Xây dựng kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 78 - 80)

2.3. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

2.3.2. Xây dựng kế hoạch

Mỗi bản kế hoạch hoạt động NCKH hàng năm đều dựa trên căn cứ chức năng, nhiệm vụ chuyên môn được giao và thực hiện những định hướng, ý kiến chỉ đạo về nâng cao chất lượng NCKH và tổng kết thực tiễn trong năm mà Đảng ủy, Lãnh đạo trường đã đề ra.

* Mục đích, yêu cầu của kế hoạch:

Các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ NCKH vào cuối năm trước (thường là cuối tháng 10, đầu tháng 11). Kế hoạch phải cần phải được bàn bạc, thảo luận, thống nhất giữa các bên liên quan, chịu trách nhiệm quản lý. Trong đó, cần chỉ rõ mục đích, u cầu của việc thực hiện kế hoạch. Phòng QLĐT, BD-NCKH mà đứng đầu là Trưởng phòng cần xây dựng kế hoạch dựa trên các yêu cầu cơ bản sau:

- Triển khai thực hiện nhiệm vụ NCKH năm kịp thời, có chất lượng, bảo đảm đúng định hướng và yêu cầu được Trường đề ra.

- Đưa hoạt động NCKH của đi vào nề nếp, quy cũ, phát huy trí tuệ và năng lực NCKH, tổng kết thực tiễn đối với lực lượng nhân sự hiện có của đơn vị. - Thơng qua hoạt động NCKH, các giảng viên có điều kiện trau dồi kiến thức, kỹ năng trong lao động khoa học đồng thời bổ sung, tích lũy kiến thức thực tiễn góp phần hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Giảng viên phải tích cực tham gia, cụ thể hóa nội dung kế hoạch thành phần việc của bản thân để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

* Xác định nội dung NCKH trong năm của đơn vị

- Xác định nội dung và phân công nhiệm vụ thực hiện và tham gia thực hiện các đề tài, đề án khoa học của từng đơn vị; của trường (khi được yêu cầu). Đối với khuôn khổ các đề tài, đề án khoa chủ trì cần phải cụ thể hóa từng phần, từng khâu... gắn với yêu cầu về chất lượng và tiến độ mà nhà trường đề ra.

- Cụ thể hóa việc tham gia các hoạt động NCKH như: nghiên cứu đề tài khoa học các cấp, tham gia hội thảo khoa học các cấp, tham gia viết bài nội san,…

Thực tế cho thấy, trong những năm vừa qua, chất lượng bài viết của giảng viên trường trong các cuộc hội thảo, trong cuốn Nội san Trường… là một phần hết sức quan trọng quyết định thành cơng của các hoạt động NCKH nói trên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, bài viết của các giảng viên chưa gắn với chủ đề và yêu cầu chất lượng của các hoạt động NCKH. Điều này phải được thay đổi, bắt đầu từ ý thức trách nhiệm của các Trưởng, phó khoa trong việc động viên, đơn đốc, tinh thần, thái độ và sự đầu tư nghiên cứu của bản thân mỗi giảng viên.

Có thể nói, việc chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của các khoa hàng năm, cụ thể hóa từng hạng mục, nội dung cũng như gắn với vai trò, trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân sẽ giúp cho Phòng QLĐT, BD- NCKH tổ chức thực hiện nội dung NCKH và tổng kết thực tiễn đi đúng định hướng, gắn bó chặt chẽ và phục vụ tốt cho công tác giảng dạy; giúp cho đội ngũ giảng viên có điều kiện, cơ hội tham gia nhiều và có chất lượng hơn các hoạt động NCKH. Thông qua việc này, giúp Trường trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động NCKH và uy tín, vị thế của nhà trường. Theo số liệu khảo sát của tác giả, khi được hỏi về nhân tố quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch NCKH hợp lý nhất, đã có 28/31 (tỷ lệ 90,3 %) giảng viên cho rằng đây là trách nhiệm của Phịng QLĐT,BD-NCKH, sau đó là trách nhiệm của Trưởng, phó khoa: 25/31 (80,6%) và 12/31 (38,7%) chọn Lãnh đạo trường; còn những nhân tố khác có lựa chọn rất ít.(xem bảng 2.6)

Bảng 2.5. Đánh giá về trách nhiệm để xây dựng kế hoạch NCKH hợp lý

Lãnh đạo trƣờng Phịng QLĐT,BD- NCKH Trƣởng, Phó khoa Các nhân tố khác (Hội đồng khoa học nhà trƣờng, các giảng viên, …) SL % SL % SL % SL % 8 25,8 28 90,3 25/31 80,6 13 41,9

Do Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh có 2 nhiệm vụ quan trọng là bồi dưỡng, đào tạo cán bộ và tổ chức nghiên cứu khoa học nên hai hoạt động này có mỗi quan hệ thống nhất với nhau. Do vậy, việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học và kế hoạch đào tạo cũng có mối liên hệ mật thiết. Tuy nhiên, khi phỏng vấn trực tiếp, nhiều giảng viên có ý kiến: sự gắn kết giữa việc xây dựng kế hoạch NCKH và giảng dạy còn thấp, thiếu tập trung, đồng bộ giữa Phòng QLĐT, BD-NCKH với các khoa chuyên môn. Nguyên nhân được một số giảng viên cho rằng: nhiều giảng viên theo đuổi hướng nghiên cứu khác xa với môn học do mình đảm nhiệm nên mục tiêu nghiên cứu chưa bổ sung cho nội dung giảng dạy, dẫn đến kết quả nghiên cứu chưa được áp dụng vào thực tiễn. Điều này phản ánh mục đích nghiên cứu của tác giả và mục tiêu của kế hoạch NCKH còn khác nhau, việc nghiên cứu và giảng dạy vẫn diễn ra một cách độc lập và tách rời nhau.

Như vậy, Mỗi bản kế hoạch cụ thể, chi tiết và hợp lý sẽ góp phần thúc đẩy mỗi giảng viên tham gia NCKH thuận lợi. Từ đó yêu cầu mỗi đơn vị cần xây dựng kế hoạch NCKH phù hợp để mọi giảng viên đều có cơ hội thực hiện nhiệm vụ NCKH mà không bị ảnh hưởng đến lịch giảng dạy, lịch công tác…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)