Nghiên cứu thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 75)

2.2. Khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng

2.2.5. Nghiên cứu thực tế

Đối với giảng dạy LLCT, NCTT được coi là lĩnh vực giáo dục có tính đặc thù, bởi trong mỗi bài giảng, giảng viên cần phải biết liên hệ thực tiễn, để làm rõ cơ sở lý luận, đồng thời định hướng cho người học biết vận dụng kiến thức lý luận để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quá trình cơng tác. Hoạt động NCTT góp phần giúp giảng viên thực hiện được yêu cầu trên. NCTT là quá trình tìm hiểu, khảo sát, điều tra thực tế về những biểu hiện, ảnh hưởng, tác động của lý luận vào đời sống thực tiễn; từ đó, góp phần nâng cao hiểu biết và góp phần trở lại bổ sung, phát triển lý luận.

Do đó, hoạt động này có vai trị hết sức quan trọng đối với giảng viên các Trường chính trị tỉnh. Hầu hết các giảng viên đã có tinh thần chủ động, tích cực trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện đi NCTT ở cơ sở. Các giảng viên cơ bản hoàn thành quy định đi NCTT (15lượt/người/năm).

Có 02 hình thức tổ chức đi NCTT là: Đi thực tế tại các đơn vị ngoài tỉnh do Trường tổ chức; do khoa, phòng tổ chức đi NCTT tại cơ sở trong tỉnh. Ngồi các hình thức nêu trên, một số giảng viên của các khoa tham gia hình thức NCTT do Trường tổ chức cho học viên ở các lớp đi NCTT, đây là một hoạt động trong chương trình đào tạo Trung cấp LLCT.

Qua khảo sát, có 29/31 giảng viên (chiếm tỷ lệ 93,5%) được lấy phiếu hỏi cho biết đã từng tham gia NCTT (01 giảng viên chưa tham gia do mới được tuyển dụng, 01 do sức khỏe)

Biểu đồ 2.1. Thống kê tình hình tham gia NCTT của giảng viên

* NCTT tại các đơn vị ngoài tỉnh do Trường tổ chức

- Thành phần tham gia: Lãnh đạo Trường, toàn thể cán bộ, giảng viên của 1 khoa có nội dung đăng ký đi NCTT.

- Nội dung: Tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác giảng dạy, quản lý học viên; Tham quan cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng, các địa điểm văn hóa và các mơ hình điểm thực hiện chủ trương, chính sách mới của Đảng và nhà nước.

Theo số liệu thống kê trong 4 năm (2015-2018) Trường tổ chức được 04 cuộc đi NCTT tại các đơn vị ngồi tỉnh (Trung bình mỗi năm 1 lần). Qua khảo sát 25/31 giảng viên tham gia hình thức nghiên cứu thực tế ở cơ sở do khoa tổ chức chiếm tỷ lệ 80,6%.

* NCTT do các khoa tổ chức đi NCTT tại cơ sở trong tỉnh

- Đối tượng tham gia gồm giảng viên và giảng viên kiêm chức của khoa. - Địa điểm NCTT: Thực tế hiện nay, việc liên hệ địa điểm để đến NCTT ở các khoa tập trung chủ yếu vào các loại hình tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền, đồn thể ở xã, phường, thị trấn. Chưa có nhiều các đợt NCTT ở loại hình doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sự nghiệp. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nắm bắt thông tin một cách phong phú, đa dạng của giảng viên, nhất là đối với giảng viên trẻ.

Theo khảo sát, trong 4 năm (2015-2018), các khoa đã đăng ký 32 đợt đi NCTT, nhưng chỉ thực hiện được 31 đợt, đạt tỷ lệ 96,9% theo kế hoạch đã đăng ký, với gần 180 lượt giảng viên tham gia; qua khảo sát, 26/ 31 giảng viên tham gia hình thức NCTT ở cơ sở do khoa tổ chức chiếm tỷ lệ 83,9%.

