Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 113 - 140)

* Mục đích khảo nghiệm

Tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV các trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ, tỉnh Bắc Ninh về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

* Nội dung khảo nghiệm

Để có cơ sở đánh giá bước đầu về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong luận văn, tác giả đã tiến hành Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý và các chuyên gia (Mẫu phiếu tại Phụ lục)

* Đối tượng khảo nghiệm

Đối tượng thăm dò gồm: 26 người (Trong đó có 23 cán bộ quản lý và 3 cán bộ, giảng viên có nhiều năm kinh nghiệm (>10 năm) trong công tác NCKH.

* Phương pháp khảo nghiệm

- Phương pháp đánh giá: định lượng theo tỷ lệ % và phương pháp cho điểm

- Phiếu đánh giá mức độ cần thiết và khả thi ở có 3 mức độ: Rất cần thiết, Rất khả thi: 3 điểm; Cần thiết, khả thi: 2 điểm; Không cần thiết, không khả thi: 1

Mức độ biểu hiện Sự rất cần thiết và tính khả thi cao: 2< X <3 Mức độ biểu hiện Sự cần thiết và tính khả thi trung bình: 1 < X < 2 Mức độ biểu hiện Sự ít cần thiết và tính khả thi thấp: 0< X <1

Trong đó: X : Điểm trung bình (Điểm trung bình trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức số lượng nào đó của tổng thể đồng chất bao gồm nhiều đơn vị cùng loại. Điểm trung bình phản ánh mức độ trung bình của hiện tượng, đồng thời so sánh hai (hay nhiều) tổng thể hiện tượng nghiên cứu cùng loại khơng có cùng quy mơ)

Sử dụng cơng thức tính điểm trung bình:

k i i i n X K X n   

Trong đó: X: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá

Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý và chuyên gia về mức độ cần thiết của các biện pháp TT Tên biện pháp Mức độ cần thiết X Thứ bậc Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết SL % SL % SL % 1

Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về NCKH

0 0.0 7 26.9 19 73.1 2.73 3

2 Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt

động NCKH 0 0.0 5 19.2 21 80.8 2.81 1

3

Xây dựng cơ chế động viên, khen

thưởng gắn với công tác thi đua 0 0.0 10 38.5 16 61.5 2.62 4 4 Tổ chức nâng cao năng lực nghiên

cứu khoa học cho giảng viên 0 0.0 6 23.1 20 76.9 2.76 2 5

Tăng cường đầu tư kinh phí và hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị

0 0.0 11 42.3 15 57.7 2.57 5

Trung bình 2,70

Ghi chú:X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 3); SL: Số lượng; %: Phần trăm

Qua kết quả khảo sát cho thấy, cả 5 biện pháp đều được đánh giá ở mức độ cần thiết cao, khơng có biện pháp nào được đánh giá là khơng cần thiết. Điểm đánh giá trung bình của cả 5 biện pháp là X = 2,70, điều đó thể hiện các biện pháp trong đề tài là rất cần thiết. Biện pháp số 2 được đánh giá ở mức độ cần thiết nhất X = 2,81 xếp thứ bậc 1/5 thể hiện đúng tầm quan trọng của việc hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động NCKH ở Trường Chính trị. Bên cạnh đó, biện pháp tăng cường đầu tư kinh phí và hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị được đánh giá ở mức độ cần thiết thấp nhất với điểm trung bình X = 2,57. 5/5 biện pháp đề xuất (chiếm tỷ lệ 100%) đều đạt điểm trung bình X > 2,5 biểu hiện các biện pháp đề xuất là rất cần thiết.

Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ quản lý và chuyên gia về tính khả thi của các biện pháp STT Tên biện pháp Mức độ khả thi X Thứ bậc Không khả thi Khả thi Rất khả thi SL % SL % SL % 1

Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về NCKH

3 11.5 11 42.3 12 46.2 2.34 4

2 Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt

động NCKH 3 11.5 6 23.1 17 65.4 2.54 2

3 Xây dựng cơ chế động viên, khen

thưởng gắn với công tác thi đua 3 11.5 10 38.5 13 50.0 2.38 3 4

Tổ chức nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên

1 3.8 8 30.8 17 65.4 2.62 1

5

Tăng cường đầu tư kinh phí và hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị

