Kiểm tra, đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 88)

2.3. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

2.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả

Sau khi tiến hành triển khai tổ chức thực hiện, cần đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện. Nhiệm vụ này là sự phối hợp giữa Phòng QLĐT, BD- NCKH với hội đồng khoa học nhà trường. Nếu như nhiệm vụ tổng hợp, rà soát,kiểm tra do Phịng QLĐT,BD-NCKH thực hiện, thì Hội đồng khoa học nhà trường có trách nhiệm đánh giá các kết quả thực hiện về mặt nội dung.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả là quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng NCKH của mỗi giảng viên. Xuất phát từ những yêu cầu phải hoàn thành đảm bảo định mức số giờ khoa học của giảng viên mỗi năm theo quy định. Đó là quy định hoạt động NCKH hàng năm mà Trường đưa ra, nhằm phát huy hiệu quả hoạt động NCKH, gắn trách nhiệm NCKH với nghĩa vụ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người. Do vậy, sau khi tổ chức các hoạt động NCKH, Phòng QLĐT, BD-NCKH có nhiệm vụ tổng hợp kết quả và kiểm tra đánh giá nhằm đưa ra mức độ hoàn thành nghĩa vụ NCKH đối với mỗi giảng viên.

“Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh” (Ban hành kèm theo Quyết định số 560/QĐ-TCT ngày 01/12/2016 của Hiệu trưởng Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh) có nêu rõ đối tượng áp dụng; nguyên tắc tính định mức giờ chuẩn

NCKH của giảng viên; định mức nhiệm vụ NCKH của giảng viên; cách quy đổi giờ chuẩn đối với các hoạt động NCKH; quy trình triển khai một số hoạt động khoa học. Khi giảng viên không đủ định mức giờ chuẩn NCKH mà giảng dạy vượt định mức thì được lấy số giờ giảng dạy vượt định mức bù cho số giờ chuẩn NCKH để tính hồn thành định mức giờ chuẩn và tính thành tích thi đua. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động NCKH được Hiệu trưởng xét khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Nếu khơng có lý do chính đáng, cán bộ, giảng viên được xem là khơng hồn thành nhiệm vụ công tác năm và không được xét danh hiệu thi đua Trường hợp cán bộ, giảng viên khơng hồn thành định mức giờ chuẩn nghiên cứu khoa học thì số giờ còn thiếu bị trừ vào số giờ chuẩn giảng dạy đã thực hiện.

Tại Điều 18 của quy định này có đưa ra các mức xử lý đối với trường hợp giảng viên đã đăng ký hoặc được giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhưng không thực hiện phải làm báo cáo giải trình nêu rõ lý do. Trường hiện có 06 giảng viên chính (19,4%) và 25 giảng viên (80,6%). Theo quy định số 560, giảng viên phải đảm nhiệm 200 giờ chuẩn, giảng viên chính 240 giờ chuẩn, giảng viên cao cấp 280 giờ chuẩn. Dễ dàng suy luận rằng, giảng viên chính và giảng viên cao cấp là những người có nhiều năm cơng tác, có kinh nghiệm và năng lực tốt thì phải đảm nhận giờ NCKH nhiều hơn, đồng thời họ lại đảm nhiệm thêm các nhiệm vụ quản lý. Do vậy, giảng viên chính ln thừa giờ NCKH. Còn đối với những giảng viên thường, khi số giờ giảng của họ ít hơn thì bắt buộc họ phải phát huy khả năng NCKH thì mới có đủ giờ NCKH, nếu khơng muốn nói là khơng hồn thành nhiệm vụ.

Trong hoạt động này, không thể khơng nhắc đến vai trị của Hội đồng khoa học. Để có thể thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, thiết nghĩ mỗi cá nhân cũng cần thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của thành viên Hội đồng khoa học, chủ động hồn thành nhiệm vụ của mình một cách chất lượng và đúng thời gian quy định. Trong quá trình khảo sát, tác giả có nhắc đến tinh thần, trách nhiệm của

Hội động khoa học nhà trường trong quản lý hoạt động NCKH. Theo đó, có 15/31 giảng viên đánh giá tinh thần và trách nhiệm của Hội động khoa học là “Khách quan” (chiếm 48,4%), “Rất khách quan” chiếm tỷ lệ 25,8% (8/31 giảng viên). Song, vẫn cịn một số ít giảng viên đánh giá chưa cao về chất lượng hoạt động của Hội đồng khoa học (có 3 giảng viên đánh giá “Chưa khách quan” và 5 giảng viên đánh giá “Bình thường” (chiếm tỷ lệ lần lượt là 9,7% và 3,6%). Điều này cho thấy, hiệu quả hoạt động của Hội đồng khoa học chưa ổn định, vẫn cịn mang tính thời vụ. Đôi khi, một số thành viên trong Hội đồng khoa học còn đánh giá chất lượng của các cơng trình NCKH ở mức cảm tính, chưa có đánh giá khách quan về nội dung cũng như hiệu quả, tính thực tiễn của các sản phẩm NCKH của giảng viên.

Như vậy, ở một góc độ nào đó, cơng tác kiểm tra, đánh giá kết quả NCKH chưa thực sự đem lại hiệu quả. Ví dụ về việc viết bài Nội san của Trường, có nhiều trường hợp chưa đầu tư thực sự vào chất lượng bài viết, chỉ là cóp nhặt từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu hoạt động kiểm tra đánh giá của Hội đồng khoa học chưa sát sao thì các bài viết này vẫn có thể được đăng. Do vậy, chất lượng của các bài viết này chưa cao, không đem lại được nhiều giá trị thiết thực.

