Mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học với đào đạo ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 36)

1.3. Vai trò của nghiên cứu khoa học trong Trƣờng Chính trị tỉnh

1.3.4. Mối quan hệ giữa nghiên cứu khoa học với đào đạo ở

Chính trị tỉnh

Hiện nay, trường Chính trị tỉnh có hai nhiệm vụ chính và quan trọng nhất, đó là: đào tạo và NCKH. Đây là hai hoạt động có mối liên hệ hưu cơ, hai nhiệm vụ cơ bản của giảng viên, trong đó việc giảng viên tích cực tham gia các hoạt động NCKH là một trong những nhiệm vụ quan trọng, bắt buộc, cần thiết để hướng đến nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của đội ngũ cán bộ, giảng viên… Ngược lại, công tác giảng dạy cũng phản ánh một phần kết quả của hoạt động NCKH.

Thực tiễn đã chứng minh, NCKH và đào tạo có mối liên hệ, gắn bó sâu sắc với nhau. Hoạt động đào tạo đặt ra yêu cầu cho mỗi giảng viên nhiệm vụ phải giải đáp những thỏa đáng các vấn đề lý luận và thực tiễn trong mỗi bài giảng mà người học địi hỏi. Vì vậy, để giải đáp được những thắc mắc, những câu hỏi của thực tiễn đặt ra, thì bắt buộc mỗi giảng viên phải tích cực NCKH. Bên cạnh đó, hoạt động NCKH không chỉ cung cấp thông tin cho mỗi bài giảng, mà còn củng cố những luận cứ, quan điểm cho mỗi bài giảng. NCKH tạo cơ sở, điều kiện, tiền đề nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp. Cụ thể, mỗi bài giảng cần có phương pháp giảng dạy thích hợp, kiến thức phong phú, đa dạng được tổng kết từ thực tiễn NCKH... Quá trình NCKH sẽ

góp phần củng cố kiến thức, kỹ năng của giảng viên, tác động sâu sắc vào mỗi bài giảng chính trị. Mơi trường giáo dục chính trị khơng đơn thuần là thầy giảng trò nghe, thầy hướng dẫn học viên thực hành, mà còn là mỗi học viên tự nghiên cứu, vận dụng vào lý luận thông qua sự hướng dẫn, sự trải nghiệm thực tế của người giảng viên. Theo quy định, trong chương trình đào tạo trung cấp LLCT, kết thúc khóa học, mỗi lớp đều phải thực hiện nhiệm vụ đi nghiên cứu thực tế. Đây là yêu cầu bắt buộc, bởi mỗi chuyến đi đó là sự vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn cơng việc. Những tình huống có vấn đề, những hoạt động nghiên cứu thực tế như vậy khơng chỉ làm tăng tính thực tiễn cho bài giảng mà củng cố vậy chất lượng đào tạo. Từ đó, có thể khẳng định rằng, cùng với hoạt động đào tạo, NCKH ở Trường Chính trị cũng là một tiêu chí đánh giá năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 36)