Tổ chức nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 105)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

3.2.4. Tổ chức nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Với nguồn giảng viên hiện có, nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng năng lực NCKH giúp giảng viên, nhất là những giảng viên trẻ có khả năng tham gia NCKH. Qua q trình NCKH, những giảng viên này có thể chắt lọc được những kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung vào nội dung bài giảng, đáp ứng nhu cầu giảng dạy theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Theo kết quả khảo sát, một số cơng trình nghiên cứu, cả cấp tỉnh, cấp cơ sở chưa tương xứng với tầm vóc và nhiệm vụ NCKH của giảng viên. Chất lượng các sản phẩm NCKH mới chỉ đạt ở mức khá, hiếm có cơng trình nào nổi bật. Một số giảng viên bộc lộ hạn chế trong kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng phân tích, tổng hợp tình huống, kỹ năng viết… dẫn đến sản phẩm nghiên cứu chưa đảm bảo chất lượng. Vì vậy, năng lực NCKH của giảng viên cũng là vấn đề cần quan tâm. Nhiệm vụ NCKH của giảng viên gắn liền với nhiệm vụ nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, góp phần xây dựng và phát triển Trường. Để hạn chế những tồn tại và thực hiện những nhiệm vụ trên, các cấp quản lý cần thực hiện đồng bộ những hoạt động sau:

Thứ nhất, Xây dựng môi trường NCKH thuận lợi cho giảng viên phát

triển năng lực, kỹ năng NCKH.

Một môi trường NCKH thuận lợi là môi trường để mỗi giảng viên có cơ hội chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm NCKH; có đội ngũ cán bộ NCKH đầu ngành để hỗ trợ cán bộ giảng viên nâng cao năng lực nghiên cứu; có hệ thống cơ sở dữ liệu về các cơng trình đã được triển khai ứng dụng để mỗi giảng viên thuận lợi trong việc tra cứu, học tập…

- Cử giảng viên tham gia các khóa học tập, chương trình bồi dưỡng ngoài trường:

+ Hàng năm, Trường cần quan tâm cử giảng viên đi dự các lớp tập huấn ngắn hạn, dài hạn về chuyên môn nghiệp vụ về NCKH do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Trong cùng hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường Chính trị tỉnh sẽ có mối tương quan cần thiết, những trao đổi thẳng thắn để góp phần củng cố năng lực NCKH cho giảng viên. Ở mơi trường cấp độ Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các giảng viên Trường Chính trị tỉnh sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng kiến thức, kỹ năng và phương pháp NCKH.

+ Trường chủ động tạo điều kiện cho giảng viên đi tham quan, học tập thực tế để cập nhật kiến thức, nâng cao hiệu quả việc tìm kiếm tham khảo tài liệu, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức thực tế vận dụng vào công tác NCKH.

+ Vào từng thời điểm thích hợp, Trường cử giảng viên tham gia các hội thảo khoa học; đi học tập, giao lưu với các đơn vị bạn và các trường, các cơ sở đào tạo khác. Song song là thực hiện quản lý tốt công tác tự học tập, bồi dưỡng hàng năm của giảng viên, gắn công tác này với nhiệm vụ NCKH của họ.

+ Chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn mở lớp bồi dưỡng phương pháp NCKH cho đội ngũ giảng viên tại Trường với các hình thức như: tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giảng viên kiến thức về lý luận NCKH, về phản biện NCKH, chia sẻ kinh nghiệm và học

hỏi lẫn nhau trong NCKH của giảng viên. Nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề về phương pháp NCKH (kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng làm việc nhóm…) thường xuyên để cải thiện cho tồn bộ giảng viên. Sau đó, kết quả của hoạt động này cần phải được các cấp nhà trường đánh giá, nghiệm thu qua kết quả báo cáo vào cuối chương trình bồi dưỡng.

