Nghiên cứu viết bài Nội san của Trường và viết bài đăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 72)

2.2. Khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng

2.2.4. Nghiên cứu viết bài Nội san của Trường và viết bài đăng

chí của địa phương, trung ương và quốc tế

* Nghiên cứu viết bài Nội san của trường

Viết bài đăng Nội san (Lý luận và thực tiễn) là hoạt động NCKH quan trọng, thường xuyên của cán bộ, giảng xuyên của Trường, nhằm tổng kết, rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng nghiên cứu tổng hợp, gắn lý luận với thực tiễn. Nội dung chủ yếu của các số nội san tập trung vào nghiên cứu, trao đổi, phản ánh toàn diện kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và các hoạt động, lĩnh vực công tác của nhà trường, đồng thời gắn với những sự kiện quan trọng của đất nước, đặc biệt là các Nghị quyết mới của Đại hội Đảng toàn quốc.

Hàng năm, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh đã biên tập và cho phát hành 03 số Nội san Lý luận và thực tiễn. Từ 2015 - 2018, đã có 12 số nội san được phát hành (từ số 37 đến số 48) với tổng số 226 bài viết của đội ngũ giảng viên Trường.

Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng và xếp loại bài nội san của giảng viên Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh 4 năm 2015 – 2018

Năm Số bài Xếp loại A B C Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Năm 2015 63 25 39,7 27 42,9 11 17,4 Năm 2016 67 14 20,9 34 50,7 19 28,4 Năm 2017 44 13 29,2 22 50 9 20,5 Năm 2018 52 16 30,8 24 46,6 12 22,6 (Nguồn: Phòng QLĐT, BD-NCKH)

Theo số liệu tổng hợp được, trong số 226 bài viết có 68 bài (chiếm tỷ lệ 30,1%) được đánh giá xếp loại A; 107 bài (chiếm 47,3 %) xếp loại B và 51 bài (chiếm tỷ lệ 22,6 %) xếp loại C. Mặc dù các giảng viên rất tích cực, chủ động trong việc viết nội san hàng năm nhưng chất lượng chưa thực sự cao. Số lượng bài viết được đánh giá xếp loại A còn thấp (chưa đạt 1/3 tổng số bài). Số lượng bài xếp loại B và C còn cao (Xem bảng 2.4)

Qua số liệu thực tế 12 số nội san cho thấy, Nội san Lý luận & Thực tiễn của Trường vẫn còn tồn tại một số hạn chế về kết cấu. Cụ thể, số lượng bài viết trong mỗi chuyên mục chưa thực sự cân đối và tồn diện, ví dụ như: đề mục Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có tất cả là 69 bài (chiếm 23,9%). Tuy nhiên, các số 37, 39, 43 là 03 số nội san có ít bài về nội dung này nhất (chỉ có 02 bài). Với đề mục “Nghiên cứu - Trao đổi”, có tổng số 134 bài (chiếm 46,3%), song trong số nội san 47, đề mục này có tới 14 bài viết (chiếm 48,3% số lượng

tổng bài viết toàn số); các bài viết về đề mục Đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống cịn ít với 86 bài (chiếm 29,8%). Cá biệt là 2 đề mục “Quan họ Bắc Ninh – trường tồn và lan tỏa” và “Biển đảo Việt Nam” chúng ta đều phải phụ thuộc vào bài đặt của các cộng tác viên. (xem Phụ lục 1A).

Sự mất cân đối cịn thể hiện ở số lượng bài mang tính lý luận và số bài mang tính thực tiễn. Số bài mang tính thực tiễn có 102 bài (chiếm 41,6%), các bài mang tính lý luận là 124 bài (chiếm 54,9%) trên tổng số 226 bài viết qua 12 số nội san từ 2015-2018 (xem Phụ lục 2)

* Nghiên cứu viết bài đăng các báo, tạp chí của địa phương, trung ương và quốc tế

Ngoài viết bài đăng trên Nội san Lý luận và thực tiễn của Trường, một số giảng viên còn tham gia viết bài đăng các báo, tạp chí của địa phương (Báo Bắc Ninh, Tạp chí sinh hoạt chi bộ..) và Trung ương (Tạp chí Lý luận chính trị, Thơng tin cơng tác các trường chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí con số và Sự kiện của Tổng Cục Thống kê). Tuy nhiên, số lượng giảng viên tham gia viết bài và số lượng bài viết không nhiều, chủ yếu tập trung ở một số giảng viên đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình cơng tác, nắm bắt và hiểu rõ được nhiều vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn. Theo kết quả khảo sát, chưa có giảng viên nào tham gia viết bài đăng trên báo, tạp chí quốc tế; chỉ có 05 giảng viên cho biết đã từng tham gia viết bài đăng trên báo, tạp chí của trung ương (chiếm tỷ lệ 16,1%). Khi được phỏng vấn trực tiếp về nguyên nhân của việc chưa tham gia viết bài đăng trên các báo, tạp chí trung ương, quốc tế, nhiều giảng viên cho biết: do chưa có kỹ năng viết báo; chưa đủ khả năng đánh giá, phân tích các vấn đề, sự kiện mang tầm vĩ mơ; do chưa dành nhiều thời gian cho NCKH; do phải đảm nhận nhiều cơng việc; do năng lực cịn hạn chế... Thiết nghĩ, khi đã xác định được nguyên nhân của hạn chế ở đâu, các giảng viên cần phải có biện pháp để khắc phục nó, có như vậy mới nâng cao được kỹ năng cũng như chất lượng các bài viết, từ đó có thể tham gia nhiều hoạt động khoa học ngoài phạm vi Trường và địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)