Xây dựng cơ chế động viên, khen thưởng gắn với công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 105)

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

3.2.3. Xây dựng cơ chế động viên, khen thưởng gắn với công tác

* Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Cơ chế động viên, khen thưởng trong hoạt động NCKH chiếm một vị trí quan trọng, góp phần thúc đẩy đội ngũ giảng viên thực hiện nhiệm vụ

NCKH. Công tác thi đua khen thưởng sẽ khẳng định vị trí xứng đáng của mỗi giảng viên, tạo động lực cho họ đầu tư thời gian, cơng sức, trí tuệ để tạo nên những sản phẩm, những cơng trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn, góp phần vào sự phát triển của nhà trường và xã hội.

* Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Thứ nhất, để có chế tài cụ thể về vấn đề này, Nhà trường cần lấy ý kiến

của tập thể cán bộ, giảng viên trong trường thông qua hội nghị cơng nhân viên chức đầu năm. Qua đó, có các chế tài cụ thể về cơ chế khen thưởng cũng như xử phạt đối với những hoạt động NCKH.

- Xây dựng cơ chế khen thưởng kịp thời, hợp lý trong quản lý hoạt động NCKH không chỉ là việc làm cần thiết để tăng thêm động lực, kích thích hứng thú, say mê hoạt động NCKH cho giảng viên mà cịn góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động NCKH và đảm bảo sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ cho mọi bộ phận và cá nhân trong đơn vị. Trong công tác xây dựng cơ chế khen thưởng, người phụ trách cần phải định rõ mức thưởng tương ứng với thành tích, quy mơ, cấp của các đề tài. Đặc biệt, phải khuyến khích đúng mức những đề tài có phạm vi tác dụng ảnh hưởng lớn đối với thực tiễn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và sự phát triển chung của Nhà trường. Hàng năm, công tác khen thưởng, nêu gương các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH cần được triển khai thực hiện. Đó là những hoạt động khen thưởng bằng tinh thần và vật chất được diễn ra trong hội nghị tổng kết hoạt động NCKH của Trường.

- Nhà trường cần xây dựng định mức khen thưởng theo tỷ lệ % hợp lý với kết quả cơng trình NCKH đó. Đặc biệt, phải khuyến khích đúng mức, kèm theo giải thưởng, mức thưởng những đề tài có phạm vi tác dụng ảnh hưởng lớn đối với thực tiễn, có kết quả nghiên cứu nổi bật hay cơng bố bài báo khoa học xuất sắc…

khác là thấp, chưa tạo động lực cho cán bộ, giảng viên say mê NCKH. Vì thế, tăng cường kinh phí cho nghiên cứu là một yêu cầu bức thiết đối với Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ. Các cấp lãnh đạo cần quán triệt sâu sắc chủ trương “đầu tư cho khoa học là đầu tư cho phát triển”, NCKH là loại lao động trí tuệ đỉnh cao mà khơng phải ai cũng có thể làm được. Vấn đề ở đây là phải tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về cơ chế quản lý thu chi để có quy định, kế hoạch và phương án tài chính cụ thể của Trường phù hợp, ăn khớp với các văn bản quy định chế độ tài chính của Nhà nước. Hiện nay, ngồi những văn bản quy định về tài chính hiện hành, Nhà trường cần chủ động đề xuất tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng bàn bạc trao đổi với các sở, ban ngành liên quan như Sở Tài chính, Sở Khoa học – Cơng nghệ để thống nhất văn bản quy định về định mức chi ngân sách cho hoạt động NCKH, tạo cơ sở pháp lý cụ thể, phù hợp hơn, xây dựng kế hoạch kinh phí cho hoạt động NCKH. Nhà trường cần xây dựng tiêu chí cụ thể để định lượng mức chi phù hợp với kết quả nghiên cứu của từng cơng trình, khuyến khích người nghiên cứu, tránh “cào bằng”. Đặc biệt cần xây dựng cơ chế khen thưởng rõ ràng, để giảng viên trong Trường có thêm động lực tham gia NCKH tích cực hơn.

- Bên cạnh đó, Trường phải có những hình thức kiểm điểm, phê bình nghiêm khắc đúng mức đối với giảng viên và bộ phận khơng hồn thành nhiệm vụ hoặc hồn thành với chất lượng cơng việc thấp do thiếu nỗ lực hay vì các nguyên nhân chủ quan khác.

Thứ hai, Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới hoạt động

NCKH, cần xác định đây là một nhiệm vụ của nhà trường để thực hiện các biện pháp vừa mang tính bắt bắt buộc, vừa mang tính khuyến khích nhằm định hướng cho giảng viên coi nghiên cứu khoa học là một tiêu chuẩn trong đánh giá, thi đua. Hiện nay, với nhiều trường Chính trị tỉnh, hoạt động NCKH là một tiêu chí bắt buộc để đánh giá các danh hiệu thi đua cuối năm: chiến sỹ thi đua, lao động tiên tiến... Do vậy, việc xây dựng một cơ chế khen thưởng

gắn với công tác thi đua là một biện pháp phù hợp mà các cấp quản lsy có thể áp dụng để yêu cầu giảng viên NCKH.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Lãnh đạo Trường cùng các cấp quản lý cần tích cực triển khai các quy định, quy chế về NCKH cũng như quy định về nghĩa vụ NCKH của giảng viên Trường Chính trị tỉnh. Bên cạnh đó, cần giám sát chất lượng NCKH một cách thường xuyên hơn.

- Lãnh đạo Trường chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện tốt các nội dung về định mức chi dành cho NCKH: đúng tiến độ, đánh giá đúng chất lượng NCKH... nhằm khích lệ giảng viên tiếp tục tham gia NCKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 105)