- Trường tổ chức các hoạt động bồi dưỡng tại chỗ:

+ Hàng năm, Trường cần tổ chức một vài hội nghị khoa học sau khi hoàn thành việc thẩm định, nghiệm thu các đề tài với sự tham gia của tất cả giảng viên và người có liên quan đến công tác quản lý NCKH. Nội dung chính của các hội nghị gồm: tổng kết công tác NCKH trong năm, tổ chức triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu mới, thảo luận về những vấn đề mới đặt ra trong hoạt động quản lý NCKH. Từ những hội nghị đó, người làm cơng tác quản lý NCKH sẽ đưa ra định hướng hoạt động cho năm sau, chú trọng giải quyết những vướng mắc của những người tham gia NCKH, nhất là các ý kiến đóng góp, xây dựng có tính cải tiến, sáng tạo trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý NCKH.

+ Trường cần quan tâm, tạo điều kiện tối đa đến việc hướng đến việc thành lập các câu lạc bộ NCKH và duy trì hoạt động thường xun. Mơ hình này sẽ là điều kiện giúp đỡ cho các giảng viên trẻ tham gia cùng làm đề tài với những người có kinh nghiệm. Giảng viên giảng dạy ở những phần học khác nhau có thể cùng nhau nghiên cứu các cơng trình, vấn đề liên quan. Ngoài việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn định kỳ ở các bộ phận, Cơng đồn Trường và Chi đồn thanh niên cần phát huy vai trị của mình trong việc nghiên cứu, phát động các phong trào có liên quan đến hoạt động NCKH như: tổ chức các câu lạc bộ, biên tập tập san khoa học nội bộ, tổ chức các cuộc thi về sáng tạo NCKH.

+ Mở rộng các hình thức sinh hoạt khoa học như mời các nhà khoa học giỏi, có uy tín trong lĩnh vực lý luận chính trị nói chung và nghiệp vụ, kỹ

năng, phương pháp giảng dạy nói riêng, nói chuyện về thời sự khoa học, tổ chức các câu lạc bộ khoa học theo chuyên đề một cách sinh động. Việc xây dựng mơi trường NCKH tích cực, tạo khơng khí cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy hoạt động NCKH được phát triển mạnh thành phong trào thường xuyên trong giảng viên.

Bên cạnh đó, khuyến khích các hoạt động hội nghị, hội thảo, xêmina, sinh hoạt chun mơn tại các khoa, phịng để tổ chức các sinh hoạt khoa học được sôi nổi.

Thứ hai, Trường cần lập kế hoạch hoạt động NCKH cũng như xây

dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động NCKH của giảng viên. Các tiêu chí này phải phù hợp với nội dung, loại hình nghiên cứu và phải lượng hóa được thời gian, nội dung nghiên cứu.

- Việc xác định lựa chọn thực hiện các nội dung của hoạt động NCKH cho phù hợp với nhiệm vụ chuyên mơn và năng lực của bản thân có ý nghĩa quan trọng, góp phần quyết định chất lượng của sản phẩm nghiên cứu. Vấn đề của khoa học và thực tiễn vô cùng phong phú nên các cấp quản lý cần xác định một vấn đề nghiên cứu cụ thể, hợp lý và đặc sắc. Thông qua khâu thẩm định đề cương, công tác biên tập và kiểm tra đánh giá, chất lượng hoạt động NCKH sẽ được cải thiện.

+ Xác định tên đề tài, chủ đề NCKH… là một khâu có ý nghĩa quan trọng đối với người nghiên cứu. Tuy nhiên, việc giải quyết nội dung đề tài nhiều khi khơng phải đơn giản. Vì vậy, khi xác định đề tài nghiên cứu, cần chú ý tới các yêu cầu điều kiện thực hiện đối với đề tài nghiên cứu… Đề tài hay vấn đề nghiên cứu phải có ý nghĩa khoa học, có tính thực tiễn và có tính cấp thiết đối với thời điểm nghiên cứu.

