều: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Bắc Ninh, Các ban Xây dựng Đảng trong tỉnh, Các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện… nên số lượng các bài viết của giảng viên Trường bị thu hẹp lại (21/26 = 80,8% tổng số bài viết). Các bài viết tại hội thảo đã được chọn lọc, tổng hợp và được in trong cuốn sách: “Vận dụng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các Trường Chính trị hiện nay” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản. Đây là cuốn tài liệu tham khảo rất bổ ích đối với cán bộ làm cơng tác giáo dục LLCT nói chung và giảng viên các Trường chính trị tỉnh nói riêng.

Nhằm khẳng định những giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của Trường, đồng thời thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn với các thế hệ đi trước đã dày công vun đắp, xây dựng và phát triển, năm 2017, Trường đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Lịch sử Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1957 – 2017”. Mục tiêu của hội thảo là việc lấy ý kiến đóng góp để bổ sung, chỉnh sửa và hồn thiện cuốn “Lịch sử Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh (1957 - 2017). Đã có 30 ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các đại biểu khách mời, các thế hệ cán bộ của Trường đã nghỉ hưu và 26 ý kiến đóng góp đến từ giảng viên của Trường (86,7%). Có 09 người (bao gồm lãnh đạo Trường và Trưởng các

Khoa, Phòng trong trường) tham gia chỉnh lý, bổ sung cuốn “Lịch sử Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh (1957 - 2017)”. Đây thực sự là Hội thảo mang lại nhiều giá trị lịch sử và ý nghĩa to lớn cho thế hệ cán bộ, giảng viên mai sau.

Hội thảo: “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay”được tổ chức vào tháng 8/2018. Tại Hội thảo các đại biểu trình bày tham luận với nhiều nội dung thiết thực, như: nhiệm vụ, giải pháp về công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; về đa dạng hóa các hoạt động khoa học; về nâng cao chất lượng giảng day… Trong phần thảo luận, Ban Tổ chức cũng nhận được nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của các đại biểu thể hiện sự quan tâm và tâm huyết đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường. Đã có 26/29 bài viết tham luận của giảng viên trong trường (89,7%). Thơng qua đó, Hội thảo khẳng định các hoạt động của Trường có vai trị quan trọng, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị.

Như vậy, trong 4 năm qua, đội ngũ giảng viên của Trường đã có những bước chuyển mới trong hoạt động tham gia Hội thảo khoa học, khẳng định được tầm quan trọng của công tác NCKH đối với mỗi giảng viên chính trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 69)