2 7.7 15 57.7 9 34.6 2.26 5

Trung bình 2,43

Ghi chú:X: Điểm trung bình (1 ≤ X≤ 3); SL: Số lượng; %: Phần trăm

Từ những số liệu trên cho thấy, các ý kiến đánh giá cao về tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Điểm trung bình của 5 biện pháp X = 2,43,

thể hiện các biện pháp được đề xuất trong đề tài rất khả thi. Biện pháp Tổ chức nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên được đánh giá là khả thi nhất X =2,62, xếp thứ bậc 1/5, thể hiện đúng vai trò quan trọng của bộ

phận chỉ đạo hoạt động NCKH. Theo ý kiến từ phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp, biện pháp Tăng cường đầu tư kinh phí và hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị được đánh giá tính khả thi thấp nhất với điểm trung bình X

trường chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm,mà nguồn tài chính chi các hoạt động khác, nhất là hoạt động giảng dạy lại chiếm số lượng lớn hàng năm. Bên cạnh đó, việc hồn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ NCKH vẫn còn gặp nhiều vướng mắc ở các quy định, quy trình thực hiện. 5/5 biện pháp (chiếm tỷ lệ 100%) các biện pháp đều đạt điểm trung bình X > 2,00,biểu hiện các biện pháp đề xuất có tính khả thi cao.

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

TT Tên biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi X Thứ bậc X Thứ bậc

1 Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức

cho cán bộ quản lý và giảng viên về NCKH 2.73 3 2.34 4 2 Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động NCKH 2.81 1 2.54 2 3 Xây dựng cơ chế động viên, khen thưởng gắn với

công tác thi đua 2.62 4 2.38 3

4 Tổ chức nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho

giảng viên 2.76 2 2.62 1

5 Tăng cường đầu tư kinh phí và hồn thiện hệ thống

cơ sở vật chất, trang thiết bị 2.57 5 2.26 5

Như vậy, những biện pháp mà tác giả nêu trên rất phù hợp với tình hình quản lý hoạt động NCKH của giảng viên Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh. Việc đưa ra các nhóm biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động NCKH của giảng viên là hết sức cần thiết, nhằm khắc phục những hạn chế và bất cập trong hiệu quả quản lý hoạt động NCKH trước đó.

Với kết quả thu được qua phiếu khảo sát chứng tỏ hệ thống biện pháp mà tác giả đề xuất là phù hợp, có khả năng thực hiện cao. Tuy nhiên, để các biện pháp trên thực sự là cách làm hiệu quả đối với cơng tác quản lý, cần phải có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong trường, giữa Trường với các đơn vị khác trong tình hình hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Tác giả đề tài đã tiến hành xây dựng hệ thống các biện pháp dựa trên các nguyên tắc: Đảm bảo tính khoa học, Đảm bảo tính tự giáo dục, Đảm bảo tính thực tiễn (khả thi), Đảm bảo tính tự giác, tích cực và sáng tạo. Việc đảm bảo được các nguyên tắc này sẽ hoàn thiện chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Qua quá trình nghiên cứu vấn đề, tác giả đã mạnh dạn đề ra 5 biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Trường là: Tăng cường công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giảng viên về nghiên cứu khoa học; Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; Xây dựng cơ chế động viên, khen thưởng gắn với công tác thi đua; Tổ chức nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho giảng viên; Tăng cường đầu tư kinh phí và hồn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị.

Nhóm 5 biện pháp nêu trên không chỉ cho thấy điểm tồn tại cũng như hạn chế, những bất cập của quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường: hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học là chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Trường, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học còn hạn chế... mà còn chỉ ra phương thức khắc phục những tồn tại đó và phát huy những lợi thế vốn có.