+ Khi giảng viên xác định đề tài, các sản phẩm NCKH phải đặc biệt chú ý tới các điều kiện lựa chọn đề tài nghiên cứu, như: Đề tài phải phù hợp với xu hướng, khả năng, kinh nghiệm của bản thân giảng viên; phải có đủ

điều kiện khách quan đảm bảo cho việc hoàn thành đề tài như: cơ sở thông tin, tư liệu, phương tiện, thiết bị, kinh phí cần thiết, quỹ thời gian, các cộng tác viên có kinh nghiệm…

+ Nội dung nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận hoặc thực tiễn thuộc các mơn học trong chương trình đào tạo hệ Trung cấp LLCT và các chương trình bồi dưỡng do Trường đang đảm nhiệm. Ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu những vấn đề nhằm khắc phục và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng giảng dạy của giảng viên. Từ đó, mỗi giảng viên cần chủ động tìm kiếm những ý tưởng khoa học, những đề tài mà họ cảm thấy tâm đắc và thực hiện theo lộ trình đã đặt ra.

+ Yêu cầu các đề tài NCKH của giảng viên phải đảm bảo xác định đúng mục đích, đối tượng nghiên cứu cho phù hợp với nội dung chương trình đào tạo; kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn giúp giảng viên củng cố, trau dồi kiến thức, kỹ năng, đi vào từng lĩnh vực cụ thể; phạm vi địa bàn nghiên cứu khơng q rộng. Trong q trình thực hiện các đề tài NCKH, tính tiết kiệm về tài chính và thời gian đi lại cần phải được đảm bảo. Sau khi được giao đề tài nghiên cứu, các nhóm đề tài phải xây dựng kế hoạch và đề cương nghiên cứu. Trong đó phải thực hiện rõ mục đích, u cầu, nội dung, trình tự các cơng việc, thời gian, địa điểm khảo sát, thu thập số liệu… Định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện với đơn vị chủ trì, trao đổi, tranh thủ sự giúp đỡ của người hướng dẫn, chuyên gia để giải quyết những khó khăn, vướng mắc…

- Nhằm đánh giá đúng năng lực của giảng viên, Trường nên mời các nhà khoa học có chun mơn. Yếu tố này góp phần đánh giá năng lực NCKH của giảng viên một cách khách quan và minh bạch nhất.

Bên cạnh Hội đồng khoa học nhà trường có trách nhiệm thẩm định các cơng trình NCKH, sản phẩm NCKH, Trường có thể mời thêm các nhà khoa học có chun mơn từ Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và các Ban, Ngành Trung ương để tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng NCKH. Thơng

qua những góc nhìn cụ thể, khách quan, các nhà khoa học sẽ đánh giá đúng năng lực của những giảng viên đó.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần có những mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị liên quan để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hình thức sinh hoạt khoa học.

- Phịng Tổ chức Hành chính – Tư liệu xây dựng nguồn kinh phí phục vụ hoạt động NCKH hợp lý.

- Phịng QLĐT, BD-NCKH xây dựng kế hoạch NCKH có sự tương tác với kế hoạch giảng dạy, tránh trùng lặp giữa các nhiệm vụ.

3.2.5. Tăng cường đầu tư kinh phí và hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị

* Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Trong hoạt động NCKH, nguồn kinh phí và hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động NCKH là yếu tố hỗ trợ các hoạt động NCKH đạt chất lượng tốt nhất. Việc củng cố hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng với nguồn kinh phí hợp lý sẽ tạo ra sự hoàn thiện của hoạt động NCKH, đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong NCKH của giảng viên.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Tạo điều kiện cho công tác quản lý NCKH của giảng viên, Lãnh đạo Trường cần đầu tư kinh phí, xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất hiện đại đảm bảo nguồn thông tin tư liệu nhằm giúp giảng viên thuận lợi trong nghiên cứu. Để từ đó, mỗi giảng viên có thể tiếp cận được nhanh chóng với những nền khoa học tiên tiến, nâng cao chất lượng cơng trình NCKH. Cụ thể:

- Tăng cường đầu tư kinh phí cho hoạt động NCKH

Thực trạng hiện nay cho thấy, mức chi cho NCKH của Nhà trường so với các khoản chi khác là thấp, chưa tạo động lực cho cán bộ, giảng viên say

mê nghiên cứu khoa học. Vì thế, tăng cường kinh phí cho nghiên cứu là một yêu cầu bức thiết đối với Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ.