Đứng trước thực tế đó, địi hỏi bản thân mỗi cán bộ, giảng viên phải cố gắng rất nhiều trong việc nâng cao hơn chất lượng NCKH của bản thân để trước mắt là đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chuyên mơn, bên cạnh đó cũng là để giúp cho vị thế của Trường ngày càng được nâng cao hơn.

2.3.5. Tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn

Sau khi tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá kết quả NCKH, để hoạt động NCKH được hiện thực hóa, mỗi cán bộ quản lý cũng như người lãnh đạo cần tổ chức ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn. Đối với mỗi trường Chính trị tỉnh thì cơng tác này thực sự có tác động lớn, nâng cao hơn nữa vai trò của NCKH đối với mỗi giảng viên lý luận chính trị.

khi đó đã xác định rõ địa chỉ áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài. Điều này được thể hiện rõ tại kế hoạch NCKH, cụ thể hơn là những bản thuyết minh của các đề tài. Từ những kết quả NCKH, việc tổ chức ứng dụng kết quả NCKH vào tổ chức và hoạt động của Trường phải thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

- Tập hợp những cơng trình nghiên cứu, các sản phẩm NCKH: các đề tài khoa học, bài viết Nội san, bài viết Hội thảo, các hoạt động NCTT... Đánh giá những kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học đã được Hội đồng khoa học nghiệm thu đánh giá và khả năng áp dụng vào thực tiễn.

- Trên cơ sở nhiệm vụ chính trị của Trường ở từng giai đoạn, nhà quản lý phân tích những vấn đề cần phải đổi mới, hoàn thiện về tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, những vấn đề về chất lượng, hiệu quả hoạt động NCKH để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra trong những giai đoạn tiếp theo. Từ đó phân tích và đề ra định hướng cho sự đổi mới, hồn thiện đó, đề ra giải pháp cụ thể để thực hiện định hướng nêu trên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tác giả nhận thấy trong 4 năm qua, công tác tổ chức ứng dụng các kết quả NCKH vào thực tiễn hoạt động của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh đang tồn tại một số mặt hạn chế như sau:

Một là, chất lượng nghiên cứu các đề tài khoa học còn hạn chế. Hiệu

quả ứng dụng kết quả nghiên cứu phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng nghiên cứu. Trong khi đó, nhiều đề tài triển khai nghiên cứu chậm, một số đề tài cịn khơng đáp ứng được về mặt thời gian nghiên cứu, điều này dẫn đến việc nghiệm thu các đề tài còn vội vàng, chất lượng các đề tài chưa cao; giá trị khoa học của các đề tài chưa tốt, Nhiều đề tài còn đưa ra những kiến nghị, giải pháp chung chung, dẫn đến tính khả thi thấp. Các đề tài có giá trị ứng dụng cao còn chưa nhiều.

Hai là, việc ứng dụng kết quả nghiên cứu còn chưa sâu rộng. Việc phối

quả nghiên cứu lên phương tiện thông tin của ngành chưa có cơ chế phối hợp và chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Trường đã có trang website riêng về các hoạt động của Trường. Theo quy định, sau khi kết quả NCKH thu về được những sản phẩm như: Nội san, đề tài khoa học được nghiệm thu, cơng trình nghiên cứu cá nhân, ấn phẩm sách sau mỗi cuộc hội thảo… thì mỗi tác giả phải chuyển thành phẩm của mình lên trang webite (thơng qua Phịng Tổ chức Hành chính – Tư liệu). Tuy nhiên, nhiều giảng viên, chủ nhiệm đề tài chưa thực hiện được nhiệm vụ này. Khi được hỏi trực tiếp về nguyên nhân nhiều tác giả chưa thực hiện nhiệm vụ chuyển các sản phẩm NCKH lên phịng Tổ chức Hành chính – Tư liệu, các giảng viên cho biết: do phải đảm nhiệm nhiều công việc, do chất lượng các bài viết chưa được đầu tư cao, quá trình chuyển giao sản phẩm NCKH cịn gặp nhiều khó khăn về chất lượng đường chuyền (mạng Internet), bộ phận tiếp nhận còn thiếu thời gian xử lý, nhà Trường chưa xây dựng quy định về việc xử lý những trường hợp không chuyển giao công nghệ lên trang website, do đó cịn nhiều giảng viên “bỏ qua” nhiệm vụ này.

Trên trang Website của Trường hiện nay, ngồi lịch giảng, thơng tin về các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường được Phịng QLĐT, BD-NCKH đưa lên, rất ít tin bài có nội dung về hoạt động NCKH như: kinh nghiệm giảng dạy, đề tài khoa học, các bài viết nội san… của giảng viên.

Để có được nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò, tác dụng của việc ứng dụng kết quả NCKH vào thực tiễn hoạt động của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh không phải là công việc của một người hay một tổ chức. Mỗi giảng viên – người trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ NCKH cần nâng cao ý thức về việc ứng dụng các kết quả NCKH vào thực tiễn. Nếu không tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu thì những kết quả NCKH có giá trị sẽ khơng được đưa vào áp dụng trong thực tiễn, dẫn đến trí tuệ, chất xám bị lãng phí, kinh phí đầu tư khơng hiệu quả. Đồng thời, công tác NCKH sẽ

khơng phát huy vai trị, cũng như có những đóng góp nhất định trong sự phát triển chung của Trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 83 - 88)