Bảng 2.4. Thống kê hình thức tham gia NCTT của giảng viên

Tổng số phiếu KS

Đã tham gia

đi NCTT Chƣa tham gia đi NCTT

Hình thức tham gia NCTT

Trường tổ chức Khoa tổ chức

SL % SL % SL % SL %

31 29 93,5 01 3,2 25 80,6 26 83,9

Theo số liệu thống kê, trong 4 năm (2015-2018) với 32 đợt NCTT đã có 31 đợt các Khoa tổ chức tại cơ sở xã, phường (thị trấn); có 01 lần Khoa Xây dựng Đảng tổ chức thực tế tại các Đảng bộ doanh nghiệp (Đảng bộ Công ty cổ phần tập đồn Hanaka) và các cơ quan, đơn vị chun mơn (ví dụ: các Ban xây dựng Đảng, các sở ban ngành, đồn thể). Nhìn chung việc lựa chọn địa điểm NCTT của các Khoa như vậy là phù hợp với đối tượng đào tạo, bồi dưỡng, song nó cũng thể hiện sự khó khăn trong q trình liên hệ địa điểm NCTT ở các loại hình doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị chuyên môn khác.

Nội dung NCTT của giảng viên của các khoa xác định tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến chuyên môn giảng dạy, như: Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng an ninh; Các chủ trương lãnh đạo của cấp ủy và biện pháp quản lý của chính quyền trên các mặt của đời sống xã hội; Kinh nghiệm giải quyết các vấn đề bức xúc tại địa phương, cơ sở; Về công tác xây dựng đảng, xây dựng chính quyền và các đồn thể nhân dân; Những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện vai trị lãnh đạo của tổ chức đảng, vai trò quản lý, điều hành của chính quyền và hoạt động của các tổ chức đoàn thể...

Tuy nhiên, trong những nội dung NCTT của các khoa đã thực hiện trong 4 năm (2015-2018) vẫn còn tồn tạo một số hạn chế như:

- Phần nội dung về việc thực hiện các kỹ năng, nghiệp vụ cơng tác Đảng, chính quyền, đồn thể ở địa phương, cơ sở chưa được chú ý, tập trung tìm hiểu.

- Thời gian tiến hành NCTT do các khoa tổ chức hầu hết chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 1 ngày/1 đợt đi NCTT. Việc xác định thời gian nghiên cứu như vậy có thể giải quyết được vấn đề dung hịa giữa lịch cơng tác của các khoa và của cơ sở, song chưa thực sự đáp ứng được đủ quỹ thời gian cần thiết để giảng viên có thể tìm hiểu đúng và sâu sắc về các nội dung thực tế đã dự kiến.

* NCTT theo chương trình đào tạo Trung cấp LLCT

Trong những năm qua, ở Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh, các Khoa chuyên môn đã tổ chức đưa học viên các lớp Trung cấp LLCT đi NCTT.

Về nội dung NCTT: Tìm hiểu về tình hình kinh tế, xã hội; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tìm hiểu mơ hình kinh tế trang trại; tình hình tơn giáo, tín ngưỡng và biện pháp quản lý các hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng của địa phương, cơ sở; việc triển khai, tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân ở nơi đồn đến thực tế; tìm hiểu biện pháp quản lý hành chính cơng của bộ máy chính quyền địa phương; tìm hiểu việc quản lý theo quy định của pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng...

Các nội dung NCTT như các khoa đã xác định và lựa chọn như vậy là phù hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo Trung cấp LLCT- HC. Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2015-2018, các khoa đã tổ chức được 13 đợt đi NCTT, với gần 900 lượt học viên tham gia. Trong đó có hơn 30 giảng viên (chiếm 96,8%) của 4 khoa thực hiện việc trực tiếp hướng dẫn nội dung nghiên cứu cho học viên. Ngoài ra, căn cứ vào điều kiện thực tế nếu như các lớp không tổ chức đi nghiên cứu thực tế theo đồn thì học viên phải chủ động đi nghiên cứu tìm hiểu. Cả hai hình thức nêu trên sau khi kết thúc đợt đi NCTT học viên đều phải viết bài thu hoạch nộp về khoa để đánh giá, nhận xét.

Thông qua các đợt hướng dẫn học viên đi NCTT giúp cho đội ngũ giảng viên có điều kiện tìm hiểu, bổ sung những kiến thức, hiểu biết về những vấn đề của thực tiễn liên quan trực tiếp đến chuyên môn giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường chính trị nguyễn văn cừ tỉnh bắc ninh trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)