Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Theo các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý thì khái niệm quản lý bao gồm 3 yếu tố chính là: Chủ thể, khách thể và mục tiêu của hoạt động quản lý. Đồng thời khẳng định rằng: Quản lý là một hoạt động mà trong đó con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý.

Hai nhà khoa học Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì đưa ra như sau: “Quản lý là dạng hoạt động có định hướng, chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức. Hoạt động này cịn là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các hoạt động của khách thể quản lý, nhằm đạt tới mục đích đúng với ý chí của nhà quản lý, phù hợp với quy luật của khách quan” [27].

Quản lý được thực hiện thông qua các chức năng cơ bản của quản lý. Qua đó, chức năng của quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý. Đó là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong q trình quản lý và nó gồm 4 hoạt động:

- Kế hoạch hóa: là việc chủ thể quản lý dựa trên những thông tin về luật pháp, chính sách và các quy định của xã hội đối với lĩnh vực hoạt động của tổ chức (trong đó có chức năng và nhiệm vụ của tổ chức), về năng lực của bộ máy tổ chức và nhân sự của tổ chức, về nguồn tài lực và vật lực của tổ chức, về môi trường hoạt động của tổ chức;… để vạch ra mục tiêu, dự kiến nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực), phân bổ thời gian, huy động các phương tiện và đề xuất các biện pháp thực hiện mục tiêu.

- Tổ chức: là việc chủ thể quản lý thiết lập cấu trúc bộ máy, bố trí nhân lực và cơ chế hoạt động; đồng thời ấn định chức năng, nhiệm vụ cho các bộ phận và cá nhân; huy động sắp xếp và phân bổ nguồn lực nhằm thực hiện đúng kế hoạch dạy học đã có.

- Chỉ đạo: là việc chủ thể quản lý hướng dẫn công việc, liên kết, liên hệ, động viên, kích thích, giám sát các bộ phận mà mọi cá nhân thực hiện kế hoạch hoạt động theo dụng ý đã xác định trong bước tổ chức.

- Kiểm tra: là việc chủ thể quản lý theo dõi và đánh giá các hoạt động của tổ chức bằng nhiều phương pháp và hình thức (Trực tiếp hoặc gián tiếp, thường xuyên hoặc định kỳ…).

Qua đó, chức năng của quản lý nói chung và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học nói riêng là một trong những vấn đề cơ bản của lý luận quản lý và giữ vai trò trọng yếu trong thực tiễn quản lý. Đây là cơ sở đảm bảo cho hệ thống được quản lý một cách hiệu quả nhất.

Quản lý hoạt động NCKH là q trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý (các đơn vị quản lý hoạt động NCKH: cơ quan, trường học, bệnh viện…) tác động lên các đối tượng quản lý (các nhà khoa học, giảng viên…) bằng các chương trình, kế hoạch, điều phối, can thiệp, huy động, giúp đỡ, điều chỉnh, kiểm tra nhằm đạt được những mục đích của tổ chức.

Quản lý hoạt động NCKH được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Trong sơ đồ:

- Khách thể quản lý: Các đối tượng được quản lý: các nhà khoa học, giảng viên

- Công cụ quản lý: Các quyết định quản lý, thông tin quản lý

- Phương pháp quản lý: Thơng qua các chương trình, kế hoạch, điều phối, can thiệp, huy động, giúp đỡ, điều chỉnh, kiểm tra

- Mục đích quản lý: Là trạng thái được xác định trong tương lai của đối tượng quản lý.

- Chủ thể quản lý: Có thể là một cá nhân, một nhóm, một tổ chức, các đơn vị quản lý khoa học, cơ quan, trường học…

Cơng cụ quản lý Mục đích Đối tượng, khách thể quản lý Chủ thể quản lý Phương pháp quản lý

Quản lý hoạt động NCKH là một phần nội dung của quản lý Khoa học công nghệ, với đối tượng là công tác NCKH và những hoạt động triển khai công nghệ, thường bao gồm những hoạt động quản lý như kế hoạch nghiên cứu, nghiên cứu đề tài, triển khai kết quả NCKH…

Quản lý hoạt động NCKH trong đơn vị, cơ sở giáo dục là quá trình định hướng tổ chức, chỉ đạo và điều khiển, theo dõi đánh giá thực hiện hoạt động NCKH trong phạm vi tổ chức. Bên cạnh đó, cần sử dụng các biện pháp quản lý để tác động nhằm tăng cường hiệu quả, chất lượng NCKH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 28)