Tổ chức triển khai kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 83)

2.3. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

2.3.3. Tổ chức triển khai kế hoạch

Bảng 2.6. Bảng phân công nhiệm vụ các đơn vị tổ chức triển khai kế hoạch NCKH

Phân công nhiệm vụ

Trưởng khoa Phó Trưởng khoa Giảng viên

- Dự thảo hoặc chỉ đạo xây dựng dự thảo nội dung kế hoạch, thông qua tập thể khoa để cán bộ, giảng viên góp ý bổ sung, điều chỉnh. - Trình Lãnh đạo trường xin ý kiến.

- Chỉ đạo chung và phối hợp với các phó khoa chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

- Căn cứ chức trách, nhiệm vụ và các mảng chuyên môn được phân công chủ động thực hiện,

- Tham mưu giúp trưởng khoa chỉ đạo thực hiện kế hoạch trong từng thời điểm cụ thể

- Căn cứ quy định về thực hiện nhiệm vụ NCKH đối với giảng viên để thực hiện bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng.

- Cá nhân tham gia đề tài khoa học của khoa căn cứ vào nhiệm vụ đã được hội đồng khoa học nhà trường phê duyệt để thực hiện

* Đối với các khoa

Kế hoạch sẽ khơng có giá trị, một khi khơng có sự phân cơng, giao nhiệm vụ cho từng mảng, bộ phận và từng cá nhân trong các đơn vị. Theo tác giả, việc phân công thực hiện nghĩa vụ NCKH tùy thuộc vào đặc thù công việc của từng khoa. Tuy vậy, cần gắn với những bộ phận sau đây:

* Đối với Phịng QLĐT, BD-NCKH

Là đơn vị chủ trì các hoạt động NCKH của Trường, Phịng QLĐT,BD- NCKH có trách nhiệm tổ chức triển khai kế hoạch NCKH của trường. Theo đó, quy trình tổ chức triển khai một số hoạt động NCKH ở Trường như sau:

- Đề tài khoa học cấp tỉnh: Thực hiện theo quy trình do cấp có thẩm

quyền quy định.

- Đề tài cấp cơ sở

Bước 1: Đề xuất nhiệm vụ Hàng năm, các khoa, phòng và cá nhân cán bộ, giảng viên căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Trường hoặc nhu cầu của đơn vị mình, đề xuất nhiệm vụ và gửi hồ sơ (theo mẫu) về Phòng QLĐT, BD-NCKH để tập hợp, xây dựng kế hoạch chung và tổ chức hội nghị tư vấn.

Căn cứ vào đề nghị của Hội đồng tư vấn, Hiệu trưởng quyết định phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học cấp cơ sở và định mức kinh phí thực hiện. Nếu trong trường hợp nhiệm vụ được ngân sách khoa học và công nghệ tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện, chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm hồn chỉnh hồ sơ theo hướng dẫn của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh. Hiệu trưởng ra quyết định phê duyệt nhiệm vụ và ký hợp đồng với Giám đốc Sở Khoa học và cơng nghệ sau khi có quyết định hỗ trợ kinh phí của Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ và báo cáo tiến độ. Sau khi có quyết định phê duyệt của Hiệu trưởng, chủ nhiệm đề tài tổ chức thực hiện theo đúng đề xuất đã được xét duyệt. Trong thời gian thực hiện, chủ nhiệm đề tài báo cáo tiến độ khi Hội đồng khoa học của Trường tiến hành kiểm tra giữa kỳ.

Trong hoạt động này, Phịng QLĐT, BD-NCKH có nhiệm vụ quan trọng, là cầu nối giữa các bên tham gia. Nếu như Hội đồng khoa học có trách nhiệm thẩm định, đánh giá chất lượng của các đề tài thì Phịng QLĐT, BD- NCKH có vai trị thúc đẩy hoạt động này một cách linh hoạt hơn. Nếu như Trưởng Phịng QLĐT, BD-NCKH có trách nhiệm chỉ đạo, điều chỉnh và bao qt chung thì Phó Trưởng Phịng QLĐT, BD-NCKH phụ trách hoạt động NCKH có trách nhiệm lên kế hoạch: lịch thẩm định, thời gian, địa điểm… một cách hợp lý nhất. Nội dung các đề tài nghiên cứu đều thực hiện theo quy định của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ln bám sát vào những vấn đề thiết thực, phù hợp và có giá trị vận dụng tốt cho cơng tác chuyên môn và giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH của Trường.

- Nghiên cứu viết bài tham gia hội thảo, viết bài nội san

Bài viết gửi hội thảo khoa học và đăng nội san của trường là những bài viết chưa được đăng trên bất kỳ báo, tạp chí nào khác, có độ dài tối đa là 04 trang A4 và định dạng theo hướng dẫn của Phòng QLĐT, BD-NCKH. Đối với các bài viết đăng Nội san và bài viết Hội thảo, Phòng QLĐT, BD-NCKH có trách nhiệm tổng hợp, liên hệ in ấn, phát hành.

Để được một cuốn Nội san hay các bài viết Hội thảo đạt chuẩn như mục tiêu đề ra trong kế hoạch hoạt động NCKH, Phòng QLĐT, BD-NCKH cần phối hợp chặt chẽ với các giảng viên, các tác giả có bài cũng như sự sắp xếp các bài viết hợp lý với các thành viên Hội đồng thẩm định (Hội đồng khoa học). Thông thường, mỗi bài viết Nội san thường có một chủ đề nhất định, ví dụ như: bài viết “Góp phần tìm hiểu về tiêu chí đánh giá chất lượng công chức cấp xã trong giai đoạn hiện nay” hướng đến nội dung hệ thống chính trị thì Phịng QLĐT, BD-NCKH sẽ chuyển đến Trưởng khoa Nhà nước - Pháp luật trong thành viên Hội đồng khoa học nhằm hợp lý hóa nội dung thẩm định; bài viết “Đảng Cộng sản Việt Nam- Đảng cách mạng và khoa học” sẽ được chuyển đến Trưởng khoa Xây dựng Đảng để thẩm định.

Khi được hỏi về thực trạng tổ chức, triển khai kế hoạch NCKH đối với giảng viên, có 2/31 giảng viên đánh giá “Rất hiệu quả” (chiếm tỷ lệ 6,6%); 10/31 giảng viên đánh giá “Hiệu quả” (chiếm 32,2%); ở mức “Bình thường” có 18 giảng viên đánh giá (58,1%); cá biệt, có 1 trường hợp cho rằng “không hiệu quả”. Điều này cho thấy, cịn nhiều vấn đề xung quanh cơng tác tổ chức tổ chức, triển khai kế hoạch. Còn nhiều vướng mắc xung quanh trách nhiệm và quyền hạn thực hiện nhiệm vụ tổ chức triển khai kế hoạch NCKH giữa các khoa chun mơn với Phịng QLĐT, BD-NCKH: thiếu sự liên lạc thống nhất và xuyên suốt do việc lập kế hoạch thực hiện chưa rõ ràng theo quy trình đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 83)