+ Các cấp lãnh đạo cần quán triệt sâu sắc chủ trương “đầu tư cho khoa học là đầu tư cho phát triển”, nghiên cứu khoa học là loại lao động trí tuệ đỉnh cao mà khơng phải ai cũng có thể làm được. Nhà trường cần xây dựng tiêu chí cụ thể để định lượng mức chi phù hợp với kết quả nghiên cứu của từng cơng trình, khuyến khích người nghiên cứu, tránh “cào bằng”.

+ Tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về cơ chế quản lý thu chi để có quy định, kế hoạch và phương án tài chính cụ thể của Trường phù hợp, ăn khớp với các văn bản quy định chế độ tài chính của Nhà nước. Hiện nay, ngoài những văn bản quy định về tài chính hiện hành, Nhà trường cần chủ động đề xuất tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng bàn bạc trao đổi với các sở, ban ngành liên quan như Sở Tài chính, Sở Khoa học – Cơng nghệ để thống nhất văn bản quy định về định mức chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học, tạo cơ sở pháp lý cụ thể, phù hợp hơn, xây dựng kế hoạch kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động NCKH: + Ngồi những hạng mục cơng trình đã hồn thành, đưa vào sử dụng, Trường cần hoàn thiện các hạng mục cơng trình đang được đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, cần có quy định cụ thể về việc sử dụng các cơng trình đã hồn thành: hệ thống thư viện điện tử, thư viện sách phục vụ bạn đọc trực tiếp, phòng học trực tuyến, phòng truyền thống…

+ Sửa chữa, nâng cấp các máy móc thiết bị đã có và mua mới thêm các đồ dùng, tài liệu sách báo cần thiết, cải tiến thủ tục bảo trì, bảo dưỡng sao cho thật thuận tiện cho người dùng.

+ Bên cạnh đó, các trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ NCKH, giáo trình, sách tham khảo và các tài liệu khác cũng có vai trị quan trọng. Chúng cung cấp nhiều thông tin, hỗ trợ phương pháp nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên.

+ Có biện pháp cụ thể để lưu trữ và cập nhật thông tin cần thiết. Nhà trường và văn phòng mỗi bộ phận cần lưu trữ các văn bản pháp quy, các quy định cụ thể, các kết quả hoạt động hàng năm vv... Trường cần tạo được một kho cơ sở dữ liệu để mọi người tiện khai thác sử dụng.

+ Phổ biến và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin NCKH và quản lý hoạt động NCKH. Song song với việc trang bị thêm, sửa chữa, bảo dưỡng nâng cấp máy móc, thiết bị, trường cần chú trọng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho giảng viên.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

Các cấp quản lý cần tìm hiểu, nắm vững cơ chế “xin-cho” từ nguồn kinh phí nhà nước đầu tư (nguồn ngân sách nhà nước), đảm bảo đúng quy định, quy trình.

Phịng Tổ chức Hành chính – Tư liệu chủ trương xin ý kiến Lãnh đạo Trường về việc Xây dựng quy định sử dụng các thiết bị, cơ sở vật chất.

Tóm lại, để đẩy mạnh các hoạt động NCKH của giảng viên, Lãnh đạo

Trường cùng các cấp quản lý cần thực hiện các giải pháp như: Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về NCKH; Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động NCKH; Xây dựng cơ chế động viên, khen thưởng gắn với công tác thi đua; Tổ chức nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên; Tăng cường đầu tư kinh phí và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị. Bên cạnh đó, Nhà trường cần quan tâm, tạo điều kiện cho các giảng viên (nhất là những giảng viên trẻ) cịn khó khăn, hạn chế về NCKH nhằm tạo ra sự đồng đều và hiệu quả hơn trong NCKH, đưa hoạt động NCKH song hành với hoạt động đào tạo để thực hiện tốt các chức năng của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 105)