Nhóm các biện pháp lại có mối quan hệ biến chứng, tác động và hỗ trợ lẫn nhau; chúng không tách rời nhau và chỉ thực sự phát huy hiệu quả cao nhất khi được các cấp quản lý, giảng viên và các bên liên quan thực hiện một cách đồng bộ. Các biện pháp mà đề tài hướng đến đều được cụ thể hóa về mục đích, nội dung cách thức và điều kiện thực hiện. Do vậy, mỗi biện pháp nêu trên đều có cơ sở để thực hiện. Các biện pháp đã được khảo nghiệm tính cần thiết, mức độ khả thi và qua khảo sát, các biện pháp này có độ tin cậy nhất định.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học đối với giảng viên càng có ý nghĩa thiết thực hơn, bởi hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên là một hoạt động rất quan trọng trong việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Đây cũng là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện cơ bản để thực hiện hóa mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực; đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện mục tiêu: đến những năm 20 của thế kỷ XXI, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong bối cảnh hội nhập tồn cầu hiện nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi cơng việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [31]. Thấm nhuần lời dạy của Người, ngày nay, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh đã, đang và sẽ làm tốt những nhiệm vụ được giao, ngày càng khẳng định uy tín và vị thế của một Trường Chính trị tỉnh. Trong suốt 62 năm qua, Trường khơng chỉ góp phần khơng nhỏ trong tiến trình xây dựng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội mà cịn giữ vai trị ổn định chính trị, giữ vững quốc phịng – an ninh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Để xứng đáng với ngôi trường mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, trong sự phát triển của mình, Trường ln chú trọng đến cơng tác bồi dưỡng, chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường, nhất là trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ

không thể thiếu đối với người giảng viên, một trong những mục đích quan trọng của nghiên cứu khoa học là phục vụ trực tiếp cho chuyên ngành mà giảng viên đang đảm nhiệm. Trong nhiều năm qua, các giảng viên của trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh đã ln tích cực, trăn trở, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, cập nhật thông tin, tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, từ thực tiễn sinh động của đời sống chính trị xã hội trong nước, thế giới và của tỉnh để có những bài giảng, tiết giảng trên lớp có chất lượng. Đó chính là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, tự giác và trách nhiệm của mỗi giảng viên và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Đồng thời, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên là cơ sở cần thiết để cán bộ quản lý tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Đối với giảng viên, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vừa là quyền lợi cũng là trách nhiệm. Mỗi giảng viên cần tích cực, chủ động thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ góp phần nâng cao năng lực tư duy, khả năng giải quyết những vấn đề thực tiến đặt ra, nâng cao uy tín của giảng viên.

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các Trường chính trị cấp tỉnh nói chung, Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ nói riêng, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường, địi hỏi cơng tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học cần phải không ngừng được đổi mới nhằm nâng cao chất lượng và số lượng các sản phẩm nghiên cứu. Đặc biệt là các sản phẩm nghiên cứu khoa học phải được vận dụng thiết thực vào phục vụ cho nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng đội ngũ giảng viên. Đồng thời, để quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học thực sự có chuyển biến tích cực, đóng vai trị quan trọng, góp phần vào tổng thể nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ở Trường trong thời gian tới thì cần phải có bước phát triển mới, khơng chỉ trong nhận thức, mà phải được chuyển hoá bằng hành động từ mỗi cá nhân, mỗi khoa, phòng và cả với học viên tham gia các lớp học tại Trường.

Nhiệm vụ đào tạo tạo, bồi dưỡng của Trường ngày càng mở rộng về quy mô, đối tượng học viên tham gia học tập ngày càng có trình độ cao. Vì vậy, cơng tác giảng dạy của giảng viên càng phải địi hỏi nâng cao trình độ về mọi mặt. Nếu giảng viên khơng tích cực, tự giác và nhiệt tình trong q trình trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy và hoạt động nghiên cứu khoa học thì khó có thể đáp ứng được những yêu cầu trong công tác giảng dạy hiện nay.

Muốn quản lý tốt phải phát huy tối đa mọi nguồn lực, thực hiện đầy đủ và đồng bộ các chức năng quản lý một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của nhà trường để đưa lại kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học tốt nhất của cán bộ, giảng viên.

Bên cạnh đó, để quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh được quản lý có hiệu quả, rất cần sự quan tâm, giúp đỡ của Lãnh đạo Trường, Hội đồng khoa học nhà trường và nhiều bộ phận liên quan. Vì vậy, bộ phận tham mưu của hoạt động nghiên cứu khoa học là Phòng Quản lý đào tạo, bồi dưỡng – nghiên cứu khoa học cần có những kiến nghị, đề xuất với Lãnh đạo Trường và những đơn vị liên quan về hoạt động nghiên cứu khoa học: tổ chức tiến hành rà soát chất lượng giảng viên; tham mưu kế hoạch tổ chức các hoạt động NCKH, phối hợp với Phịng Tổ chức Hành chính Tư liệu chuẩn bị cơ sở vật chất tốt phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học ….

Đề tài luận văn “Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay” mong muốn bước đầu đề xuất được một số biện pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 113 - 140)