Sự chỉ đạo của Lãnh đạo trường và Hội đồng khoa học nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)

1.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

1.4.1. Sự chỉ đạo của Lãnh đạo trường và Hội đồng khoa học nhà

đối với công tác nghiên cứu khoa học

Cùng với hoạt động đào tạo thì hoạt động NCKH là nhiệm vụ cốt lõi, thường xuyên và liên tục của mỗi trường Chính trị. Hiệu quả của hoạt động NCKH là thước đo quan trọng đánh giá tầm vóc, uy tín của trường Chính trị với các cơ quan, đơn vị khác ở địa phương.Trong bối cảnh hiện nay, khi sự nghiệp cơng nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh, vai trò của hoạt động NCKH cũng từng bước được nâng lên. Do vậy,mỗi nhà trường cần

nhất quán nhiệm vụ NCKH đối với mỗi giảng viên trong trường. Đồng thời, Do vậy, hoạt động NCKH phải được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tuyệt đối, sâu sát về mọi mặt của Lãnh đạo Trường, Hội đồng khoa học các Trường Chính trị trên cả nước.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của của Lãnh đạo Trường, Hội đồng khoa học được thể hiện trên các mặt:

Thứ nhất, Hàng năm, căn cứ vào quy định NCKH đã được ban hành mà

các đơn vị xây dựng kế hoạch NCKH, báo cáo lên Lãnh đạo trường (trực tiếp là Hiệu trưởng) và chờ phê duyệt (báo cáo phải thơng qua Phịng QLĐT, BD- NCKH). Kế hoạch nghiên cứu được xây dựng dựa trên định mức giờ nghiên cứu của các giảng viên trong đơn vị và nhiệm vụ được trường giao. Trong quá trình triển khai, cần nhất quán trong việc thực hiện đồng bộ, tránh trùng lặp hoạt động NCKH của mỗi giảng viên trong cùng đơn vị.

Thứ hai, Trưởng các đơn vị có trách nhiệm triển khai kế hoạch đã đăng

ký đúng nội dung, tiến độ và xác định đúng kết quả NCKH được phân cấp. Bên cạnh đó, để tăng cường trách nhiệm, việc giao, nhận một số nhiệm vụ nghiên cứu được thực hiện bằng hình thức hợp đồng. Trong quá trình triển khai, Lãnh đạo trường, Hội đồng khoa học cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, bảo đảm hoạt động được thực hiện đúng tiến độ, và hiệu quả, kịp thời giải quyết những vấn đề mới phát sinh.

Thứ ba, định kỳ 6 tháng 1 năm tổ chức sơ kết, tổng kết công tác đào tạo

cũng như NCKH của trường, đánh giá, làm rõ những ưu điểm, kết quả đạt được cũng như hạn chế, khuyết điểm, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp cho thời gian tiếp theo. Kịp thời khen thưởng, biểu dương những cán bộ, giảng viên thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng học viên. Đây là hoạt động nhằm mục đích thẩm định, đánh giá năng lực giảng viên làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

Thứ tư, Hội đồng khoa học phối hợp với các bên liên quan kiểm tra,

giám sát giảng viên thực hiện hoạt động NCKH.

Thứ năm, mở rộng hợp tác quốc tế và tăng cường phối hợp với các ban,

bộ, ngành Trung ương, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lớn, có uy tín như Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các học viện trực thuộc, Học viện Hành chính Quốc gia, các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trong cả nước để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm và phối hợp tổ chức các hoạt động NCKH: hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm.... Đặc biệt, cần tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, tăng cường phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương để nâng cao hơn nữa chất lượng NCKH của giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)